Sơ đồ thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt giống đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô và đậu tương (Trang 33)

Quy trình bón phân và chăm sóc thí nghiệm

- Làm đất: Đất được làm nhỏ, kỹ, sạch cỏ dại, đảm bảo độ xốp, bằng phẳng, chia các ô thí nghiệm.

- Kĩ thuật gieo: A0 70-80%, Gieo hạt sâu 3 - 4 cm, mỗi hốc 1 - 2 hạt. Khoảng cách hàng 70 (cm), khoảng cách cây 25 (cm).

- Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha: 800kg phân vi sinh + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O

• Cách bón:

+ Bón lót: toàn bộ phân vi sinh và phân lân trước khi gieo

+ Bón thúc lần 1 (khi cây được 3 – 5 lá thật): bón 1/3 N + 1/3 K2O + vun nhẹ quanh gốc.

+ Bón phân phục hồi sau: tùy vào sự thiếu N của cây ngô để tiến hành tưới phân đạm cho ngô hồi xanh trở lại(từ 2-4 kg/sào)

+ Bón thúc lần 2 (khi cây được 7 – 9 lá thật): bón 1/3 N + 1/3 K2O + vun cao chống đổ.

+ Bón thúc lần 3 khi cây ngô xoắn noãn (trước khi cây trỗ cờ 10 – 15 ngày): bón 1/3 N + 1/3 K2O + vun cao lần cuối.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

- Chăm sóc:

• Tưới nước: Tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm thích hợp cho cây ngô sinh trưởng, phát triển (độẩm đất 70% là phù hợp). Tại thời điểm ngô 7 -9 lá, khi cây ngô xoắn nõn và khi chin sữa cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước cho cây. Phương pháp tưới chủ yếu là dùng thùng tưới và tưới rãnh.

•Dặm cây: Dùng hạt dự trữ trồng vào vị trí các cây bị chết.

•Tỉa cây:

+ Tỉa lần 1 khi cây 3 – 4 lá.

+ Tỉa lần 2 khi cây 6 – 7 lá: Tỉa cốđịnh cây.

•Phòng trừ sâu bệnh hại: thường xuyên theo dõi để phòng trừ sâu bệnh hại, đặc biệt chú ý sâu xám hại ngô.

-Thu hoạch: Tiến hành thu riêng từng công thức khi ngô chín sinh lý

Các chỉ tiêu theo dõi.

Các chỉ tiêu theo dõi: Căn cứ tiêu chuẩn 10TCN 341: 2006 – khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của các giống ngô, ta tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sau:

a) Thời gian sinh trưởng.

- Ngày gieo: Dự kiến gieo từ ngày 25/8/2013 đến 10/9/2013 - Thời gian từ gieo hạt đến khi nảy mầm.

Ngày hạt nảy mầm: khi có 50 % số cây trên ô thí nghiệm nảy mầm - Thời gian từ gieo hạt đến khi ngô trỗ cờ.

Ngày trỗ cờ: khi 50% số cây trên ô thí nghiệm có bông cờ thoát khỏi bẹ

lá trên cùng.

-Thời gian từ gieo hạt đến khi ngô tung phấn.

Ngày tung phấn: khi có 50% số cây trên ô thí nghiệm tung phấn. - Thời gian từ gieo hạt đến khi ngô phun râu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

- Thời gian chênh lệch giữa trổ cờ và tung phấn - Thời gian từ gieo hạt đến khi chín sữa.

Ngày chín sữa: khi 50% số cây trên ô thí nghiệm có hạt chín sữa. - Thời gian từ gieo hạt đến khi chín sáp.

Ngày chín sáp: khi 50% số cây trên ô thí nghiệm có hạt chín sáp. - Thời gian từ gieo hạt dến khi thu hoạch.

Ngày thu hoạch: Chín hoàn toàn khi chân hạt có điểm đen 100% cây hoặc 75% cây có lá bị khô.

b, Tăng trưởng chiều cao cây và số lá.

- Đo chiều cao cây (cm) khi cây 5 - 6 lá. Đo mỗi tuần một lần. - Theo dõi động thái ra lá: đo mỗi tuần một lần.

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): đo lúc ngô trỗ cờ xong, đo từ sát mặt

đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên.

- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ sát mặt đất đến diểm ra bắp hữu hiệu.

c, Các chỉ tiêu sinh lý.

-Diện tích lá, chỉ số diện tích lá và chỉ số SPAD được tiến hành đo vào 3 thời kỳ (7- 9 lá, xoắn nõn, chín sữa)

-Chỉ số Spad: tiến hành đo 2 lần. Lúc cây ngô được 7 lá thật và lúc cây ngô bắt đầu xuất hiện bông cờ, phun râu. Dụng cụ đo bằng dụng cụ do hàm lượng diệp lục (máy đo Spad). Tiến hành do trên các lá phát thành thục trên cây tính trung bình

-Diện tích lá (m2): Đo chiều dài và chiều rộng của tất cả các lá xanh có trên cây tại thời điểm theo dõi. Chiều dài đo từ gốc phiến lá đến ngọn phiến lá, chiều rộng đo tại các vị trí lớn nhất của phiến lá.

Công thức: S = Dtb x Rtb x 0.7 x Σsố lá

Dtb: là chiều dài trung bình của tất cả các lá trên cây Rtb: là chiều rộng của tất cả các lá trên cây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

- Chỉ số diện tích lá LAI.

LAI (m2 lá/m2 đất) = Diện tích lá (m2 lá)/Diện tích đất

d, Chỉ tiêu về khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh.

- Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính: sâu xám, sâu cắn lá, sâu dục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh héo xanh...

• Mức độ gây hại của sâu(%) = (Số cây bị sâu bệnh hại / tổng số cây trong ô thí nghiệm) x 100. Điểm 1: < 5% số cây, số bắp bị sâu. Điểm 2: 5- 15% số cây, số bắp bị sâu. Điểm 3: 15- 25% số cây, số bắp bị sâu. Điểm 4: 25-35% số cây, số bắp bị sâu. Điểm 5: 25- 50% số cây, số bắp bị sâu.

• Bệnh đốm lá: Đánh giá theo thang điểm của CIMMYT:

Điểm 1: Không nhiễm(không có lá bị bệnh)

Điểm 2: Nhiễm nhẹ(5%- 15% diện tích bị bệnh)

Điểm 3: Nhiễm vừa(15%- 30% diện tích bị bệnh)

Điểm 4: Nhiễm nặng(30%- 50% diện tích bị bệnh)

Điểm 5: Nhiễm rất nặng(>50% diện tích bị bệnh) - Khả năng chống đổ: chống đổ rễ và gẫy thân.

• Tỷ lệđổ (%) = ∑ số gốc cây nghiêng >= 300 so với phương thẳng đứng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý hạt giống đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô và đậu tương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)