Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta đang đi vào mức độ
thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệthực vật hóa học và hàng lọat các biện pháp như trồng lúa 3 vụ, phá rừng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17
canh táccà phê, hồ tiêu, điều… với mục đích khai thác, chạy theo năng suất và sản lượng.Chính vì vậy, với sự canh tác trên đã làm cho đất đai ngày càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đấtbị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũytrong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm xử lý, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng chung của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng chế phẩm xử lý hạt có hiệu quả
cho cây đậu tương và cây ngô:
- Theo Nguyễn Hồng Sơn và Dương Văn Hợp (2013) khi sử dụng chế
phẩm Chitosan oligomer với hàm lượng 120mg/lit đã làm tăng thêm năng suất cây đậu tương 1tạ/ha so với khi không sử dụng.
- Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007): Khi thay thế
phân bón N hóa học bằng chế phẩm vi sinh vật cố định đạm cho cây họ đậu (đậu tương, lạc) năng suất tăng trên 4tạ/ha
- Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2007): Khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng qua lá và chất kích thích hoạt hóa gen cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với đối chứng không sử dụng. Cụ thể, lãi thuần từ 8,3 -9,15 triệu
đồng/ha ở vụ thu đông và 10,6-11,0 triệu đồng/ha ở vụ xuân hè đối với giống
đậu tương DT84
- Theo Vũ Quang Sáng : Khi sử dụng chế phẩm PenShiBao làm tăng thêm năng suất cây đậu tương 2,74 tạ/ha so với khi không sử dụng.
Trên thế giới, chế phẩm xử lý được sử dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp để bảo vệ cây trồng và để tăng sản lượng lương thực. Ở
Việt Nam, nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Cuộc cách mạng xanh với việc tăng cường các giống mới ngắn ngày có năng suất cao kéo theo việc sử dụng ngày càng tăng chế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
phẩm xử lý. Chế phẩm xử lý giúp chúng ta cải thiện đời sống, giảm sâu bệnh và tăng khả năng sản xuất lương thực
Chế phẩm xử lý hiện nay được chia thành nhiều nhóm , tuy nhiên 2 nhóm chính được sử dụng nhiều nhất trong nông nghiệp hiện nay là chế phẩm xử lý hạt giống và chế phẩm sinh học. Đây là những chế phẩm được áp dụng công nghệ khoa học nên có nhiều ưu điểm nổi trội so với các chế phẩm hóa chất. Những nghiên cứu trong nhiều năm gần đây cho thấy tác dụng của chế
phẩm xử lý hạt giống.
- Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng - Cân bằng hệ sinh thái trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung
- Không làm thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất - Cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng dễ hơn, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông phẩm
- Tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề
kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Kết quả tổng hợp của Wipsglobal cho ta thấy , trước những năm 2000 sô lượng nghiên cứu về chế phẩm xử lý còn rất hạn chế, gần như chỉ là những nghiên cứu tự phát chưa có hệ thống. Tuy nhiên từ những năm 2000 đến nay những nghiên cứu này đã theo một hệ thống và qui trình hoàn thiện
Đất đai ngày càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, tồn dư các chất
độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy trong đất ngày càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước, việc trồng trọt về
sau ngày càng khó khăn hơn. Trước tình hình đó, các chế phẩm xử lý được xem là giải pháp giúp giảm tiền phân bón, tăng năng suất cây trồng và thân thiện với môi trường. Vì vậy những nghiên cứu hiện nay tập trung nhiều vào chế phẩm phân bón sinh học.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU