/ ∑ cây trong ruộng thí nghiệm.
b) Bố trí thí nghiệm
3.4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
- Tỷ lệ mọc mầm (%).
Số hạt mọc mầm × 100% Tỷ lệ mọc mầm =
Tổng số hạt gieo
- Thời gian từ gieo đến mọc (ngày): được xác định từ khi gieo đến khi 50% số cây trên ô mọc hai lá mầm xòe ngang mặt đất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
- Thời gian từ gieo đến ra hoa (ngày): được xác định từ khi gieo đến khi có 50% số cây trên ô có ít nhất 1 hoa nở.
- Thời gian từ gieo đến chín (thời gian sinh trưởng) (ngày): được xác định từ khi gieo đến khi quả và hạt chín (khoảng 90% số quả trên ô chín khô: vỏ quả
chuyển màu nâu hoặc đen).
- Chiều cao thân chính (cm): đo từ đốt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính.
- Đường kính thân (mm): đo cách cổ rễ 5 cm khi thu hoạch.
- Diện tích lá (dm2/cây): lấy ngẫu nhiên 5 cây trên mỗi công thức, tiến hành bằng phương pháp cân nhanh ở 3 thời kỳ: bắt đầu ra hoa, hoa rộ và quả mẩy.
Khối lượng toàn bộ lá tươi Diện tích lá (dm2/cây) = Khối lượng 1 dm2 lá tươi - Chỉ số diện tích lá (LAI) (m2lá/m2đất): Diện tích lá 1 cây × mật độ LAI (m2 lá/m2đất) = 1m2đất - Nốt sần: tổng số nốt sần (nốt), tỷ lệ nốt sần hữu hiệu (%), khối lượng nốt sần (g) ở 3 thời kỳ: thời kỳ bắt đầu ra hoa, hoa rộ và quả mẩy.
Phương pháp tiến hành: Mỗi ô thí nghiệm lấy ngẫu nhiên 5 cây. Trước khi nhổ cây tưới đẫm, sau 15 phút tưới đẫm lần hai. Sau đó dùng dầm đánh lên cho vào chậu nước, lọc phần nốt sần rụng. Sau đó tiến hành xác định các chỉ tiêu.
- Tích lũy chất khô (g): cân sau khi sấy khô đến khối lượng không đổi của 5 cây trên mỗi công thức ở cả 3 lần nhắc lại. Theo dõi 5 cây (xác định ở 3 thời kỳ cùng với chỉ số diện tích lá). Cho vào tủ sấy nhiệt độ > 800C cho đến khô sau đó đem cân lần 1, sau 30 phút đem cân lần 2, tiếp tục cân cho đến khi hiệu số
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31