Mức độ nhiễm sâu bệnh

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng của một số tổ hợp lúa lai ba dòng ở các vùng sinh thái khác nhau tại miền bắc việt nam (Trang 52)

e. ƯTL về thời gian sinh trưởng

3.5.4.Mức độ nhiễm sâu bệnh

- Bệnh đạo ôn hại lá: Quan sát vết bệnh gây hại trên lá ở giai đoạn đẻ nhánh, đánh giá và cho điểm

- 0: Không có vết bệnh

- 1: Vết bệnh mầu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh

- 3: Dạng vết bệnh như ở điểm 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở các lá trên.

- 4: Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3mm hoặc hơi dài, diện tích vết bệnh trên lá<4% diện tích lá.

- 5: Vết bệnh điển hình: 4-10% diện tích lá - 6: Vết bệnh điển hình: 11-25% diện tích lá - 7: Vết bệnh điển hình: 26-50% diện tích lá - 8: Vết bệnh điển hình: 51-75% diện tích lá

- 9: Vết bệnh điển hình: Hơn 75% diện tích vết bệnh trên lá

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Quan sát vết bệnh gây hại xung quanh cổ bông ở giai đoạn vào chắc, đánh giá và cho điểm

- 0: Không có vết bệnh

- 1: Vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2

- 3: Vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông

- 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ phía dưới trục bông.

- 7: Vết bệnh bao quanh toàn cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc

- 9: Vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất, hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc ít hơn 30%.

- Bệnh bạc lá: Quan sát diện tích vết bệnh trên lá từ giai đoạn làm đòng đến vào chắc, đánh giá và cho điểm

- 1: 1-5% diện tích vết bệnh trên lá - 3: 6-12%.

- 5: 13-25%. - 7: 26-50% - 7: 26-50% - 9: 51-100%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 - Bệnh khô vằn: Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá ở giai đoạn chín sữa đến vào chắc. (việc đánh giá biểu thị bằng % so với chiều cao cây), đánh giá và cho điểm

- 0: Không có triệu trứng

- 1: Vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây - 3: Vết bệnh 20%-30% chiều cao cây - 5: Vết bệnh 31%-45% chiều cao cây - 7: Vết bệnh 46%-65% chiều cao cây - 9: Vết bệnh >65% chiều cao cây

- Bệnh đốm nâu: Quan sát diện tích vết bệnh trên lá ở giai đoạn mạ và giai đoạn làm đòng đến chín, đánh giá và cho điểm

- 0: Không có vết bệnh - 1: <4% diện tích vết bệnh trên lá - 3: 4%-10% diện tích vết bệnh trên lá - 5: 11% -25% diện tích vết bệnh trên lá - 7: 26%-75% diện tích vết bệnh trên lá - 9: >76% diện tích vết bệnh trên lá

- Sâu đục thân: Quan sát số dảnh chết hoặc bông bạc ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và giai đoạn vào chắc đến chín, đánh giá và cho điểm

- 0: Không bị hại - 1: 1-10% số dảnh chết hoặc bông bạc - 3: 11-20% số dảnh chết hoặc bông bạc - 5: 21-30% số dảnh chết hoặc bông bạc - 7: 31-50% số dảnh chết hoặc bông bạc - 9: >51% số dảnh chết hoặc bông bạc

- Sâu cuốn lá: Quan sát lá, cây bị hại. Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở giai đoạn từ đẻ nhánh đến chín. Đánh giá và cho điểm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 - 0: Không bị hại - 1: 1-10% cây bị hại - 3: 11-20% cây bị hại - 5: 21-35% cây bị hại - 7: 36-51% cây bị hại - 9: >51% cây bị hại

- Rầy nâu: Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết ở giai đoạn từ đẻ nhánh đến chín, đánh giá và cho điểm

- 0: Không bị hại

- 1: Hơi biến vàng trên một số cây

- 3: Lá biến vàng bộ phận chưa bị “cháy rầy” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 5: Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng

- 7: Hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng - 9: Tất cả cây bị chết.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng của một số tổ hợp lúa lai ba dòng ở các vùng sinh thái khác nhau tại miền bắc việt nam (Trang 52)