e. ƯTL về thời gian sinh trưởng
4.2. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp lai trên đồng ruộng
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên không khí luôn nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng sinh trưởng và phát triển, nhưng đồng thời đây cũng là điều kiện tốt cho nhiều loại sâu, bệnh hại phát triển và lây lan. Sâu bệnh hại ngoài việc làm giảm năng suất còn làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng gạo đồng thời sâu bệnh còn làm tăng mức chi phí hoặc có thể làm mất mùa hoàn toàn. Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh và thích ứng với những tác động xấu của điều kiện sinh thái của các giống lúa là chỉ tiêu đặt ra với các nhà nghiên cứu trên thế giới. Nó vừa có ý nghĩa nâng cao năng suất cây trồng vừa có tác dụng bảo vệ môi trường do chúng ta chủ động được công tác phòng trừ có hiệu quả khi thực hiện quy trình sản xuất.
Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại được thực hiện trong điều kiện tự nhiên trên thí nghiệm đồng ruộng. Số liệu được trình bày ở bảng 4.4, 4.5.
Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện thí nghiệm có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ở vụ Xuân mức độ nhiễm bệnh của các tổ hợp nghiên cứu từ không nhiễm đến điểm nhiễm nhẹ điểm 1-3. Tổ hợp GS99 không nhiễm đạo ôn hại lá. Hai tổ hợp An ưu 393, Tân việt hương 136 không nhiễm đạo ôn cổ bông. Tổ hợp Thiên long ưu 540 bị nhiễm cả đạo ôn hại lá và đạo ôn cổ bông ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 điểm 1-3. Vụ Mùa hầu hết các tổ hợp đều không bị nhiễm đạo ôn, riêng tổ hợp AIQ377 nhiễm nhẹ đạo ôn hại lá điểm 0-1.
Bệnh bạc lá: Vụ Mùa các giống nghiên cứu nhiễm bệnh bạc lá nặng hơn so với vụ Xuân. Trong vụ Xuân mức độ nhiễm bệnh của các tổ hợp nghiên cứu từ không nhiễm đến điểm nhiễm nhẹ điểm 0-1 tương đương với đối chứng Nhị ưu 838. Vụ Mùa, tổ hợp Nhị ưu 30 nhiễm bệnh bạc lá nhẹ (0- 1), tổ hợp AIQ377 và GS 99 nhiễm bệnh bạc lá nặng hơn (điểm 1-3), tổ hợp AIQ377 và GS99 nhiễm bệnh bạc lá từ nhẹ đến trung bình (điểm 3-5) tương đương với đối chứng Nhị ưu 838. Các tổ hợp còn lại nhiễm bệnh bạc lá khá nặng (điểm 5-7).
Bệnh khô vằn: Trong vụ Xuân đa số các tổ hợp đều bị nhiễm khô vằn ở mức nhẹ (điểm 1-3). Hai tổ hợp An ưu 393 và GS99 nhiễm nhẹ nhất (điểm 0-1). Riêng tổ hợp Thiên long ưu 540 nhiễm khô vằn ở mức nhẹ đến trung bình (điểm 3-5). Vụ Mùa tất cả các tổ hợp đều nhiễm khô vằn ở mức nhẹ (điểm 1-3).
Đốm nâu: Trong vụ Xuân đa số các tổ hợp lai biểu hiện nhiễm nhẹ (điểm 0-1), các tổ hợp GS55, An ưu 393, Tân việt hương 137, Thiên long ưu 540 nhiễm nặng hơn (điểm 1-3). Trong vụ Mùa hầu hết các tổ hợp biểu hiện nhiễm nhẹ (0-1) tương đương với giống đối chứng Nhị ưu 838, riêng tổ hợp GS99 biểu hiện ở điểm 1-3.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
Bảng 4.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lúa lai ba dòng tại các điểm khảo nghiệm trong vụ Xuân 2013
Tên giống
Bệnh (điểm) Sâu (điểm)
Đạo ôn hại lá
Đạo ôn
cổ bông Bạc lá Khô vằn Đốm nâu Đục thân Cuốn lá Rầy nâu
AIQ 377 0-1 0-1 0-1 1-3 0-1 0-1 0-1 0-1 GS 55 0-1 0-1 0-1 1-3 1-3 0-1 1-3 1-3 Thục hưng 8 0-1 1-3 0-1 1-3 0-1 0-1 0-1 0-1 An ưu 393 0-1 0 0-1 0-1 1-3 0-1 1-3 0-1 Tân việt hương 137 0-1 1-3 0-1 1-3 1-3 0-1 0-1 1-3 Tân việt hương 136 0-1 0 0-1 1-3 0-1 0 1-3 0-1 GS 99 0 0-1 0 0-1 0-1 0-1 0-1 0-1 Nhịưu 30 0-1 0-1 0-1 1-3 0-1 0-1 0-1 0-1 AIQ 366 1-2 0-1 0 1-3 0-1 0-1 0-1 0-1 Thiên long ưu 540 1-3 1-3 0-1 3-5 1-3 1-3 1-3 1-3 Nhịưu 838 (đ/c) 0-1 0-1 0-1 1-3 0-1 0-1 0-1 0-1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
-Điểm đánh giá thể hiện mức độ nhiễm sâu bệnh cao nhất của giống tại một trong các điểm thí nghiệm.
