Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các tổ hợp lai nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng của một số tổ hợp lúa lai ba dòng ở các vùng sinh thái khác nhau tại miền bắc việt nam (Trang 102)

Bảng 4.12 Năng suất thực thu của các tổ hợp lúa lai ba dòng tại các điểm khảo nghiệm trong vụ Mùa

4.6.1. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các tổ hợp lai nghiên cứu

Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống được trình bày tại bảng 4.17.

Tỷ lệ gạo lật không những phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh ở giai đoạn chín. Những giống có vỏ trấu mỏng thì tỷ lệ gạo lật cao hơn và ngược lại. Tỷ lệ gạo lật cao còn phản ánh độ chắc mẩy của hạt thóc, qua đó nó biểu hiện sự cân bằng về quá trình tổng hợp dinh dưỡng ở lá và quá trình vận chuyển dinh dưỡng vào hạt. Mục tiêu của các nhà chọn giống là chọn tạo ra các giống có tỷ lệ gạo lật cao, vỏ trấu có độ dày thích hợp. Tỷ lệ gạo lật của hầu hết các tổ hợp lai thí nghiệm đều cao hơn giống đối chứng Nhị ưu 838, cao nhất là AIQ366 (80,5%), thấp nhất là Thiên long ưu 540 (78,4%), nhìn chung mức biến động về tỷ lệ gạo lật giữa các tổ hợp tham gia thí nghiệm không nhiều 1-3%.

Tỷ lệ gạo xát là một chỉ tiêu hết sức quan trọng vì nó liên quan đến hiệu quả kinh tế, tỷ lệ gạo xát càng cao thì giá trị kinh tế càng cao. Tỷ lệ gạo xát phụ thuộc vào tỷ lệ gạo lật và cấu trúc hạt gạo. Khi có vỏ lụa dày thì tỷ lệ cám tăng, tỷ lệ gạo xát giảm và ngược lại. Tỷ lệ gạo xát còn phụ thuộc vào thời gian thu hoạch, độ ẩm của hạt trước khi xay sát và trang thiết bị xay xát. Do đó giống cho tỷ lệ gạo lật cao chưa hẳn đã cho tỷ lệ gạo xát cao và ngược lại. Tỷ lệ xay xát của tất cả các tổ hợp dao động từ 61,8-71,4%, cao nhất là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93 AIQ377 (70,5%), thấp nhất là Nhị ưu 30.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94

Bảng 4.17. Chỉ tiêu chất lượng gạo của các tổ hợp lúa lai ba dòng nghiên cứu

Tên giống Tỷ lệ gạo lật (%) Tỷ lệ gạo xát (%) Tỷ lệ gạo nguyên/ gạo xát (%) Dài (mm) Tỷ lệ D/R (mm) Độ bền gel Nhiệt độ hóa hồ Tỷ lệ trắng trong (%) Độ bạc bụng Hàm lượng Amylose (% CK) AIQ377 79,0 61,8 63,6 6,2 2,4 Cứng Cao 29,5 Bạc 24,6 GS55 79,5 70,6 86,1 6,3 2,5 Cứng Cao 27,1 Bạc 29,3 Thục hưng 8 79,6 69,9 60,1 6,9 2,9 Cứng Cao 31,9 Bạc 23,4 An ưu 393 78,9 67,8 65,8 7,2 3,3 Cứng Cao 62,6 Bạc TB 23,3

Tân Việt Hương 137 79,6 70,1 81,4 6,4 2,9 Mềm Cao 82,0 Hơi bạc 15,6

Tân Việt Hương 136 79,4 68,9 68,5 6,9 2,9 Mềm Trung bình 58,7 Hơi bạc 13,4

GS99 79,5 70,5 70,3 6,9 3,1 Mềm Cao 54,9 Bạc TB 11,3

Nhị ưu 30 79,4 71,4 73,8 6,4 2,6 Trung bình Cao 50,4 Bạc TB 21,9

AIQ366 80,5 67,1 67,5 6,0 2,9 Mềm Trung bình 29,7 Bạc 22,9

Thiên long ưu 540 78,4 67,8 59,5 7,1 3,0 Trung bình Cao 44,7 Bạc 21,3

Nhị ưu 838 (đ/c) 78,7 71,0 71,7 6,4 2,4 Trung bình Cao 34,9 Bạc 26,5

Ghi chú: - Phân tích chất lượng gạo tại Phòng Kiểm nghiệm và Chứng nhận sản phẩm cây trồng-Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, SPCT Quốc gia.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 95

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 96 Tỷ lệ gạo nguyên là chỉ tiêu đánh giá chất lượng thương phẩm của giống. tỷ lệ gạo nguyên. Tỷ lệ gạo nguyên phụ thuộc điều kiện canh tác, mùa vụ và kỹ thuật sau thu hoạch. Kết quả đánh giá cho thấy tỷ lệ gạo nguyên biến động từ 59,5-86,1%, tổ hợp có tỷ lệ gạo nguyên cao nhất là GS55, thấp nhất là Thiên long ưu 540.

