QCVN 13:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may. Cột B quy định giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt may khi thải vào nguồn tiếp nhận không dùng mục đích cấp nước sinh hoạt.
QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B quy định giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận không được dùng cho mục đích cấp.
QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1-dùng cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Quy mô, công nghệ sản xuất của nhà máy May Kim Bình
3.1.1. Quy mô sản xuất của nhà máy
Lĩnh vực sản xuất của nhà máy: quần bò, quần âu, áo jacket 3,5 lớp, áo rét các loại chất lượng cao. Công nghệ sản xuất của nhà máy là công nghệ tiên tiến, sản xuất sạch và có hệ thống tự động hóa cao.
Bảng 8. Quy mô sản xuất của nhà máy năm 2013
STT Hạng mục Công suất (sản phẩm/năm)
1 Áo Jacket 3,5 lớp xuất khẩu 144.000
2 Quần bò 2.500.000
3 Quần âu 1.420.000
4 Áo rét 336.000
Tổng công suất nhà máy 4.400.000
Nguồn: Công ty TNHH may Kim Bình, 2013
Nhận xét:
Qua bảng 3.3 cho thấy hạng mục sản xuất chính của nhà máy là sản xuất quần bò, chiếm 56,8% tổng công suất của nhà máy. Quần âu chiếm 32,3% tổng công suất của nhà máy. Lượng sản phẩm còn lại là sản xuất áo rét và áo Jacket 3,5 lớp xuất khẩu chiếm 10,9% tổng công suất của nhà máy. Các sản phẩm của nhà máy đều trải qua công đoạn wash, sản phẩm cuối cùng có chất lượng cao, bền, đẹp, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sử dụng và được công ty xuất khẩu sang một số công ty Hoa Kỳ và thị trường nội địa.
Toàn bộ máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất của nhà máy được đầu tư mới hoàn toàn vụ sản xuất.
3.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy
Hiện nay, tại nhà máy áp dụng hai quy trình sản xuất như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
Hình 12. Sơ đồ dây chuyền sản xuất quần bò kèm dòng thải
Kho thành phẩm Là thành phẩm Tiếng ồn, chỉ vụn, kim may hỏng, lõi chỉ… Nhiệt ẩm Tiếng ồn, vải vụn, phấn… Tiếng ồn, Nước thải, bùn thải, Nước Than Nguyên phụ liệu Kiểm tra Cắt Là sơ chế May Giặt Đóng gói KCS Thiết kế giác sơđồ Hoá chất Độẩm Nhiệt độ, độẩm Bụi, khí SO2, NO2… Nồi hơi Nhiệt Mài quần bò Cát tuần hoàn Xỉ than Nước thải thu gom định kỳ Nước KCS Bao bì Nguyên phụ liệu loại Cát, nước Nước thải CTR: bao bì hỏng, sản phẩm không đảm bảo được thu gom và xử lý Sấy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 - Nguyên phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất được kiểm tra chất lượng. - Các nguyên phụ liệu đạt yêu cầu được chuyển đến bộ phận cắt. Tại bộ phận cắt, các nhân viên thiết kế tiến hành giác sơ đồ từng chi tiết của sản phẩm. Vải được máy trải vải trải đều thành nhiều lớp trên bàn cắt, áp bản thiết kế giác sơ đồ chi tiết lên trên cùng của các lớp vải, dùng máy cắt theo sơ đồ thiết kế đã giác ta được các chi tiết của sản phẩm, còn phần vải vụn, phấn được thu gom để xử lý.
- Các chi tiết của sản phẩm được chuyển đến bộ phận là sơ chế cho phẳng các mép của chi tiết để khi may được dễ dàng. Tại đây có phát sinh hơi ẩm.
- Sản phẩm sau khi được là sơ bộ được chuyển vào bộ phận vắt sổ, may ghép chi tiết để được sản phẩm chính, sản phẩm phụ ở bộ phận này là chỉ vụn, lõi chỉ được tập trung đem đi xử lý.
- Sản phẩm là quần bò được chuyển tiếp sang phòng mài. Tại đây quần bò được mài bằng phương pháp phun cát. Nước thải được thu gom vào hệ thống xử lý, cát được tuần hoàn tái sử dụng.
- Quần bò sau khi được mài được chuyển sang khâu giặt. Hoá chất được hoà tan vào nước theo đúng tỷ lệ đã được tính toán sau đó sản phẩm được đưa vào giặt. Nước thải sinh ra trong quá trình giặt được thu gom và xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung. Các chất thải nguy hại và các vỏ bình chứa hoá chất được thu gom, quản lý và xử lý theo đúng quy định.
