- Tỉ lệ Hạt/bắp (%)
4.3.2. Ảnh hưởng của các chế phẩmxử lý hạt đến sinh trưởng, phát triển và n ăng suất của giống đậu tương ĐT
a) Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến tỉ lệ mọc mầm và thời gian từ gieo đến mọc của giống đậu tương ĐT 26
Thời gian từ gieo đến mọc và tỷ lệ mọc mầm của các giống phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưđặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, chất lượng bảo quản, kỹ thuật gieo trồng. Kết quả theo dõi chỉ tiêu này trên giống ĐT 26 được chúng tôi trình bày trong bảng 4.18.
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến thời gian và tỷ lệ mọc mầm của giống đậu tương ĐT 26
Công thức Thời gian gieo – mọc (ngày) Tỷ lệ nảy mầm (%)
Actara 6 84
Cruiser,Plus 6 91
ExceleriteTM 7 85
Nano Bạc N200 6 90
Đối chứng 7 81
Qua bảng 4.18 cho thấy tỉ lệ mọc của các công thức thí nghiệm khá cao, trong đó 2 công thức có tỷ lệ nảy mầm đạt trên 90% là Cruiser Plus và Nano Bạc N200. Hai công thức có tỉ lệ nảy mầm thấp nhất là Actara (chỉ đạt 84 %) và ExceleriteTM (chỉđạt 85%). Thấp nhất là công thức đối chứng (81%)
Giai đoạn mọc mầm là giai đoạn đầu tiên đánh dấu sự sống của hạt, giai
đoạn này cây rất mẫn cảm với điều kiện tự nhiên vì cây hoàn toàn sống nhờ
vào dinh dưỡng của phôi hạt. Thời gian từ gieo đến mọc nhanh thì cây con sẽ
khỏe tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây sau này.
Cũng bảng 4.18 cho thấy thời gian nảy mầm của các công thức tham gia thí nghiệm dao động khoảng từ 6-7 ngày. Trong đó có công thức ExceleriteTM và đối chứng có thời gian nảy mầm là 7 ngày. Các công thức còn lại có thời gian nảy mầm chỉ 6 ngày
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63
b) Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến thời gian sinh trưởng của giống đậu tương ĐT 26
Để đánh giá chu kỳ sinh trưởng của đậu tương người ta thường dùng chỉ tiêu thời gian sinh trưởng của cây. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào các yếu tố
như giống, điều kiện ngoại cảnh, thời vụ, kỹ thuật chăm sóc… Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn từ gieo
đến mọc, từ mọc đến ra hoa, từ ra hoa đến kết thúc ra hoa và từ kết thúc ra hoa đến chín. Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của các công thức đậu tương tham gia thí nghiệm được tổng hợp lại tại bảng 4.19
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến thời gian sinh trưởng của giống đậu tương ĐT 26 Công thức Gieo- mọc mầm Mọc mầm- ra hoa Ra hoa- kết thúc ra hoa Kết thúc ra hoa- quả chín Tổng TGST Actara 6 30 14 36 86 Cruiser Plus 6 28 15 37 86 ExceleriteTM 7 30 15 36 88 Nano Bạc N200 6 29 14 37 86 Đối chứng 7 32 15 35 89
• Thời gian từ mọc mầm đến ra hoa của các công thức thí nghiệm
Đây là thời kỳ sinh trưởng quan trọng của cây đậu tương, được tính từ
khi có 50% cây mọc đến 50% cây ra hoa. Vào cuối thời kỳ này cây đậu tương xảy ra quá trình phân hóa mầm hoa, do đó có thể nói đây là thời kỳ quyết định
đến tổng sốđốt, số cành, số lá trên cây.
Kết quả theo dõi thời gian từ mọc mầm đến ra hoa của các công thức thí nghiệm cho thấy thời gian từ mọc đến ra hoa của các công thức có sự khác biệt không đáng kể (chỉ dao động từ 28 – 32 ngày). Trong đó công thức đối chứng có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
thời gian mọc đến ra hoa dài nhất là 32 ngày, tiếp đến là công thức Actara , ExceleriteTM đều có thời gian từ mọc đến ra hoa là 30 ngày. Côn thức Cruiser. Plus có thời gian từ mọc đến ra hoa là ngắn nhất (chỉ 28 ngày)
• Thời gian từ ra hoa đến kết thúc ra hoa của các công thức thí nghiệm Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy thời gian này cũng không có sự chênh lệch quá lớn. Hai công thức Actara và Nano Bạc N200 có thời gian ra hoa ngắn nhất là 14 ngày. Các công thức còn lại có thời gian ra hoa dài hơn là 15 ngày.