Bảng 4.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lúa lai ba dòng tại các điểm khảo nghiệm trong vụ Mùa 2013
Tên giống
Bệnh (điểm) Sâu (điểm)
Đạo ôn hại lá
Đạo ôn
cổ bông Bạc lá Khô vằn Đốm nâu Đục thân Cuốn lá Rầy nâu
AIQ 377 0-1 0 1-3 1-3 0-1 0-1 1 0-1 GS 55 0 0 5-7 1-3 0-1 0-1 1 0-1 Thục hưng 8 0 0 5-7 1-3 0-1 0-1 1 0-1 An ưu 393 0 0 5-7 1-3 0-1 0-1 1 1-3 Tân việt hương 137 0 0 3-5 1-3 0-1 0-1 1 0-1 Tân việt hương 136 0 0 5-7 1-3 0-1 0-1 1 1-3 GS 99 0 0 1-3 1-3 1-3 0-1 1 0-1 Nhịưu 30 0 0 0-1 1-3 0-1 0-1 1 0-1 AIQ 366 0 0 5-7 1-3 0-1 0-1 1 1-3 Thiên long ưu 540 0 0 5-7 1-3 0-1 0-1 1 1-3 Nhịưu 838 (đ/c) 0 0 1-3 1-3 0-1 0-1 1 0-1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 Sâu đục thân: Nhìn chung các điểm thí nghiệm có phun thuốc bảo vệ thực vật nên hầu hết tổ hợp lai biểu hiện từ không nhiễm đến nhiễm nhẹ (0-1), Riêng tổ hợp Thiên long ưu 540 nhiễm nặng hơn (điểm 1-3) ở vụ Xuân.
Sâu cuốn lá: Trong vụ Xuân, các tổ hợp GS55, An ưu 393, Tân Việt Hương 136, Thiên long ưu 540 nhiễm nặng nhất (1-3), các tổ hợp còn lại biểu hiện nhiễm nhẹ (điểm 0-1) tương đương với đối chứng Nhị ưu 838 Nhị ưu 838. Trong vụ Mùa tất cả các tổ hợp đều bị nhiễm sâu cuốn lá nhẹ (điểm 1).
Rầy nâu: Trong vụ Xuân, đa số các tổ hợp nhiễm rầy nâu nhẹ (điểm 0- 1) tương đương với đối chứng Nhị ưu 838 Nhị ưu 838. Tổ hợp GS55, Tân Việt Hương 137, Thiên long ưu 540 nhiễm rầy nâu nặng hơn (điểm 1-3); Trong vụ Mùa, tổ hợp An ưu 393, Tân Việt Hương 136, Thiên long ưu 540, AIQ366 nhiễm rầy nâu nặng hơn (điểm 1-3), các tổ hợp còn lại nhiễm rầy nâu nhẹ (điểm 0-1) tương đương với đối chứng Nhị ưu 838 Nhị ưu 838.
Nhận xét chung:
Kết quả cho thấy, trong điều kiện thí nghiệm đồng ruộng có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp nghiên cứu nhẹ từ điểm 0 - 3. Tuy nhiên trong vụ Mùa một số tổ hợp bị nhiễm bạc lá nặng (điểm 5-7) gây ảnh hưởng tới năng suất thực thu tại một vài điểm khảo nghiệm.