Nước thải sản xuất từ các công đoạn giặt mài và nước xả đáy nồi hơi được thu gom về bể gom nước thải của trạm xử lý nước thải bằng hình thức tự chảy qua hệ thống mương dẫn.
Nước thải sau bể tách dầu mỡ ở nhà bếp và nước thải sau xử lý của bể tự hoại được dẫn về bể gom nước thải tập trung qua hệ thống đường ống ngầm.
Bảng 19. Cơ cấu nước thải cần phải xử lý của nhà máy theo trung bình Quý IV – 2013
Nguồn thải Khôí lượng Đơn vị Tỷ lệ (%)
Nước thải sản xuất 2147,2±28,7 m3/ngày 95,70
Ngước thải sinh hoạt 97,5±4,5 m3/ngày 4,30
Tổng 2244,7±33,2 m3/ngày 100
Trạm xử lý nước thải tập trung của nhà máy May Kim Bình có công suất trung bình 2300 m3/ngày đêm. Lưu lượng xử lý lớn nhất là 2800 m3/ngày đêm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48
Hình 16. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy may Kim Bình Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải:
+ Song chắn rác là công đoạn xử lý đầu tiên rất cần thiết, nó cho phép: loại bỏ rác, nilông, các xơ, sợi chỉ vụn, các vật có kích thước lớn; đảm bảo cho độ bền của máy móc, thiết bị trong các công trình xử lý tiếp theo. Nước thải từ hệ thống kênh dẫn vào hố gom được bơm định lượng cấp một lương hóa chất keo tụ PAC và trợ keo tụ PAM để giúp quá trình hòa trộn hóa chất vào nước thải được diễn ra hoàn toàn và quá trình tạo bông lắng được diễn ra triệt để.
+ Nước thải từ hố gom được bơm lên ống trung tâm của bể lắng sơ cấp để loại bỏ hết các tạp chất có kích thước lớn, các bông cặn có khả năng lắng xuống Hóa chất Nước thải nhà máy may Song chắn rác Hố thu nước thải Bể lọc Bể lắng thứ cấp Bể Aeroten Bểđiều hòa Bể lắng sơ cấp Máy lọc bùn khung bản Bể chứa bùn Nước thải Nước sau xử lý đạt QCVN 13:2008/BTNMT Hệ thống cấp khí Phần rắn Bãi thải rắn Bùn tuần hoàn Bùn thải Hóa chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 dưới đáy thiết bị. Để hỗ trợ cho quá trình lắng, bể lắng sơ cấp được bố trí hệ thống khuấy chậm với tốc độ 0,75 vòng/phút. Cặn lắng dưới đáy thiết bị được xả định kì vào bể bùn còn phần nước trong được thu qua máng phía trên chảy về bể điều hòa.
+ Bể điều hòa được sục khí liên tục vừa có tác dụng giảm bớt hàm lượng chất bẩn, vừa có tác dụng điều hòa lưu lượng và thành phần chất bẩn. Tại đây, nước thải được bổ sung thêm hóa chất để ổn định pH nước thải. Senso cảm ứng pH đặt tại tại bể cấp tín hiệu bổ sung acid hay kiềm để đảm bảo pH của nước trong khoảng 6 – 9 (lượng acid sử dụng khoảng 4 lit/ngày đêm). Cùng với quá trình điều chỉnh pH của nước thải, tại bể điều hòa còn được sử dụng bơm định lượng cấp thêm một lượng hóa chất keo tụ gồm phèn nhôm, PAC và trợ keo tụ PAM với lưu lượng thích hợp giúp gắn kết các hạt lơ lửng không có khả năng lắng trong bể lắng sơ cấp có khả năng lắng được.
+ Trong bể điều hòa có bố trí 2 bơm nước thải chìm để bơm nước thải qua tháp giải nhiệt rồi mới chảy xuống bể xử lý hiếu khí. Sau khi qua tháp, nhiệt độ nước thải sẽ giảm dưới 300C để thuận tiện cho quá trình phát triển của vi sinh vật trong bể sinh học hiếu khí. Tại bể xử lý hiếu, Oxy được cấp liên tục từ máy thổi khí qua hệ thống ống và đĩa phân phối khí đặt ở đáy bể Aeroten. Các vi sinh vật sử dụng oxy, các chất hữu cơ có trong nước thải giúp cho quá trình sống và sinh trưởng của mình. Quá trình oxy hóa sinh hóa chủ yếu hoàn thành khi các Nitơ – Amonia chuyển thành Nitrat bởi quá trình Nitrat hóa bằng các vi sinh vật Nitrifes, khử BOD bằng các vi sinh vật Carbonuos.
+ Từ bể xử lý hiếu khí, nước thải chảy vào ống trung tâm của bể lắng thứ cấp để tách nước và bùn hoạt tính. Phần bùn lắng xuống đáy bể lắng được thu gom về bể chứa bùn, một phần được hoàn lưu về bể bùn hoạt tính để ổn định và duy trì nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần nước trong được thu qua máng phía trên chảy sang bể lọc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 + Nước trong sau khi đi qua các núm lọc và lớp vật liệu lọc được bơm định lượng cấp một lượng nhỏ nước Chloramin khử trùng rồi chảy ra mương dẫn ra kênh mương nội đồng, một lượng nhỏ được tái sử dụng để tưới cây trong khuân viên nhà máy.
Nước thải sau xử lý đạt loại B QCVN 13:2008 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải dệt may.
+ Phần bùn còn lại từ bể lắng thứ cấp và bể lắng sơ cấp được thu về bể chứa bùn và được xử lý qua máy lọc khung bản.
Hình 17. Mặt bằng tổng thể trạm xử lý nước thải