0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Tính thích ứng của danh mục thuốc bệnh viện qua thực tế sử dụng

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG DANH MỤC THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THẠCH HÀ HÀ TĨNH NĂM 2010 (Trang 58 -58 )

dụng năm 2010

3.2.2.1 Về tính thích ứng với mô hình bệnh tật của bệnh viện 3.2.2.1.1 Mô hình bệnh tật năm 2010

Đơn vị tính 1000đ

STT Nội dung thông tin Số lượng

1 Số mã bệnh đến khám 116

3 Số lượt bệnh nhân đến khám ngoại trú 74.432

4 Tổng số ngày điều trị 69.175

5 Ngày điều trị trung bình 7.40

6 Công suất sử dụng giường bệnh 1.18

7 Bình quân tiền thuốc trong đơn 53.320

8 Bình quân tiền thuốc trong bệnh án 612.000

9 Số thẻ bảo hiểm đăng ký 76.400

Bảng 23. Bảng thông tin về mô hình bệnh tật năm 2010 STT Tên nhóm bệnh Số lượt khám và điều

trị bệnh

1 Bệnh nhiễm khuẩn 21.012

2 Bệnh hệ tuần hoàn 17.752

3 Bệnh hệ nội tiết,chuyển hóa 1.381

4 Bệnh hệ hô hấp 15.171

5 Bệnh hệ tiêu hóa 9.886

6 Bệnh cơ xương và mô liên kết 9.190

7 Bệnh hệ tiết niệu,sinh dục 4.234

8 Bệnh máu, cơ quan tạo máu và một số rối loạn liên quan cơ chế miễn dịch

1.082

9 Chửa,đẻ,sau đẻ 1.004

10 Chấn thương 1000

Bảng 24. 10 nhóm bệnh chủ yếu đến khám và điều trị tại bệnh viện năm 2010

Nhận xét:

Đặc thù bệnh viện đa khoa tuyến huyện nên các mã bệnh đến khám và điều trị chủ yếu tập trung ở các nhóm bệnh hệ tuần hoàn, bệnh nhiễm khuẩn, bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa,mô và cơ xương khớp. Do năm 2010 bệnh viện khoán định

mức quĩ bảo hiễm nên trong năm 2011 DTC có qui định bình quân đơn thuốc là 120.000đ và bình quân bệnh án là 1.500.000đ, trong đó tiền thuốc không quá 45%.

Thực tế sử dụng tiền thuốc trung bình đơn là 53.320đ và tiền thuốc trong bệnh án là 612.000đ là duy trì thấp hơn qui định

Các mã bệnh điều trị tại bệnh viện thường không quá phức tạp, theo qui định cứ sau 15 ngày là tổng kết hồ sơ bệnh án tuy nhiên chủ yếu là hoàn thành trước 15 ngày ( trừ một số bệnh nội khoa và cấp cứu kéo dài quá 15 ngày )

3.2.2.1.2 Cân đối tiền mua thuốc và ngân sách đơn vị

Đơn vị tính 1000đ

STT Nội dung Giá trị

1 Tổng ngân sách hoạt động của đơn vị 18.600 2 Tổng ngân sách xây dựng trong DMT 13.500

3 Tổng ngân sách sử dụng 9.700

Bảng 25. Bảng cân đối ngân sách

Nhận xét:

Chia tỷ lệ tổng ngân sách xây dựng DMT/Tổng ngân sách duy trì hoạt động thường xuyen của đơn vị là: 72,58%, chứng tỏ trong quá trình xây dựng DMT bệnh viện chưa quan tâm nhiều đến kinh phí kế hoạch.

Ngân sách sử dụng thuốc/Tổng ngân sách duy trì hoạt động thường xuyên là 52.15% là quá cao so với tiêu chí của WHO ( thường duy trì ở 25% ). Bệnh viện nên có kế hoạch giám sát việc kê đơn ngoại trú và chế độ cho thuốc trong hồ sơ bệnh án.

