e. ƯTL về thời gian sinh trưởng
4.1.1. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp la
Thời gian sinh trưởng (TGST) của lúa được tính từ khi hạt nảy mầm đến khi lúa chín hoàn toàn. TGST dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và các điều kiện canh tác.
Quá trình sinh trưởng của phát triển của cây lúa trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn biểu hiện các đặc tính sinh lý và khả năng phản ứng với môi trường là khác nhau. Đối với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa đều chịu tác động của các yếu tố bên trong và điều kiện ngoại cảnh bên ngoài làm thay đổi thời gian sinh trưởng của cây lúa. Xác định được thời gian của từng giai đoạn sinh trưởng cũng như tổng thời gian sinh trưởng trước khi đưa ra sản xuất sẽ giúp bố trí khung thời vụ trong hệ thống canh tác hợp lý từ đó có biện pháp tác động phù hợp ở từng giai đoạn sinh trưởng nhằm đem lại năng suất cao nhất. Vì thế, nghiên cứu thời gian sinh trưởng của các giống là cơ sở để xác định thời vụ gieo cấy, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, làm tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời có các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhất cho từng giai đoạn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 sinh trưởng của cây để phát huy hết tiềm năng, năng suất của từng giống, nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc theo dõi thời gian sinh trưởng không chỉ có ý nghĩa trong việc bố trí thời vụ mà còn có ý nghĩa trong việc lựa chọn giống phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau.
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa (QCVN01-55:2011/BNNPTNT) các giống lúa được phân nhóm theo thời gian sinh trưởng như sau:
- Nhóm giống cực ngắn ngày có thời gian sinh trưởng < 100 trong vụ Mùa và <115 ngày trong vụ Xuân;
- Nhóm ngắn ngày có thời gian sinh trưởng từ 100-115 ngày trong vụ Mùa và từ 115-135 ngày trong vụ Xuân;
- Nhóm giống trung ngày có thời gian sinh trưởng từ 116-130 ngày trong vụ Mùa và từ 136-160 ngày trong vụ Xuân;
- Nhóm giống dài ngày có thời gian sinh trưởng > 130 ngày trong vụ Mùa và >160 ngày trong vụ Xuân.
Qua quá trình theo dõi về thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai ba dòng tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2013 và vụ Mùa 2013 chúng tôi thu được kết quả trình bày tại bảng 4.1.
Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai trong vụ Xuân: Vụ xuân 2013 nhìn chung tương đối thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển.
Tại các điểm khảo nghiệm, giai đoạn mạ thời tiết ấm, mạ sinh trưởng tốt. Sau khi cấy nhiệt độ trung bình trong ngày cao giúp cây lúa bén rễ hồi xanh nhanh. Tuy nhiên giai đoạn đẻ nhánh có nền nhiệt độ cao, trời không có mưa nên hạn chế khả năng đẻ nhánh của cây lúa. Giai đoạn lúa trỗ thời tiết thuận lợi, ngày nắng đêm mưa nên hầu hết các giống trỗ nhanh và và kết hạt tốt. Giai đoạn cuối thời tiết thuận lợi cho cây lúa vào chắc và chín.
Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai trong vụ Mùa: Vụ mùa 2013 điều kiện thời tiết diễn biến bất thường; bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện sớm hơn so với trung bình nhiều năm gây ra mưa to, gió lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 đến sinh trưởng phát triển của lúa.
Giai đoạn mạ, trời nắng ấm thuận lợi cho cây mạ phát triển. Sau cấy, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, bén rễ hồi xanh nhanh. Tuy nhiên đến giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng, các cơn bão số 5 và số 6 xuất hiện liên tiếp gây ngập úng tại một số điểm khảo nghiệm như Hưng Yên, Thái Bình.
Giai đoạn lúa trỗ thời tiết có mưa nhiều vào các ngày từ 31/08-08/09 nên ảnh hưởng đến quá trình lúa thụ phấn thụ tinh. Thực tế này ảnh hưởng xấu tới cây lúa đang trong thời kỳ trổ bông dẫn đến tỷ lệ lép cao tại một số điểm khảo nghiệm, ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.
