- Tồn tại 5: Chất lượng sản phẩm chưa cao
4.6. Thành lập ma trận SWOT Hình 4.4 Sơ Đồ Ma Trận SWOT
SWOT
Những điểm mạnh (S)
1. Có chính sách lương thưởng hợp lý.
2. Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao.
3. Giá thành sản phẩm rẻ, cạnh tranh
4. Giá bán phù hợp với thu nhập của người dân
5. Có nhiều chính sách khuyến mại, hoa hồng. Những điểm yếu (W) 1.Công tác Marketing chưa được chú trọng. 2. Sản phẩm mới lạ với người tiêu dùng. 3. Hệ thống kênh phân phối chưa hoàn thiện. 4. Chất lượng sản phẩm chưa cao
5. Sức cạnh tranh thấp
Những cơ hội (O)
1. Nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên
2. Môi trường chính trị xã hội ổn định
3. Chính sách hỗ trợ từ chính phủ
4. Thủ tục hành chính và hệ thống luật thương mại được cải thiện.
Chiến lược S – O
1. S3,4 – O1: Chiến lược cạnh tranh về giá.
2. S2,3,4,5 – O1,2,3,4: Chiến lược mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng đến thị trường ngoại.
Chiến lược W – O 1. W1,2,4 – O1: Xây dựng chiến lược Marketing. 2. W2,4,5 – O1: Chiến lược cải tiến chất lượng sản phẩm
3. W3 – O2,4: Chiến lược hoàn thiện hệ thống kênh phân phối.
Những đe doạ (T)
1. Nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành
2. Kỹ thuật công nghệ còn yếu kém.
3. Nguồn NVL chưa được chủ động.
4. Sản phẩm thay thế đa dạng
Chiến lược S – T
1. S3,4,5 – T1,4: Chiến lược tăng doanh số tại những thị trường cũ và thâm nhập thị trường mới. 2. S4,5 – T4 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới kịp thời.
3. S3,4 – T1,3,4: Tạo lợi thế cạnh tranh nhờ nguồn nguyên vật liệu rẻ.
Chiến lược W – T
1. W2,3,4,5 – T1,4 Chiến lược nghiên cứu thị trường để tung ra sản phẩm có giá và chất lượng phù hợp. Tìm kiến thị trường phù hợp với sản phẩm của Công ty. 2. W3 – T1: Chiến lược thâm nhập thị trường một cách thận trọng.
Nguồn: Phân tích tổng hợp
Từ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa kết hợp với nhau có thể đưa ra các giải pháp sau:
Từ những điểm mạnh bên trong có thể tận dụng để đối phó với những đe dọa từ bên ngoài, vì trong điều kiện ngày nay khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng và đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm cũng như mức độ dinh dưỡng ngày càng tăng khiến cho việc cạnh tranh giữa các Công ty trong ngành ngày càng tăng. Do đó các Công ty phải năng động trong việc tìm kiếm một nguồn nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng và việc cắt giảm chi phí trong một sản phẩm cũng là một lợi thế cạnh tranh giữa các Công ty. Ngoài ra trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cuốn hút sự tham gia của hầu hết các tập đoàn kinh tế trên thế giới sẽ mang lại nhiều cơ hội, nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn những đe dọa cho các Công ty như việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, nhiều đối thủ tiềm năng khi nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Vì thế bất kì Công ty nào cũng phải có sự chuẩn bị nhất định để tồn tại, phát triển trong điều kiện và hoàn cảnh mới.
Để khắc phục những điểm yếu trong thời gian tới Công ty nên quan tâm nhiều đến chất lượng hơn là quan tâm đến giá thành sản phẩm, vì khi đất nước phát triển thì thu nhập của người dân sẽ tăng lên, lúc đó thái độ của người tiêu dùng lại quan tân đến chất lượng hơn là giá thành của sản phẩm.
Nhưng một điểm yếu nhất mà Công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới là chú trọng đến chiến lược Marketing của doanh nghiệp, vì nếu không có chiến lược marketing tốt thì người tiêu dùng không thể biết đến sản phẩm của Công ty.
Khắc phục tốt những điểm yếu trong thời gian tới, Công ty có thể mợ rộng thị trường tiêu thụ theo hướng hướng ngoại vì hiện nay trên thế giới nhu cầu về sữa rất lớn.