So sánh số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện năm 2010 và 2009 ta thấy lượt bệnh nhân có giảm 5367 lượt, tuy nhiên lượt bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện lại tăng lên 1127 lượt, dẫn đến tiền thuốc sử dụng cũng tăng lên so cùng kỳ 2009

3.2.2.2 Phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp ABC/ VEN: 3.2.2.2.1 Cơ cấu tiêu thụ các thuốc theo phân loại ABC/ VEN:

Phân loại các thuốc đã tiêu thụ tại bệnh viện đa khoa huyện Thạch Hà năm 2011 theo phương pháp phân tích ABC/ VEN ta có bảng:

Đơn vị GTTT 1000đ Cơ cấu SLMH GTTT Số lượng % Giá trị % Hạng A VE 15 4,82 4,860,504 50,16 N 5 1,61 3,096,924 31,96 Tổng 20 6,43 7,957,428 82.12 Hạng B VE 54 17,36 1,054,272 10,88 N 33 10,61 235,467 2,43 Tổng 87 27,97 1.289.739 13.31 Hạng C VE 170 54,76 339,150 3,50 N 34 10,93 103,683 1,07 Tổng 204 65,60 442.833 4,57 Tổng 311 100,0 7,56 100.00

Bảng 26. Bảng Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC/ VEN Nhận xét:

Mặc dù GTTT nhóm sản phẩm hạng A chiếm 82,12% tổng GTTT của toàn viện song tỷ lệ số lượng các mặt hàng trong nhóm này chỉ chiếm 6,43% với 20 mặt hàng trên tổng số 311 mặt hàng . Như vậy, có thể thấy các thuốc A được tiêu thụ tại bệnh viện có giá rất cao và có lượng dùng lớn

Trong số 20 mặt hàng hạng A :

- Có 15 mặt hàng thuộc DMTTY, chiếm 75% số lượng mặt hàng hạng A và chỉ chiếm 4,82% tổng số mặt hàng tiêu thụ cả năm nhưng lại có GTTT lên tới

gồm các kháng sinh, phù hợp với mô hình bệnh tật có tỷ lệ nhiễm khuẩn cao của Việt Nam nói chung và bệnh viện nói riêng , thuốc phục hồi não, thuốc huyết áp tim mạch, thuốc nội tiết, thuốc đường tiêu hóa, đông dược và vitamin

Các sản phẩm hạng B chiếm 27,97% tổng số mặt hàng được tiêu thụ với 87 sản phẩm, giá trị chiếm 13,31%

Các sản phẩm hạng C chiếm tới 65,60% tổng số mặt hàng, với SLMH lên tới 204 sản phẩm nhưng giá trị tiêu thụ chỉ đạt 4,57 % tổng GTTT của toàn bệnh viện.

3.2.2.2.2 Phân tích cơ cấu các thuốc hạng A

3.2.2.2.2.1 Cơ cấu tiêu thụ các thuốc hạng A theo nguồn gốc, xuất xứ

Phân loại các thuốc hạng A đã tiêu thụ tại bệnh viện năm 2010 ta có bảng: Đơn vị tính 1000đ

Cơ cấu SLMH GTTT

Số lượng % Giá trị % Thuốc sx trong nước 06 30 2,216,143 27,85

Thuốc nhập khẩu 14 70 5,741,285 72.15

Tổng 20 100 7,957,428 100.00

Bảng 27. Bảng Cơ cấu thuốc hạng A theo nguồn gốc, xuất xứ Nhận xét:

Thuốc nhập khẩu chiếm 70% tống số mặt hàng của hạng A (gần gấp ba số mặt hàng sản xuất trong nước) và có GTTT chiếm 72,15% tổng GTTT của thuốc hạng A và gần gấp 3 lần GTTT của các thuốc sản xuất trong nước. Như vậy các thuốc nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiêu thụ các thuốc hạng A. Đặc biệt trong nhóm thuốc hạng A có mặt 2 thuốc đông dược và 2 loại vitamin không nằm trong danh mục thuốc thiết yếu và không tối cần thiết, dẫn đến cơ cấu sử dụng thuốc chưa thật sự phù hợp, bên cạnh đó bệnh viện chưa thật sự chú trọng việc ưu tiên sử dụng thuốc trong nước trong điều trị

