Cẩm nang sử dụng danh mục thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện thạch hà hà tĩnh năm 2010 (Trang 27)

Là cuốn sổ tay cập nhật đầy đủ các thông tin về danh mục thuốc và các hướng dẫn điều trị chuẩn,được xuất bản và phân phối tới các nhân viên y tế với hình thức ban hành cụ thể kèm theo hướng dẫn sử dụng.

Danh mục thuốc thiết yếu Danh mục theo phân nhóm điều trị và thứ tự bảng chữ cái

Thông tin tóm tắt về từng thuốc cụ thể

- Tên gốc

- Chỉ định, chống chỉ định, thận trọng - Các tác dụng không mong muốn thường gặp - Lịch đưa thuốc - Hướng dẫn và cảnh báo

- Các tương tác với thuốc, thức ăn,tương kỵ

Thông tin bổ trợ Giá ,qui chế,hướng dẫn bảo quản, tên thương mại và các sản phẩm thay thế

Hướng dẫn kê đơn và cấp phát Các bước kê đơn hợp lý, hướng dẫn cấp phát,hướng dẫn báo cáo ADR,các nhãn mác cần thận trọng Các phác đồ điều trị Hướng dẫn thuốc dùng đường

tĩnh mạch,thuốc dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú,thuốc dùng cho người suy thận, thuốc dùng cho người cao tuổi,hướng dẫn xử lý ngộ độc hoặc quá liều

Bảng 3. Thông tin thuốc hoàn chỉnh trong cuốn cẩm nang 1.3. Vài nét tổng quát về bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Hà

Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Hà là bệnh viện tuyến cơ sở trong mạng lưới khám chữa bệnh của tỉnh Hà Tĩnh, trong nhiều năm qua bệnh viện luôn là đơn vị thi đua xuất sắc được tặng cờ thi đua của bộ y tế, đặc biệt vào năm 2010 bệnh viện vinh dự đón nhận đơn vị thi đua dẫn đầu của UBND tỉnh Hà Tĩnh.Từ năm 2007 đến nay bệnh viện là đơn vị khám chữa bệnh ban đầu đạt phân hạng bệnh viện hạng II.Với qui mô 160 giường bệnh được trang bị nhiều máy móc

hiện đại và đội ngũ y bác sỹ lành nghề, bệnh viện là địa chỉ khám và điều trị bệnh đáng tin cậy của nhân dân trên địa bàn huyện

1.3.1. Lịch sử hình thành

Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Hà tiền thân là trung tâm y tế huyện Thạch Hà được thành lập vào năm 1965,năm 2008 trung tâm y tế huyện tách ra thành lập bệnh viện đa khoa huyện Thạch Hà, trung tâm y học dự phòng và phòng y tế huyện.Trong quá trình lớn mạnh của bệnh viện có sự cống hiến của nhiều thế hệ y bác sỹ.Bên cạnh công tác khám chữa bệnh,bệnh viện cũng là cái nôi đào tạo nhiều thế hệ bác sỹ chuyên môn cao phục vụ nhiều lĩnh vực đóng góp vào sự lớn mạnh của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay,bệnh viện được trang bị nhiều trang thiết bị hiện,ứng dụng nhiều kỹ thuật,đội ngũ bác sỹ được trang bị chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp mới tạo niềm tin cho người bệnh.

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ

- Là tuyến khám chữa bệnh ban đầu

- Đào tạo học sinh sinh viên của trường cao đẳng y tế Hà Tĩnh và các trường khu vực lân cận

- Chỉ đạo, tập huấn tuyến y tế cơ sở

- Tham gia phối hợp với y học dự phòng huyện trong công tác phòng chống dịch

1.3.3. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện

Qui mô bệnh viện hiện nay là 160 giường bệnh, gồm 165 cán bộ trong đó có 2 bác sỹ chuyên khoa cấp 2; 20 bác sỹ chuyên khoa cấp 1; 3 dược sỹ đại học; 20 cử nhân và 120 cán bộ có trình độ trung cấp

1.3.4. Mô hình tổ chức của bệnh viện

Bệnh viện gồm 11 khoa lâm sàng và cận lâm sàng,01 phòng khám đa khoa khu vực và 04 phòng chức năng

Sơ đồ 3. Mô hình tổ chức bệnh viện 1.3.5. Chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược

1.3.5.1. Chức năng

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

1.3.5.2 Nhiệm vụ của khoa Dược

- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).

- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

Ban giám đốc: 1 Giám đốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 P. Giám đốc - - Hội đồng khoa học Hội đồng chủ nhiệm khoa - Hội đồng thuốc

- Hội đồng chống nhiễm khuẩn

Đảng bộ - Công đoàn - Đoàn thanh niên - Nữ công - Phòng tổ chức - Phòng kế hoạch - Phòng tài chính kế toán - Phòng điều dưỡng Khoa Cấp cứu-Nhi,khoa Ngoại,khoa Nội,khoa 3 Chuyên khoa, khoa Sản, khoa Đông y,khoa Truyền nhiễm,khoa Khám bệnh,đa khoa Khoa dược,khoa chống nhiễm khuẩn,khoa chẩn đoán hình ảnh

- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. - Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.

- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.

- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.

- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.

- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.

- Tham gia chỉ đạo tuyến.

- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.

1.3.5.3. Mô hình tổ chức của khoa Dược:

Lãnh đạo khoa

(Trưởng khoa và y tá trưởng)

Sơ đồ 4. Mô hình tổ chức khoa dược

Đề tài được thực hiện dựa vào phương pháp nghiên cứu được trình bày ở chương II: Tổ lâm sàng: DI&ADR,cảnh giác dược,giám sát sd thuốc khoa phòng Tổ thống kê Tổ cấp phát: Kho BH ngoại trú,BH nội trú,đông y,vật tư, viện phí

Tổ nghiệp vụ dược

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng

+ Danh mục thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Thạch Hà năm 2010 + Hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện năm 2010 + Báo cáo thực tế sử dụng thuốc năm 2010

2.1.2. Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng tháng 7/2012 đến tháng 10/2013 - Địa điểm nghiên cứu:

+ Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược – Trường Đại Học Dược Hà Nội + Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Hà

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Hồi cứu hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện năm 2010

Các tài liệu liên quan : - Quyết định thành lập DTC

- Các biên bản họp DTC về xây dựng và quản lý DMT - Danh mục thuốc kế hoạch được phê duyệt đấu thầu - Sổ thông tin thuốc

- Sổ theo dõi ADR của thuốc - Sổ họp DTC

- Mô hình bệnh tật( Lưu tại phòng kế hoạch ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngân sách kế hoạch năm 2011( lưu phòng tài chính kế toán ) - Đơn đề nghị bổ sung và loại bỏ thuốc ra khỏi DMT( lưu DTC ) - Biên bản xin xuất hủy thuốc( lưu khoa lâm sàng )

- Bản dự trù thuốc ( lưu khoa lâm sàng )

+ Báo cáo tình hình sử dụng thuốc năm 2009 + DMT trúng thầu năm 2010 của Sở Y tế Hà Tĩnh

+ DMT đã xây dựng năm 2010 của bệnh viện đa khoa huyện Thạch Hà năm 2011

+ Báo cáo sử dụng thuốc năm 2010 – lưu tại khoa Dược, phòng Tài chính kế toán.

Từ đó hướng tới phân tích cơ cấu của danh mục thuốc:

2.2.2 Phân tích số liệu

2.2.2.1 Phân tích cơ cấu và tính thích ứng của danh mục thuốc của bệnh viện qua hoạt động quản lý danh mục thuốc

+ Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nhóm dược lý

+ Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo thuốc nội, thuốc ngoại

+ Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo số lượng hoạt chất: đơn/ đa thành phần + Cơ cấu thuốc biệt dược, thuốc tên gốc, thuốc đông dược

+ Cơ cấu thuốc theo đường dùng: uống, tiêm truyền và đường khác + Cơ cấu thuốc chủ yếu theo danh mục chủ yếu của Bộ y tế ban hành + Cơ cấu thuốc theo quy định về thuốc hướng thần, gây nghiện

+ Cơ cấu thuốc theo quy định về thuốc hạn chế kê đơn

2.2.2.2 Phân tích cơ cấu và tính thích ứng của danh mục thuốc của bệnh viện qua thực tế sử dụng

+ Phân tích tính thích ứng với mô hình bệnh tật của bệnh viện năm 2010 với danh mục thuốc tiêu thụ.

+ Phân tích cơ cấu danh mục thuốc theo phương pháp ABC và phân tích nhóm A về tính thích ứng với mô hình bệnh tật của bệnh viện và tỉ lệ thuốc ngoại, thuốc nội trong nhóm A.

2.2.2.3 Phương pháp phân tích ABC,VEN Phân tích ABC

+ Khái niệm: Phương pháp phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỉ lệ lớn trong ngân sách.

+ Lợi ích của phương pháp phân tích ABC:

Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn và có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Thông tin này được sử dụng để:

* Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn. * Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế.

* Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn. * Lượng giá mức đột tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những điểm chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.

* Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc thiết yếu của bệnh viện.

+ Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kì trên 1 năm hoặc ngắn hơn. Phương pháp này cũng có thể ứng dụng cho một đợt đấu thầu hoặc nhiều đợt đấu thầu.

+ Tóm tắt các bước của phương pháp phân tích ABC Bước 1- Liệt kê các sản phẩm

Bước 2- Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm + Đơn giá của sản phẩm

+ Số lượng các sản phẩm

Bước 3- Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng tiền cho mỗi sản phẩm.

Bước 4- Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền.