Giai đoạn cuối thời tiết thuận lợi cho cây lúa vào chắc, chín và thu hoạch. * Tại điểm khảo nghiệm Hòa Bình: Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai nghiên cứu biến động trong khoảng 108-123 ngày trong vụ Xuân và từ 103- 115 ngày ở vụ Mùa. Ở vụ Xuân tổ hợp có thời gian sinh trưởng dài nhất là GS99 và Nhị Ưu 30 (123 ngày) dài hơn giống đối chứng Nhị ưu 838 khoảng 7 ngày. Các tổ hợp Tân việt hương 137, Thục Hưng 8, An ưu 393, AIQ366 có thời gian sinh trưởng từ 108 - 110 ngày ngắn hơn so với đối chứng Nhị ưu 838 (6-8 ngày). Các tổ hợp còn lại có thời gian sinh trưởng xấp xỉ và tương đương giống đối chứng Nhị ưu 838. Trong điều kiện vụ Mùa, tổ hợp có thời gian sinh trưởng dài nhất là AIQ366 (115ngày) dài hơn giống đối chứng Nhị ưu 838 12 ngày, các tổ hợp còn lại đều có thời gian sinh trưởng dài hơn so với đối chứng Nhị ưu 838 từ 4 - 10 ngày.
* Tại điểm khảo nghiệm Hưng Yên: Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai nghiên cứu biến động trong khoảng 113 - 131 ngày trong vụ Xuân và từ 103- 112 ngày ở vụ Mùa. Ở vụ Xuân các tổ hợp AIQ377, GS99, Nhị ưu 30 (131ngày), GS55 (130 ngày) có thời gian sinh trưởng dài hơn giống đối chứng Nhị ưu 838 khoảng 2-3 ngày. Các tổ hợp còn lại đều có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng Nhị ưu 838. Tổ hợp có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là Tân Việt Hương 137 (113 ngày), ngắn hơn đối chứng Nhị ưu 838 là 15 ngày. Trong điều kiện vụ Mùa, tổ hợp có thời gian sinh trưởng dài nhất là GS99 (112
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 ngày) dài hơn đối chứng Nhị ưu 838 4 ngày, tổ hợp có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là Tân Việt Hương 137 (103 ngày) ngắn hơn đối chứng Nhị ưu 838 là 5 ngày. Các tổ hợp An ưu 393, Thiên long ưu 540 có thời gian sinh trưởng (108 ngày) tương đương với đối chứng Nhị ưu 838.
* Tại điểm khảo nghiệm Hải Dương: Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai nghiên cứu biến động trong khoảng 122-140 ngày trong vụ Xuân và từ 101- 109 ngày ở vụ Mùa. Ở vụ Xuân tổ hợp GS99 có thời gian sinh trưởng dài nhất (140 ngày) dài hơn giống đối chứng Nhị ưu 838 10 ngày. Tổ hợp AIQ366 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (122 ngày); tổ hợp Tân việt hương 137 (126 ngày) có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng Nhị ưu 838 4 ngày. Các tổ hợp còn lại có thời gian sinh trưởng xấp xỉ và tương đương giống đối chứng Nhị ưu 838. Trong điều kiện vụ Mùa, đa số các tổ hợp có thời gian sinh trưởng dài xấp xỉ và tương đương với đối chứng Nhị ưu 838. Tổ hợp có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là Tân việt hương 137 (101 ngày); tổ hợp Tân việt hương 136, GS99 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng Nhị ưu 838 từ 2-4 ngày.