3.2.2.2.2.2 Cơ cấu tiêu thụ thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý:

Cơ cấu theo nhóm tác dụng dược lý của các thuốc hạng A đã tiêu thụ tại bệnh viện trong năm 2010 được thể hiện ở các bảng

STT Tên nhóm SLMH

(Đv) %

GTTT

(triệu đồng) % 1 Thuốc chống nhiễm khuẩn 7 35.00 4,425,125 55,61

2 Thuốc tim mạch, huyết áp 2 10.00 407,420 5,12

3 Hormon và các chất tác

dụng vào hệ thống nội tiết 3 15.00 621,475 7,81

4 Thuốc giải độc và dùng trong

các trường hợp ngộ độc 1 5.00 294,424 3,70

5 Thuốc đường tiêu hóa 2 10.00 371,612 4,67

6 Thuốc đông dược 2 10.00 1,054,359 13,25

7 Khoáng chất và Vitamin 2 10.00 647,735 8,14

8 Thuốc đường hô hấp 1 5.00 135,270 1,70

Tổng 20 100.00 7,957,428 100.00 Bảng 28. Bảng Cơ cấu tiêu thụ các thuốc hạng A theo nhóm tác dụng

dược lý Nhận xét:

Cơ cấu của các thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý được chia thành 8 nhóm. Trong đó:

- Các nhóm có SLMH tiêu thụ nhiều nhất lần lượt là: nhóm điều trị KST và chống nhiễm khuẩn (55,61%), nhóm đông dược, nhóm vitamin. Số lượng mặt hàng của 3 nhóm này đã chiếm tới 77% tổng giá trị thuốc hạng A

Phân loại các thuốc hạng A đã tiêu thụ tại bệnh viện năm 2010 ta có bảng: Đơn vị tính 1000đ Cơ cấu SLMH GTTT Số lượng % Giá trị % Thuốc phối hợp 06 30 2,816,000 35,39 Thuốc đơn chất 14 70 5,141,428 64.61 Tổng 20 100 7,957,428 100.00

Bảng 29. Bảng Cơ cấu thuốc hạng A theo thành phần Nhận xét:

Thuốc hạng A chủ yếu là thuốc đơn chất, chiếm 70% về số khoản và 64.61% về giá trị.

CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN

Xây dựng DMT bệnh viện hoạt động hằng năm của DTC, là nền tảng cho việc quản lý chu trình thuốc được tốt và việc sử dụng thuốc được an toàn hợp lý. Mỗi năm bệnh viện đều rà soát và xây dựng lại danh mục, loại bỏ, bổ sung thay thế thuốc trong danh mục để phù hợp với thực tế điều trị.Một DMT tốt sẽ giúp tiết kiệm chi phí điều trị góp phần giảm tải chi phí bảo hiểm và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

4.1 Nhược điểm

Tồn tại của bệnh viện đa khoa Thạch hà hiện nay là:

- Phác đồ điều trị chuẩn còn quá ít nên việc xây dựng danh mục thuốc gặp nhiều khó khăn, thiếu cơ sở khoa học

- Việc chấp hành một số phác đồ điều trị chuẩn của bác sỹ chưa được tốt, công tác giám sát kê đơn chưa thường xuyên

- Tình trạng lạm dụng vitamin, đông dược còn xảy ra, nguyên nhân một phần bệnh viện còn xây dựng các danh mục này vào DMT với số lượng khá nhiều, mặt khác với đặc thù là bệnh viện đa khoa tuyến cơ sở nên chủ yếu bệnh nhân đến khám kê đơn nhiều,bên cạnh đó thói quen của một số bác sỹ trong việc kê đơn thuốc cũng là yếu tố để gây nên tình trạng này

- Các thông tin thu thập phục vụ cho công tác đấu thầu chưa được chú trọng, chủ yếu DTC còn giao cho đồng chí trưởng khoa dược- Phó chủ tịch DTC thu thập,tổng hợp và thông qua vào cuộc họp DTC. Như vậy, vừa thiếu sự tập trung trí tuệ của tập thể vừa tạo điều kiện để DMT xây dựng theo ý kiến chủ quan

