- Về huy động vốn
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận.
3.1.1. Vai trò của sản phẩm sữa đối với người dân Việt Nam
Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ với tốc độ “thần tốc” kéo theo mức thu nhập, mức sống của người dân cũng được cải thiện rõ rệt. Nếu trước đây thành ngữ “ăn no mặc ấm” là ước mơ của nhiều người thì ngày nay, khi đất nước đã gia nhập WTO lại là “ăn ngon mặc đẹp” …. Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nó đóng một vai trò quan trọng đảm bảo cân bằng và đa dạng các loại dinh dưỡng cho con người. Do đó hầu hết mọi người đều là người tiêu dùng các sản phẩm được chế biến từ sữa.
Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày, với trẻ em, thanh thiếu niên và những người trung tuổi, sữa có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe. Trên thị trường có rất nhiều loại bột ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức khỏe… Nhưng các sản phẩm này về chất lượng và độ dinh dưỡng không hoàn toàn thay thế được sữa.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường nhiều Công ty kinh doanh sản phẩm sữa đã ra đời. Nhiều doanh nghiệp đã tạo được lòng tin nơi người tiêu dùng nhờ chất lượng sản phẩm sữa luôn đảm bảo như Công ty cổ phần sữa Vinamilk, Duth Lady, Nutifood…. . Nhưng bên cạnh đó cũng cần lên án nhiều Công ty vì chạy theo lợi ích trước mắt mà bất chấp tất cả những giá trị đạo đức, văn hóa.
3.1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa của Việt Nam năm 2006 – 2007
Hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với hơn 80 triệu dân. Lượng tiêu thụ sữa của Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15 – 20 % năm, theo dự báo
đến năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020.
Về mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7,8 kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90. Theo dự báo trong thời gian sắp tới mức tiêu thụ sữa sẽ tăng từ 15 - 20% ( tăng theo thu nhập bình quân).
Nghiên cứu của AC. Nielsen tại các thành phố lớn tiêu thụ sữa mạnh trong năm qua đã cho thấy ngành sữa bột tiếp tục tăng trưởng 6% về số lượng, nhưng doanh số tăng đến 20%, do hầu hết các nhà sản xuất đều tăng giá bán và tung ra nhiều sản phẩm cải tiến. Trong đó sữa cho trẻ em tăng đến 18% về số lượng và 30% về doanh số.
Cơ cấu tiêu dùng sữa đang có nhiều thay đổi. Năm 2002, sữa bột chiếm khoảng 25%/tổng khối lượng sữa tiêu thụ thì hiện nay chỉ còn 21%; và sữa nước gồm các loại sữa dinh dưỡng, tiệt trùng, yaourt, sữa trái cây... đang tăng mạnh.
Đáng chú ý là sản lượng sữa của Vinamilk và Nutifood đang dẫn đầu ngành sữa, nhưng sữa bột của Abbott ( Mỹ ) dẫn đầu về doanh số tại thị trường VN do giá bán cao hơn nhiều so với sản phẩm nội địa. Nếu tính giá trung bình của thị trường năm 2005, giá sữa khoảng 122 đ/gam thì giá sữa Abbott lên đến 222 đ/gam so với Nutifood chỉ 77đ/gam và Vinamilk 89 đ/gam.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp nghiên cứu sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp cá nhân, lãnh
đạo công nhân viên của Công ty và các khách hàng trên thị trường sau đó ghi chép lại.
Phương pháp nghiên cứu thứ cấp: Thu thập số liệu, dữ liệu từ các phòng ban
trong Công ty, từ sách báo, Internet…
3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Chủ yếu sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tính toán các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp thu thập thông tin, số liệu nhằm
phương pháp này được sử dụng để trình bày về thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Phương pháp so sánh: là phương pháp sử dụng nhiều nhất trong phân tích kinh
tế thông qua việc so sánh chỉ tiêu phân tích với chỉ tiêu gốc ( năm 2006)
Số tuyệt đối: Đó là kết quả so sánh giữa hai kì phân tích, là phép trừ giữa các
mức độ của chỉ tiêu đang xem xét và chỉ tiêu gốc. So sánh bằng các số liệu tuyệt đối cho thấy sự biến động về quy mô và khối lượng của chỉ tiêu cần phân tích
Ta có công thức: ±△ = a1 – ao
Trong đó: ±△ là sự thay đổi của chỉ tiêu cần phân tích ao là kì gốc
a1 là kì phân tích
Số tương đối: phản ánh mối quan hệ tỷ lệ kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng
thể hoặc biến đổi về mặt tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa các giai đoạn khác nhau
Ta có công thức : % thay đổi (±△) = (a1 – a0)/a0*100%
Trong đó: ±△ là sự thay đổi của chỉ tiêu cần phân tích ao là kì gốc
a1 là kì phân tích
Phương pháp phân tích ma trận SWOT: biểu đồ ma trận SWOT gồm 9 ô, một ô
ở phía trên bên trái luôn để trống, 4 ô chứa các yếu tố quan trọng, 2 ô nằm trên cùng là ô Cơ Hội ( Opportunity) và ô Đe Dọa ( Threat); 2 ô còn lại nằm phía bên trái là 2 ô: ô Điểm Mạnh ( Stregth) và ô Điểm Yếu ( Weakness)
Các phương pháp phối hợp:
S – O : Sử dụng điểm mạnh bên trong để nắm bắt cơ hội bên ngoài
S – T : Sử dụng điểm mạnh bên trong để né tránh hoặc vượt qua mối đe dọa bên ngoài
W – O : Giải pháp cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài
W – T : Chiến lược phòng thủ nhằm giảm bớt điểm yếu bên trong bằng cách né tránh những đe dọa từ bên ngoài.
Hình 3.1. Mô Hình Ma Trận SWOT.