• Thời gian từ kết thúc ra hoa đến quả chín của các công thức thí nghiệm Qua bảng 4.2 cho thấy: thời gian từ kết thúc ra hoa đến chín của các công thức thí nghiệm biến động trong khoảng từ 35- 37 ngày. Công thức có thời gian từ
kết thúc ra hoa đến quả chín dài nhất là Cruiser. Plus và Nano Bạc N200 (37 ngày). Giống có thời gian từ kết thúc ra hoa đến quả chín ngắn nhất là đối chứng (35 ngày)
• Thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm.
Thời gian sinh trưởng của cây trồng sẽ quyết định việc lựa chọn cơ cấu, thời vụ và công thức luân canh hợp lý cho mỗi địa phương. Thời gian sinh trưởng của đậu tương phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, điều kiện canh tác và bản chất của giống.
Thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm trong vụđông dao
động từ 86 -89 ngày. Trong đó công thức đối chứng có thời gian sinh trưởng dài nhất (89 ngày) , ngắn nhất là công thức Actara, Cruiser.Plus, Nano Bạc N200 (86 ngày)
c. Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của của giống đậu tương ĐT 26
Chiều cao thân chính là một trong những chỉ tiêu đểđánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống đổ và các yếu tố cấu thành năng suất của giống. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của đậu tương chịu ảnh hưởng rất lớn vào yếu tố chếđộ ánh sáng và dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu tăng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
trưởng quá mạnh hoặc quá yếu đều có hảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng , phát triển và năng suất của cây. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các công thức thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.20
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của giống đậu tương ĐT 26 (cm)
Công thức Ngày sau gieo Chiều cao cây
cuối cùng 28 35 42 49 56 Actara 10,2 13,8 23,9 30,2 44,9 52,2 Cruiser Plus 12,3 15,2 26,2 35,6 47,8 54,4 ExceleriteTM 12,4 16,1 24,5 31,1 42,9 52,4 Nano Bạc N200 11,7 16,9 24,6 30,9 43,5 52,6 Đối chứng 9,27 12,7 20,0 28,0 40,4 50,2
Qua bảng 4.20 cho thấy trong cùng một điều kiện canh tác, các công thức có sự tăng trưởng chiều cao khác nhau ở từng giai đoạn phát triển.
- Chiều cao thân chính của đậu tương tăng đần và đạt giá trị lớn nhất vào khoảng 63 ngày sau giao, biến động từ 50,2 – 54,4 cm. Trong đó 2 công thức có chiều cao thấp nhất là đối chứng (50,2 cm)và ExceleriteTM (52,4 cm), công thức có chiều cao lớn nhất là Cruiser.Plus (54,4 cm).
Nhìn chung, chiều cao của các giống tuân thủ theo quy luật: tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính tăng nhanh dần từ lúc mọc đến khi hình thành quả, sau đó giảm dần trong quá trình tạo hạt.
d. Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến diện tích là và chỉ sô diện tích lá của giống đậu tương ĐT 26
Là là cơ quan tiếp nhận ánh sáng và làm nhiệm vụ quang hợp cung cấp vật chất cho vây sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy, diện tích là và chỉ số
diện tích là là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng quang hợp của cây và quần thể. Kết quả theo dõi diện tích lá và chỉ số diện tích là của đậu tương ở 3 thời kỳđược chúng tôi trình bày tại bảng 4.21
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến chỉ số diện tích lá của giống đậu tương ĐT 26 (m2 lá/m2đất)
Công thức Bắt đầu ra hoa Ra hoa rộ Thời kỳ quả chắc
Actara 2,65 3,35 3,74 Cruiser Plus 2,84 3,63 4,12 ExceleriteTM 2,77 3,49 3,76 Nano Bạc N200 2,76 3,50 3,84 Đối chứng CV% LSD0,05 2,54 6,10 0,34 3,24 3,60 0,29 3,65 5,50 0,43 • Chỉ số diện tích lá (LAI):
Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng quang hợp của quần thểđậu tương. Trong một giới hạn nhất định chỉ số diện tích lá tăng thì khả năng quan hợp càng lớn và tích lũy chất khô càng nhiều do vậy năng suất cây trồng càng cao.
