- Về huy động vốn
d. Kỹ thuật – công nghệ
Với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển một cách nhanh chóng thì những yếu tố công nghệ đã có những tác động sâu sắc đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ảnh hưởng của công nghệ cho thấy cơ hội có thể tạo ra thị trường mới, kết quả là tạo ra sản phẩm mới được cải tiến cao độ hữu dụng, giảm chi phí sản xuất từ đó làm cho những sản phẩm dịch vụ hiện có trở nên lạc hậu. Đó cũng là một thách thức không nhỏ đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, sự thay đổi công nghệ là một vấn đề quan trọng có thể ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, nên yếu tố công nghệ cần phải được xem xét trong quá trình soạn thảo chiến lược. Việc đánh giá đúng các cơ hội và nguy cơ từ các yếu tố công nghệ giúp doanh nghiệp có hướng đầu tư và nghiên cứu phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới. Các tiến bộ công nghệ có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản phẩm, dịch vụ, thị trường, nhà phân phối, đối thủ, khách hàng, quá trình sản xuất, công tác tiếp thị và vị thế cạnh tranh.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam là nước đi sau nên có những cơ hội để chuyển giao, tiếp cận các công nghệ hiện đại từ đó rút ngắn được quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên thực tế thì trình độ công nghệ kỹ thuật của Việt Nam còn thấp kém và lạc hậu rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngành công nghiệp sữa nói riêng cần phải không ngừng cải tiến công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm góp phần nâng cao uy tín đối với khách hàng. Có như vậy mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh việc áp dụng kỹ thuật công nghệ trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ngày nay còn phải chú trọng công nghệ quản lý và công nghệ thông tin để mang lại giá trị cao nhất cho sản phẩm dịch vụ và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và thế giới. Nhưng nhìn chung, trình độ công nghệ thông tin của Việt Nam còn rất mới mẻ, còn thiếu các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm, trình độ còn thua kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
4.1.2. Phân tích môi trường cạnh tranha. Đối thủ tiềm năng: a. Đối thủ tiềm năng:
Từ khi chúng ta tiến hành gia nhập các tổ chức trong khu vực và trên thế giới như: AFTA, WTO…, thị trường ngày càng mở rộng hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn. Nhưng điều này cũng tạo ra không ít thách thức và rủi ro cho nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Nhiều đối thủ tiềm năng cũng hình thành từ đây và trong tương lai chắc chắn sẽ là đối thủ cạnh tranh của Công ty.
Trong xu thế hiện nay thì mặt hàng sữa ngày càng được ưa chuộng tại hầu hết các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, những năm gần đây khi mức sống của người dân ngày càng được nâng lên thì nhu cầu của con người về chế độ dinh dưỡng ngày càng cao. Nắm bắt được nhu cầu đó hàng chục các Công ty sữa nước ngoài đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam, và cùng với đó là sự xuất hiện của các Công ty sữa trong nước nhằm muốn chia sẻ phần lợi nhuận rất lớn của ngành sữa mang lại. Do đó sự cạnh tranh vốn đã gay gắt nay đã trở nên quyết liệt hơn, ưu thế sẽ thuộc về những doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh hiệu quả và có chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu một áp lực rất lớn từ các đối thủ tiềm năng này.