Đặc điểm nông sinh học của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng của một số tổ hợp lúa lai ba dòng ở các vùng sinh thái khác nhau tại miền bắc việt nam (Trang 51)

e. ƯTL về thời gian sinh trưởng

3.5.2. Đặc điểm nông sinh học của các giống thí nghiệm

- Sức sống mạ: Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy. Đánh giá theo thang điểm 1, 5, 9:

+ Điểm 1: Mạ sinh trưởng mạnh. Cây sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây có hơn một dảnh.

+ Điểm 5: Mạ sinh trưởng trung bình. Cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có 1 dảnh.

+ Điểm 9: Mạ yếu. Cây mảnh yếu hoặc còi cọc, lá vàng. - Độ dài giai đoạn trỗ:

+ Điểm 1: Tập trung: Không quá 3 ngày + Điểm 5: Trung bình: 4-7 ngày

+ Điểm 9: Dài: Hơn 7 ngày

- Độ thoát cổ bông: Quan sát khả năng trỗ thoát cổ bông của quần thể. Đánh giá theo thang điểm 1, 5, 9:

+ Điểm 1: Thoát hoàn toàn

+ Điểm 5: Thoát vừa đúng cổ bông + Điểm 9: Thoát một phần

- Độ cứng cây: Quan sát tư thế của cây khi có gió lớn và trước khi thu hoạch. Đánh giá theo thang điểm 1, 5, 9:

+ Điểm 1: Cứng: Cây không bị đổ

+ Điểm 5: Trung bình: Hầu hết cây bị nghiêng + Điểm 9: Yếu: Hầu hết cây bị đổ rạp

- Độ tàn lá: Quan sát sự chuyển màu của lá ở giai đoạn lúa chín. Đánh giá theo thang điểm 1, 5, 9.

+ Điểm 1: Muộn và chậm. Lá giữ màu xanh tự nhiên. + Điểm 5: Trung bình. Các lá trên biến vàng.

+ Điểm 9: Sớm và nhanh. Tất cả lá biến vàng và chết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 râu). Tiến hành đo ở giai đoạn chín, trên 10 cây mẫu, đơn vị tính cm.

- Độ rụng hạt: Giữ chặt cổ bông và vuốt dọc bông, tính tỷ lệ (%) hạt rụng. Số bông mẫu là 5. Đánh giá và cho điểm

+ Điểm 1: Khó rụng: <10% số hạt rụng + Điểm 5: Trung bình: 10-50% số hạt rụng + Điểm 9: Dễ rụng: >50% số hạt rụng

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng của một số tổ hợp lúa lai ba dòng ở các vùng sinh thái khác nhau tại miền bắc việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)