Nguồn gốc, khối lượng, thành phần tính chất nước thải sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý nước thải của nhà máy may kim bình kim bảng hà nam (Trang 57)

3.2.3.1. Nguồn gốc nước thải sản xuất

Nước thải trong quá trình sản xuất của nhà máy phát sinh chủ yếu trong công đoạn giặt mài.

Ngoài ra còn có một lượng nhỏ nước xả đáy nồi hơi.

3.2.3.2. Khối lượng nước thải sản xuất

Tiến hành điều tra khảo sát lượng nước thải sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất của nhà máy có bảng số liệu sau:

Bảng 17. Lượng nước thải sản xuất của nhà máy may Kim Bình

Đơn vị tính: m3/ngày

Lượng nước thải Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Trung bình

Nước thải từ xưởng giặt mài 2165,4 2103,3 2172,8 2147,2±28,7

Nước xả đáy nồi hơi 0,04 0,04 0,04 0,04

Tổng nước thải sản xuất 2165,4 2103,3 2172,8 2147,2±28,7

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 Lượng nước cấp cho sản xuất của nhà máy chiếm phần lớn nhu cầu sử dụng nước của nhà máy. Tương ứng với nó là một lượng lớn nước thải sản xuất của nhà máy mà chiếm phần ưu là từ khâu giặt mài. Theo kết quả trên, tổng lượng nước thải sản xuất trung bình là 2147,2 m3/ngày,trong đó gần 100% nước thải phát sinh từ xưởng giặt mài.

3.3.3.3. Thành phần, tính chất nước thải sản xuất

Nước thải phát sinh trong công đoạn giặt mài của nhà máy chiếm gần như 100% tổng lượng nước thải trong quá trình sản xuất. Nước thải này có độ pH luôn biến động và chứa nhiều chất liệu của bột giặt như: Các chất hoạt động bề mặt, chất tẩy trắng, các chất tăng bọt ... Do đó nước thải sản xuất của nhà máy có nhiều chất hữu cơ ở dạng khó phân hủy và các hóa chất độc hại.

Ngoài ra, trong quá trình giặt tẩy các chất bẩn được lấy ra từ đồ giặt nên nước thải này còn chứa nhiều cặn lơ lửng (SS) và các sợi vải nhỏ. Nước thải này thường có màu rất đặc trưng của màu quần bò.

Bảng 18. Kết quả phân tích nước thải giặt mài của nhà máy may Kim Bình

TT Các chỉ tiêu ĐVT Kết quả QCVN 13:2008/BTNMT 1 pH - 8,64 5,5 – 9 2 Độ màu Pt – Co 1658 150 3 COD mg/l 359 150 4 BOD5 mg/l 177 50 5 TSS mg/l 433 100 6 Fe mg/l 1,88 5 7 Dầu mỡ mg/l 5,4 5 8 Clorua mg/l 52 1000 9 Cr6+ mg/l 0,065 0,1

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích của Công ty TNHH Hỗ trợ phát triển KHCN

Nhn xét:

Từ số liệu tại bảng 3.16, khi so sánh kết quả nước thải sản xuất của nhà máy với quy chuẩn 13:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may, nhận thấy nước thải sản xuất của nhà máy May Kim Bình ô nhiễm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 màu cao. Độ màu của nước thải vượt 11 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Mặt khác, nước thải của nhà máy còn có hàm lượng BOD5 vượt 3,6 lần, COD vượt 2,4 lần và nồng độ chất rắn lơ lửng TSS vượt tiêu chuẩn cho phép 4,3 lần. Do đó, cần phải có hệ thống thu gom nước thải sản xuất để dẫn vào trạm xử lý nước thải chung của nhà máy. Đảm bảo chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt Quy chuẩn thải ra ngoài môi trường.

Nước xả đáy nồi hơi chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng lượng nước thải sản xuất của nhà máy. Nước thải này có nhiệt độ cao khoảng 45oC và chứa nhiều cặn lơ lửng (55mg/l).

Hiện nay, nhà máy luôn tuân thủ thực hiện giám sát môi trường trong nhà máy 03 tháng 1 lần với số lượng 01 mẫu nước thải sau xử lý trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Các chỉ tiêu giám sát gồm: pH, BOD, COD, SS, dầu mỡ, tổng N, tổng P, Coliform, Clorua, Cr6+. Hai quy chuẩn được áp dụng đối với nước thải sau xử lý của nhà máy là QCVN 13:2008/BTNMT và QCVN 40:2008/BTNMT, cột B.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý nước thải của nhà máy may kim bình kim bảng hà nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)