Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các chế phẩmxử lý hạt đến khả năng phát triển cây con của các giống ngô và đậu tương

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt giống đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô và đậu tương (Trang 46)

/ ∑ cây trong ruộng thí nghiệm.

4.2.Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các chế phẩmxử lý hạt đến khả năng phát triển cây con của các giống ngô và đậu tương

b) Bố trí thí nghiệm

4.2.Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các chế phẩmxử lý hạt đến khả năng phát triển cây con của các giống ngô và đậu tương

triển cây con của các giống ngô và đậu tương

Theo Sabinin, sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc (các thành phần mới của tế bào, các tế bào mới, các cơ quan mới) thường dẫn đến tăng kích thước của cây. Phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua chu kỳ sống của mình. Đây là hai mặt của quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể có tác dụng thúc đẩy nhau và không tách rời nhau.

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây có hai giai đoạn là giai

đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ khi gieo hạt đến khi cây bắt đầu ra hoa. Trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng thì giai đoạn cây con là giai đoạn cần quan tâm. Giai đoạn này cây đã chuyển từ sinh trưởng nhờ chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt sang tự dưỡng.

Trong giai đoạn cây con, chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình chọn tạo giống, nó liên quan mật thiết đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Chiều cao cây phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giống,

điều kiện khí hậu, kỹ thuật gieo trồng… Chiều cao cây giai đoạn cây con của các giống ngô và đậu tương được thể hiện ở bảng bên dưới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý hạt đến chiều cao cây của các giống ngô NK4300 và LVN99

Thời gian

Chế phẩm

7 ngày 14 ngày 21 ngày

NK4300 LVN99 NK4300 LVN99 NK4300 LVN99 Cruiser Plus 18,4 16,3 37,5 34,1 56,4 52,1 Actara 16,9 15,1 35,1 33,0 55,1 50,9 ExceleriteTM 16,3 13,9 33,1 32,1 54,1 50,1 Nano Bạc N200 16,9 15,1 34,3 32,9 54,3 50,9 Đối chứng 15,2 12,5 33,1 30,7 53,5 49,8

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý hạt đến chiều cao cây của các giống đậu tương ĐT26 và ĐT22

Thời gian

Chế phẩm

7 ngày 14 ngày 21 ngày

ĐT26 ĐT22 ĐT26 ĐT22 ĐT26 ĐT22 Cruiser Plus 15,4 14,3 19,5 18,1 27,4 25,8 Actara 14,9 13,1 18,7 18,0 25,8 25,2 ExceleriteTM 14,3 13,9 18,5 18,1 25,2 24,1 Nano Bạc N200 14,9 15,1 19,3 17,9 24,3 24,9 Đối chứng 13,2 12,5 18,2 17,7 24,5 23,8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Qua bảng 4.5 ta thấy: Chiều cao cây của giống NK4300 tăng mạnh hơn so với giống LVN99 qua các khoảng thời gian theo dõi. Ở giai đoạn 7 ngày: Chiều cao cây cao nhất của giống NK4300 đạt 18,4cm trong khi đó giống LVN99 chỉ đạt 16.3cm. Ở giai đoạn 14 ngày: Chiều cao cây cao nhất của giống NK4300 đạt 37.5cm, giống LVN99 đạt 34.1cm. Ở giai đoạn 21 ngày: Chiều cao cây cao nhất của giống NK4300 đạt 56.4 cm, giống LVN99 đạt 52.1cm.

Qua bảng 4.6 ta thấy: Chiều cao cây của giống ĐT26 cao hơn so với giống ĐT22 qua các khoảng thời gian theo dõi. Ở giai đoạn 7 ngày: Chiều cao cây cao nhất của giống ĐT26 đạt 15,4cm trong khi đó giống LVN99 đạt 14.3cm. Ở giai đoạn 14 ngày: Chiều cao cây cao nhất của giống ĐT 26 đạt 19.5cm, giống ĐT22 đạt 18.1cm. Ở giai đoạn 21 ngày: Chiều cao cây cao nhất của giống ĐT26 đạt 27.4 cm, giống ĐT22 đạt 25.8cm.

4.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các chế phẩm xử lý hạt đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây ngô và cây đậu tương

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt giống đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô và đậu tương (Trang 46)