Thời kỳ bắt đầu ra hoa chỉ sô diện tích lá của các công thức dao động từ
2,54 – 2,84 m2 lá / m2 đất. Công thức có chỉ số diện tích lá cao nhất là Cruiser Plus đạt 2,84 m2 lá / m2 đất, tiếp đến là công thức ExceleriteTMđạt 2,77 m2 lá / m2 đất . Các công thức còn lại có chỉ số diện tích lá giảm dần và thấp nhất là công thức đối chứng (2,54 m2 lá / m2 đất)
Thời kỳ hoa rộ chỉ số diện tích lá của các giống đều tăng nhanh và đạt giá trị khá cao, biến động từ 3,24 - 3,63 m2 lá / m2 đất . Trong đó đạt cao nhất là công thức Cruiser Plus (3,63 m2 lá / m2 đất)
Thời kỳ quả chắc là thời kỳ bộ lá hình thành hoàn chỉnh nhất do đó chỉ số
diện tích lá lúc này cũng đạt giá trị cao nhất, biến động từ 3,65 – 4,12 m2 lá / m2 đất. Công thức có chỉ số diện tích lá cao nhất là Cruiser Plus đạt 4,12 m2 lá / m2 đất, thấp nhất vẫn là công thức đối chứng , đạt 3,65 m2 lá / m2 đất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67
e. Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến khả năng hình thành nốt sần của giống
đậu tương ĐT 26
Nốt sần ở rễ cây đậu tương được hình thành là do sự công sinh của vi khuẩn Rhizobium japonicum với rễ cây. Loại vi khuẩn nốt sần này có khả
năng cố định nitơ tự do trong không khí để chuyển hóa thành đạm dễ tiêu. Những nốt sần đầu tiên xuất hiện từ khi cây có 2-3 lá thật và tăng dần trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và đạt cực đại ở thời kỳ làm quả.
Số lượng và khối lượng nốt sần phản ánh khả năng cộng sinh và khả
năng cố định đạm sinh học của vi khuẩn. Sự hoạt động của vi khuẩn phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện đất đai, điều kiện ngoại cảnh, điều kiện canh tác và bản chất giống. Kết quả theo dõi sự hình thành nốt sần của các giống tham gia thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.22
Bảng 4.22: Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến khả năng hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐT 26 Công thức Bắt đầu ra hoa Ra hoa rộ Quả chắc SLNS (nốt/cây) KLNS (g/cây) SLNS (nốt/cây) KLNS (g/cây) SLNS (nốt/cây) KLNS (g/cây) Actara 22,3 0,16 37,8 0,65 42,1 0,89 Cruiser Plus 24,4 0,18 36,7 0,74 40,1 0,89 ExceleriteTM 23,7 0,17 34,7 0,71 36,5 0,72 Nano Bạc N200 26,5 0,19 37,7 0,78 40,8 0,96 Đối chứng 22,3 0,15 33,5 0,62 39,7 0,81 CV% 3,00 4,60 6,50 6,30 6,80 8,60 LSD0,05 2,83 2,45 2,62 • Thời kỳ bắt đầu ra hoa
- Số lượng nốt sần trên cây của các công thức dao động từ 22,3 – 26,5 nốt/cây. Trong đó, cao nhất là Nano Bạc N200 (26,5 nốt / cây). Các công thực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68
còn lại đều có số lượng nốt sần tương đương so với công thức đối chứng đạt 22,3 nốt/cây ở mức tin cậy 95%.
- Khối lượng nốt sần khi cây bắt đầu ra hoa của các công thức dao
động từ 0,15 – 0,19 g/cây. Công thức có khối lượng nốt sần cao nhất là Nano Bạc N200 (0,19 g/cây), thấp nhất là công thức đối chứng (đạt 0,15g/cây)
• Thời kỳ ra hoa rộ
- Số lượng và khối lượng nốt sần của các công thức đều có xu hướng tăng lên. Trong thời kỳ này số lượng nốt sần của các công thức đạt từ 33,5 – 37,8 nốt /cây. Trong đó cáo nhất là công thức Actara đạt 37,8 nốt/cây. Các công thức còn lại có số lượng nốt sần thấp hơn và thấp nhất là công thức đối chứng đạt 33,5 nốt/cây.