Bước 5- Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giảm dần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 6- Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.

Bước 7- Phân hạng sản phẩm như sau

+ Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5-10% tổng giá trị tiền.

Thông thường sản phẩm hạng A chiếm 10- 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm 10- 20% và 60-80% còn lại là hạng C.

Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu tổng phần trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số của sản phẩm (tương đương giá trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục hoành của đồ thị.

Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt là các thuốc trong nhóm A cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không có trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ điều trị có hiệu lực tương đương nhưng giá thành rẻ hơn.

Phân tích VEN

Dựa trên danh mục thuôc đã tiêu thụ tại bệnh viện (xây dựng từ bảng báo cáo xuất-nhập-tồn và hoạt chất của các thuốc trong bảng) và DMTTY lần thứ V của Bộ Y tế tiến hành phân loại thuốc theo phân tích VEN:

Đối chiếu danh mục thuốc đã tiêu thụ tại bệnh viện trong năm 2011 với DMTTY danh mục thuốc thiết yếu, từ đó phân loại các thuốc đã phân hạng A, B, C thành các thuốc nhóm “VE” và nhóm “N” (theo các chỉ tiêu đã ghi ở chương 1)

So sánh giữa phân tích ABC và phân tích VEN : xem xét tỷ trọng các thuốc nhóm “VE” trong cơ cấu các sản phẩm hạng A, B, C. Tìm xem mối liên hệ giữa các thuốc có chi phí cao và các thuốc không ưu tiên hay không.

- V (các thuốc sống còn): thuốc tối cần thiết có khả năng cứu sống con người có tác dụng phụ quan trọng hoặc được quyết định để phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cơ bản.

- E (các thuốc thiết yếu): thuốc thiết yếu là một dạng thuốc có hiệu quả chống lại bệnh tật nhưng hoàn toàn không tối cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe cơ bản.

- N (các thuốc không thiết yếu): gồm các thuốc dùng để điều trị các bệnh nhẹ, có thể có hoặc không có trong danh mục thuốc thiết yếu và không cần thiết phải lưu trữ trong kho.

Phân tích nhóm điều trị

Sau khi đã có danh mục các thuốc hạng A, tiến hành phân tích cơ cấu tiêu thụ các thuốc có trong nhóm điều trị trong nhóm các thuốc hạng A:

- Sắp xếp các thuốc các hạng A theo 27 nhóm tác dụng dược lý được phân loại dựa trên danh mục thuốc tân dược tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 31/2011/ TT - BYT ngày 14/7/2011 của bộ trưởng Bộ Y tế.

- Nhận xét về SLMH và GTTT của từng nhóm thuốc, từ đó đưa ra các nhóm thuốc tiêu thụ nhiều nhất (về số lượng và giá trị) trong số các sản phẩm hạng A.

2.2.3 Phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu2.2.3.1 Phương pháp lập bảng số liệu 2.2.3.1 Phương pháp lập bảng số liệu

- Mã hóa các thông tin sản phẩm: từ bảng bảo cáo xuất- nhập- tồn, mã hóa từng cặp các thông tin sản phẩm dưới dạng số: 1 = có, 0 = không

+ Thuốc mang tên gốc - Thuốc mang tên biệt dược + Thuốc đơn chất - Thuốc phối hợp

+ Thuốc sản xuất trong nước – Thuốc nhập khẩu

- Sử dụng các thuật toán Excel để tính: GTTT, SLMH, SLTT của từng sản phẩm và của các nhóm sản phẩm khi phân loại theo nguồn gốc xuất xứ , tên gốc, tên biệt dược, đơn chất, phối hợp, tác dụng dược lý; tính …

2.2.3.2 Phương pháp mô hình hóa

Từ các số liệu thu được, dùng các công cụ trong Word hoặc Excel vẽ biểu đồ, đồ thị để biểu diễn cơ cấu tiêu thụ thuốc.

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Mô tả hoạt động xây dựng DMT của bệnh viện năm 2010 3.1.1 Sơ đồ các bước xây dựng DMT 3.1.1 Sơ đồ các bước xây dựng DMT

Sơ đồ 5. Các bước xây dựng danh mục thuốc

Nhận xét: Các căn cứ: Chính sách quốc gia về thuốc DMT thiết yếu DMTchủ yếu Phác đồ điều trị chuẩn DMT năm trước Các thông tin từ phòng ban liên quan:

Phòng tài chính kế toán:

Nguồn ngân sách kế hoạch trong năm Phòng kế hoạch: Số thẻ bảo hiểm trong năm,các kỹ thuật mới Khoa lâm sàng: Thực tế điều trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhu cầu bổ sung thuốc mới,loại bỏ thuốc cũ Khoa Dược:

DMT năm trước Thống kê sử dụng thuốc năm trước Kế hoạch cung ứng

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện thạch hà hà tĩnh năm 2010 (Trang 27)