- Chiều dài hạt gạo của các giống biến động từ 6,0-7,2mm. Theo “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa” (INGER, 1996) thì các giống lúa nghiên cứu có dạng hạt trung bình đến dài (Rất dài: > 7,5 mm; Dài: 6,6 - 7,5 mm; Trung bình: 5,51 - 6,6 mm; Ngắn < 5,5 mm).

Tỷ lệ dài/rộng hạt gạo: Các giống theo dõi có tỷ lệ dài/rộng dao động từ 2,4-3,3. Xếp loại các giống theo hình dạng hạt gạo thì các tổ hợp GS99, An ưu 393, Thiên long ưu 540 có dạng hạt thon. Các tổ hợp còn lại có dạng hạt trung bình (Thon: tỷ lệ dài/rộng: > 3,0; Trung bình: 2,1 - 3,0; Hơi tròn: 1,1 - 2,0; Tròn: <1,1).

Độ bền gel của các giống từ cứng đến mềm, hai tổ hợp AIQ377, GS55, Thục Hưng 8, An ưu 393 có độ bền gel cứng, các tổ hợp Nhị ưu 30, Thiên long ưu 540 có độ bền gel trung bình tương đương với đối chứng Nhị ưu 838. Các giống còn lại có độ bền gel mềm.

Nhiệt trở hồ: là một tính trạng biểu hiện nhiệt độ cần thiết để gạo nấu thành cơm và không hoàn nguyên. Ngoài phẩm chất cơm, gạo tốt còn phụ thuộc vào nhiệt trở hồ, Nhệt trở hồ thay đổi từ 55 - 79 0C. Nhiệt độ hóa hồ thấp (55-690C) khó nấu; Nhiệt trở hồ cao (75-790C) cơm nát. Nhiệt trở hồ trung bình (70-740C) là điều kiện tối ưu cho chất lượng gạo tốt. Kết quả đánh giá cho thấy: hai tổ hợp Tân việt hương 136, AIQ366 có nhiệt trở hồ trung bình, các tổ hợp còn lại đều có nhiệt trở hồ cao tương đương với đối chứng Nhị ưu 838.

Tỷ lệ trắng trong là những chỉ tiêu biểu hiện giá trị thương phẩm của các giống. Người tiêu thụ thích hạt gạo có nội nhũ trong mặc dù độ bạc bụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 97 không ảnh hưởng gì đến phẩm chất cơm. Kết quả phân tích cho thấy các tổ hợp đều có tỷ lệ trắng trong dao động từ 27,1-82,0%, cao nhất là Tân việt hương 137 (82,0%), thấp nhất là tổ hợp GS55 (27,1%).

Độ bạc bụng của hạt gạo phụ thuộc vào tính chất của nội nhũ, mức độ bạc bụng, với vết đục xuất hiện trên lưng, giữa hoặc bụng hạt. Độ bạc bụng có tần suất liên quan với tính trạng hạt tròn lớn hơn tính trạng hạt thon dài. Độ bạc bụng của các tổ hợp nghiên cứu từ hơi bạc đến bạc. Tổ hợp Tân việt hương 136, Tân việt hương 137 có độ bạc bụng hơi bạc, các tổ hợp An ưu 393, GS99, Nhị ưu 30 có độ bạc bụng trung bình, độ bạc bụng của các tổ hợp còn lại là bạc tương đương với đối chứng Nhị ưu 838.

Hàm lượng amylose là một chỉ tiêu quan trọng đối với gạo hàng hoá. Theo tiêu chuẩn Quốc tế phân loại hàm lượng amylose như sau: Amylose 0-2%: gạo nếp. Amylose 3-20%: hàm lượng amylose thấp, cơm dẻo, chiếm 30-40% trên thị trường. Amylose 20-25%: hàm lượng amylose trung bình, gạo mềm cơm chiếm khoảng 60% trên thị trường. Amylose > 25%: hàm lượng amylose cao, cơm khô cứng dùng để làm bánh tráng, bún. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng amylose của các tổ hợp lai dao động từ 11,3-29,3 %, tổ hợp GS99 có hàm lượng amylose thấp nhất là 11,3%, cơm sẽ dẻo, được thị trường ưu chuộng, GS55 có hàm lượng amylose cao nhất đạt 29,3% cơm khô cứng, dùng để làm bánh tráng, bún, các tổ hợp lai còn lại có hàm lượng amylose trung bình.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng của một số tổ hợp lúa lai ba dòng ở các vùng sinh thái khác nhau tại miền bắc việt nam (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)