- Khối lượng nốt sần của các công thức cũng tăng lên rõ rệt so với thời kỳ bắt đầu ra hoa, biến động từ 0,62g/ cây đến 0,78g/ cây. Cao nhất là công thức Nano Bạc N200 (đạt 0,78g/cây) và thấp nhất là công thức đối chứng (0,62g/cây)
• Thời kỳ quả mẩy
- Số lượng nốt sần: Thời kỳ này số lượng nốt sần của các công thức
đạt cao nhất. Biến động từ 36,5 – 42,1 nốt / cây. Công thức có số lượng nốt sần lớn nhất là Actara đạt 42,1 nốt/ cây. Tiếp đó là Nano bạc N200 đạt 40,8 nốt/cây. Thấp nhất là công thức ExceleriteTMđạt 36,5 nốt/ cây.
- Số lượng nốt sần nhiều nhất và kích thước nốt sần lớn nên khối lượng nốt sần thời kỳ quả mẩy là lớn nhất, đạt từ 0,72 – 0,96g/ cây. Công thức có khối lượng nốt sần thấp nhất là ExceleriteTM (đạt 0,72 g/ cây) và công thức có khối lượng nốt sần cao nhất là Nano Bạc N200 (đạt 0,96g/ cây)
f. Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến khả năng tích lũy chất khô của giống đậu tương ĐT 26
Sự tích lũy chất khô của cây trồng phụ thuộc vào diện tích lá, hiệu suất quang hợp và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây. Khối lượng chất khô tích
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69
lũy được của cây là tiền đề tạo nên năng suất của cây sau này. Quá trình tích lũy chất khô phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó thể hiện khả năng sinh trưởng và tiềng năng năng suất của cây.
Kết quả theo dõi sự tích lũy chất khô của các giống đậu tương được trình bày tại bảng 4.23
Bảng 4.23: Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến khả năng tích lũy chât khô của giống đậu tương ĐT 26 (g/cây)
Công thức Bắt đầu ra hoa Ra hoa rộ Thời kỳ quả chắc
Actara 3,85 8,66 18,4 Cruiser Plus 4,04 9,41 18,7 ExceleriteTM 3,85 8,63 17,1 Nano Bạc N200 3,64 8,67 17,3 Đối chứng 3,63 7,67 16,5 CV% 8,90 LSD0,05 2,45 •Thời kỳ bắt đầu ra hoa
Đây là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng nên lượng chất khô tích lũy chậm, biến động từ 3,63 – 4,04 g/cây. Các công thứ không có sự khác biệt nhiều vì cây vẫn đang trong giai đoạn sử dụng nguồn hidrat á bon để hình thành cơ quan sinh dưỡng như thân, lá. Công thức đối chứng có khối lượng chất khô thấp nhất.
•Thời kỳ hoa rộ
Sang thời kỳ hoa rộ, khả năng tích lũy chất khô tăng lên rõ rệt do sinh trưởng của cây tăng mạnh, phân cành nhiều và hình thành bộ lá, do đó đã có sự
khác biệt giữa các công thức. Khối lượng chất khô của các công thức dao động từ 7,67 – 9,41 g/cây. Công thức Cruiser. Plus có hàm lượng chất khô cao nhất. Các công thức còn lại đều có hàm lượng chất khô cao hơn công thức đối chứng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 •Thời kỳ quả chắc
Ở thời kỳ kỳ này khả năng tích lũy của cây đạt cao nhất vì đây là giai
đoạn lượng vật chất tạo ra chỉ để vận chuyển về hạt mà không bị tiêu hao vào hình thành các cơ quan sinh đưỡng. Khả năng tích lũy chất khô giai đoạn quả
mẩy thể hiện tiềm năng năng suất của giống. Các công thức thí nghiệm đều có khả năng tích lũy chất khô tương đối cao, trong đó có công thức đối chứng tích lũy chất khô thấp nhất, các công thức còn lại đều có khả năng tích lũy chất khô cao hơn và cao nhất là Cruiser Plus đạt 18,7 g/cây
g. Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý đến một số chỉ tiêu nông học của giống đậu tương ĐT 26
Trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống, các chỉ tiêu sinh trưởng của
đậu tương cũng được chú ý như năng suất và chất lượng. Các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống khác nhau là khác nhau nó phụ thuộc vào bản chất di truyển của từng giống. Bên cạnh đó việc nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng cho chúng ta biết khả năng chống chịu của giống, đặc biệt là tính chống đổ. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng của các công thức thí nghiệm