- Các cuộc họp DTC còn thưa và sơ sài về nội dung, cần thiết trong cuộc họp DTC cần đưa ra cụ thể các tiêu chí lựa chọn thuốc cho đấu thầu

- DMT chưa tương thích với mô hình bệnh tật và nguồn ngân sách duy trì hoạt động thường xuyên của đơnvị. Việc thu thập thông tin về mô hình bệnh tật và dự đoán mô hình bệnh tật của năm tiếp theo là cơ sở quan trọng để xây dựng DMT bệnh viện. Tuy nhiên, các thông tin mà đồng chí trưởng khoa dược đưa ra

cáo của WHO chỉ ở mức 25%, tỷ lệ các thuốc trong DMT bệnh viện không được sử dụng khá cao

- Danh mục xây dựng năm 2010 chủ yếu là danh mục cũ làm nền tảng, loại bỏ và bổ sung một số danh mục mới nên cần thiết phải xây dựng chặt chẽ các tiêu chí đưa vào hay đánh giá khách quan thuốc đưa ra khỏi danh mục

- Cần thu thập ý kiến đóng góp từ các khoa lâm sàng, bởi thực tế điều trị hiệu quả hay không hiệu quả, kinh tế hay không chỉ những người điều trị trực tiếp mới nắm. Tuy nhiên, cần hạn chế các đề xuất của khoa phòng đưa biệt dược vào để tránh bị thổi giá thuốc

- DTC nên lập mẫu đề nghị xuất hủy thuốc gửi các khoa lâm sàng trước các cuộc họp xây dựng DMT

- Việc theo dõi thông tin thuốc, cảnh giác dược và theo dõi ADR chưa được chú trọng

- Trong DMT còn chiếm lượng lớn thuốc đa thành phần, thuốc hạn chế kê đơn và thuốc ngoại nhập

4.2 Những ưu điểm

- Trong 2 năm qua bệnh viện đã chú trọng hơn đến hoạt động của DTC, việc xây dựng DMT cho đấu thầu được tiến hành đúng qui trình

- Trong DMT sử dụng tại bệnh viện,thuốc chủ yếu chiếm tỷ lệ cao, chứng tỏ bệnh viện đã tuân thủ tốt các thông tư hướng dẫn của bộ y tế nhằm đáp ứng các nhu cầu điều trị cho người tham gia bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi người bệnh tham gia bảo hiểm.

- Việc quản lý DMT bằng phần mềm giúp bệnh viện kịp thời theo dõi sự tuân thủ việc kê đơn, báo cáo, kịp thời chấn chĩnh trần đơn cho phù hợp

- Việc tuân thủ danh mục thuốc bệnh viện đưcọ thực hiện tốt, trong năm 2011 hầu như bệnh nhân không phải tư túc kinh phí mua thuốc ngoài để điều trị

- Thủ tục mua sắm các thuốc ngoài daanh mục thuốc bệnh viện được thực hiện tốt từ khâu dự trù của khoa phòng,tổng hợp và xây dựng hồ sơ chào giá cạnh tranh.

- Giá trị thuốc hủy năm 2010 là rất ít, chủ yếu các thuốc tối cần thiết, điều này cho thấy hiệu quả của việc sử dụng DMT và mua sắm thuốc của bệnh viện.

KẾT LUẬN

Quá trình phân tích hoạt động xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện đa khoa Thạch Hà 2 mục tiêu đặt ra:

+ Mô tả được hoạt động xây dựng DMT bệnh viện năm 2010

+ Phân tích cơ cấu danh mục thuốc và đánh giá tính thích ứng của danh mục thuốc tiêu thụ của bệnh viện qua hoạt động quản lý danh mục thuốc và thực tế sử dụng.