* Tại điểm khảo nghiệm Thái Bình: Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai nghiên cứu biến động trong khoảng 109-127 ngày trong vụ Xuân và từ 107- 116 ngày ở vụ Mùa. Ở vụ Xuân tổ hợp GS99, Nhị ưu 30 có thời gian sinh trưởng dài nhất (127 ngày) dài hơn giống đối chứng Nhị ưu 838 2 ngày. Tổ hợp Tân việt hương 137 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (109 ngày) ngắn hơn giống đối chứng Nhị ưu 838 là 16 ngày. Các tổ hợp còn lại đều có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng Nhị ưu 838. Trong điều kiện vụ Mùa, tổ hợp có thời gian sinh trưởng dài nhất là GS99, Nhị ưu 30, AIQ366 (116 ngày) và tổ hợp có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là Tân việt hương 137 (107 ngày). Các tổ hợp AIQ377, Thục Hưng 8 có thời gian sinh trưởng tương đương với đối chứng Nhị ưu 838 (114 ngày). Các tổ hợp còn lại có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng Nhị ưu 838 từ 3 – 5 ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai ba dòng tại các điểm khảo nghiệm trong
vụ Xuân và Mùa năm 2013
Đơn vị tính: ngày
Tên giống
Hòa Bình Hưng Yên Hải Dương Thái Bình Thanh Hóa Trung Bình
Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa AIQ 377 119 108 131 110 130 109 119 114 128 105 125 109 GS 55 115 109 130 106 130 108 119 109 125 106 124 108 Thục hưng 8 110 113 126 110 131 108 116 114 119 107 120 110 An ưu 393 110 107 116 108 128 108 114 110 120 106 118 108 Tân việt hương 137 108 107 113 103 126 101 109 107 113 102 114 104 Tân việt hương 136 115 107 119 106 133 105 119 109 116 107 120 107 GS 99 123 110 131 112 140 107 127 116 127 109 130 111 Nhịưu 30 123 109 131 110 129 109 127 116 120 106 126 110 AIQ 366 110 115 119 111 122 109 118 116 118 106 117 111 Thiên long ưu 540 117 108 125 108 129 109 123 111 118 107 122 109
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 * Tại điểm khảo nghiệm Thanh Hóa: Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai nghiên cứu biến động trong khoảng 113-128 ngày trong vụ Xuân và từ 102-109 ngày ở vụ Mùa. Ở vụ Xuân tổ hợp có thời gian sinh trưởng dài nhất là AIQ377 (128 ngày) dài hơn giống đối chứng Nhị ưu 838 là 7 ngày, các tổ hợp GS55, GS99 có thời gian sinh trưởng dài hơn giống đối chứng Nhị ưu 838 khoảng 4-6 ngày. Tổ hợp có thời gian sinh trưởng ngắn nhất Tân việt hương 137 (113 ngày), các tổ hợp còn lại có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng Nhị ưu 838 từ 1 - 5 ngày. Trong điều kiện vụ Mùa, tổ hợp có thời gian sinh trưởng dài nhất là GS99 (109 ngày) và tổ hợp có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là Tân việt hương 137 (102 ngày). Các tổ hợp còn lại có thời gian sinh trưởng xấp xỉ và tương đương giống đối chứng Nhị ưu 838.
Đánh giá thời gian sinh trưởng qua 2 vụ Xuân 2013 và Mùa 2013 chúng tôi có một số nhận xét sau:
Thời gian sinh trưởng ngắn hay dài phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống, từng thời vụ gieo trồng và các điều kiện ngoại cảnh của từng địa phương khác nhau. Thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa quan trong đối với việc bố trí cơ cấu, thời vụ gieo trồng, là điều kiện cần thiết để từ đó có thể thâm canh tăng vụ. Ngoài ra, theo dõi thời gian sinh trưởng còn có ý nghĩa trong việc lựa chọn giống phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau.
Tất cả các tổ hợp nghiên cứu đều có thời gian sinh trưởng dao động từ 108-140 ngày trong vụ Xuân và từ 101-116 ngày trong vụ Mùa, thuộc nhóm giống ngắn ngày, thích hợp với thời vụ gieo cấy là Xuân muộn và Mùa sớm tại các tỉnh phía Bắc. Trong đó các tổ hợp Tân việt hương 137, Tân việt hương 136 có thời gian sinh trưởng vụ Mùa ngắn từ 101-107 ngày, rất thích hợp cho những vùng có cơ cấu 3 vụ, cần những bộ giống ngắn ngày để dành thời gian cho trồng cây vụ Đông.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 0 20 40 60 80 100 120 140 AIQ 377 GS 55 Thục hưng 8 An ưu 393 Tân việt hương 137 Tân việt hương 136 GS 99 Nhịưu 30 AIQ 366 Thiên long ưu 540 Nhịưu 838 (đ/c1) T G S T ( N g à y ) Vụ Xuân Vụ Mùa
Hình 4.1: Thời gian sinh trưởng các tổ hợp lúa lai nghiên cứu vụ Xuân và vụ Mùa 2013