Từ quá trình phân tích, đề tài giải quyết được mục tiêu thứ nhất

Hoạt động xây dựng DMT bệnh viện năm 2010 được tiến hành qua các bước sau:

+ Xây dựng nguyên tắc quản lý DMT

+ Thu thập thông tin đánh giá danh mục đang sử dụng + Thu thập thông tin sử dụng thuốc năm cũ

+ Đánh giá danh mục kế hoạch xây dựng + Đấu thầu tập trung ở sở y tế

+ Xây dựng danh mục khi có kết quả trúng thầu

+ Xây dựng cuốn cẩm nang và phát hành trong toàn viện

Về cơ cấu và tính thích ứng của danh mục thuốc bệnh viện xây dựng năm 2010

Về cơ cấu:

+ Danh mục thuốc tiêu thụ của bệnh viện năm 2010 gồm 311 khoản mục thuốc ứng với 22 nhóm dược lý trong đó nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng, chống vi khuẩn có số khoản mục nhiều nhất ( 56 ) và giá trị tiền thuốc lớn nhất( 39% )

+ Thuốc ngoại chiếm ít hơn thuốc nội cả về số khoản mục (65%) và về giá trị tiêu thụ (31%)

+ Thuốc đơn thành phần chiếm 63.02% số khoản mục và 69.74% giá trị tiền thuốc, thuốc đa thành phần chiếm 36.98% về số khoản mục nhưng giá trị tiền chiếm 30.26%

+ Thuốc biệt dược có số khoản mục chiếm 65% và gần 70% giá trị tiền thuốc

+ Bệnh viện chủ yếu sử dụng thuốc tiêm truyền và thuốc dạng uống, khoản mục thuốc tiêm chiếm 38.58% giá trị tiền của thuốc tiêm chiếm tới 59.24%, khoản mục thuốc uống chiếm 56.20% nhưng giá trị chiếm 37.18%. Ngoài ra số khoản mục và giá trị của dạng dùng khác chiếm không đáng kể, 3.22% về khoản mục và 3.58% về giá trị ;

+ Tỷ lệ thuốc trong danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế chiếm gần 98.71% về số khoản mục và 98.93% về giá trị tiền

+ Thuốc có dấu * phải hội chẩn và hạn chế sử dụng chiếm 2.57% về khoản mục nhưng chiếm tới 8.96% về giá trị tiền

+ Thuốc độc A nghiện và hướng tâm thần chiếm 2.25% về khoản mục và 0,43% về giá trị

+ Thuốc tên generic chiếm 70.74% về khoản mục và 78.33% về giá trị, thuốc biệt dược chiếm 18.33% về khoản mục và 13.52% về giá trị, thuốc đông dược chiếm 10.93% về khoản mục và 13.52% về giá trị

Về tính thích ứng

+ Thuốc nằm ngoài danh mục của bệnh viện được bổ sung 06 danh mục với giá trị tiền không đáng kể ( 10 triệu đồng ).

+ Thuốc xuất hủy:tổng số thuốc xuất hủy trong năm 2010 là 12 khoản giá trị tiền là 9.650.000đ

+ Thuốc trong danh mục không sử dụng là

Về phân tích ABC và VEN

+ Thuốc nhóm A chiếm tỷ lệ về khoản mục và về giá trị

Trong đó tỷ lệ cao là: kháng sinh chiếm 35% về khoản mục và 55.61% về giá trị

Thuốc đơn chất chiếm 70% về khoản mục và 64.61% về giá trị

ĐỀ XUẤT

Từ việc giải quyết được những mục tiêu của đề tài, em xin được đưa ra những đề xuất sau:

Về phía bệnh viện:

+ Xây dựng nhiều hơn các phác đồ điều trị chuẩn, đặc biệt các phác đồ cấp cứu và phác đồ điều trị các bệnh nội khoa như tim mạch, huyết áp, tiểu đường

+ Tăng cường giám sát việc sử dụng thuốc ở các khoa phòng thông qua hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện để đảm bảo kê đơn đúng bệnh, đúng liều

+ Hạn chế việc sử dụng những thuốc có tác dụng không rõ ràng như thuốc đông dược, vitamin và khoáng chất

+ Hạn chế sử dụng các thuốc biệt dược,thuốc phối hợp nhiều thành phần,

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG DANH MỤC THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THẠCH HÀ HÀ TĨNH NĂM 2010 (Trang 58 -58 )

×