- Sản phẩm sau khi giặt được chuyển sang khâu là thành phẩm. Tại đây có phát sinh hơi ẩm.
- Nhiệt và hơi dùng trong khâu là sơ chế, là thành phẩm và giặt được cung cấp bởi 2 nồi hơi công suất 1 tấn hơi/h và 6 tấn hơi/h. Xỉ than, khí thải và nước thải sinh ra trong quá trình vận hành nồi hơi được thu gom và xử lý.
- Sản phẩm sau khi là được kiểm tra chất lượng, các sản phẩm đạt yêu cầu được chuyển sang khâu phân loại và đóng gói. Sản phẩm không đảm bảo chất lượng bị loại ra.
Các sản phẩm sau khi đóng gói được kiểm tra lại và chuyển vào kho thành phẩm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
Công nghệ sản xuất quần âu, áo Jacket và áo rét:
Hình 13. Sơ đồ dây chuyền sản xuất quần âu, áo Jacket và áo rét kèm dòng thải
Kho thành phẩm Là thành phẩm Tiếng ồn, chỉ vụn, kim may hỏng, lõi chỉ… Tiếng ồn, vải vụn, phấn… Tiếng ồn, Nước thải, bùn thải, Nước Than Nguyên phụ liệu Kiểm tra Cắt Là sơ chế May, thêu Giặt Đóng gói KCS Thiết kế giác sơđồ Hoá chất Độẩm Nhiệt độ, độẩm Bụi, khí SO2, NO2… Nồi hơi Nhiệt Xỉ than Nước thải thu gom định kỳ N KCS Bao bì Nguyên phụ liệu loại CTR: bao bì hỏng, sản phẩm không đảm bảo được thu gom và xử lý Đính cườm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 - Nguyên phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất được kiểm tra chất lượng. - Các nguyên phụ liệu đạt yêu cầu được chuyển đến bộ phận cắt. Tại bộ phận cắt, các nhân viên thiết kế tiến hành giác sơ đồ từng chi tiết của sản phẩm. Vải được máy trải vải trải đều thành nhiều lớp trên bàn cắt, áp bản thiết kế giác sơ đồ chi tiết lên trên cùng của các lớp vải, dùng máy cắt theo sơ đồ thiết kế đã giác ta được các chi tiết của sản phẩm, còn phần vải vụn, phấn được thu gom để xử lý.
- Các chi tiết của sản phẩm được chuyển đến bộ phận là sơ chế cho phẳng các mép của chi tiết để khi may được dễ dàng. Tại đây có phát sinh hơi ẩm.
- Sản phẩm sau khi được là sơ bộ được chuyển vào bộ phận vắt sổ, ghép chi tiết để được sản phẩm chính, sản phẩm phụ ở bộ phận này là chỉ vụn, lõi chỉ được tập trung đem đi xử lý. Một số bán thành phẩm được chuyển cho công nhân để thêu các họa tiết làm đẹp theo yêu cầu của khách hàng.
- Sản phẩm sau khi giặt được chuyển sang khâu là thành phẩm. Tại đây có phát sinh hơi ẩm. Đối với một số sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng sẽ được đính hạt cườm bằng tay theo các họa tiết để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nhiệt và hơi dùng trong khâu là sơ chế, là thành phẩm và giặt được cung cấp bởi 2 nồi hơi công suất 1 tấn hơi/h và 6 tấn hơi/h. Xỉ than, khí thải và nước thải sinh ra trong quá trình vận hành nồi hơi được thu gom và xử lý.
- Sản phẩm sau khi là được kiểm tra chất lượng, các sản phẩm đạt yêu cầu được chuyển sang khâu phân loại và đóng gói. Sản phẩm không đảm bảo chất lượng bị loại ra.
Cả hai công nghệ sản xuất của nhà máy cho thấy nhà máy sử dụng một lượng nước lớn trong khâu giặt và mài quần bò. Ngoài ra, nước còn được sử dụng vào nồi hơi để cung cấp hơi ẩm cho công đoạn là sơ chế và là thành phẩm. Tuy nhiên, lượng hơi ẩm phát sinh không đáng kể, lượng nước thải trong công đoạn sản xuất có nguồn gốc chủ yếu từ quá trình giặt quần áo chung và công đoạn mài quần bò.
3.1.3. Hiện trạng môi trường tại nhà máy
3.2.3.1. Các nguồn thải gây ô nhiễm
Nước thải: Các nguồn phát sinh nước thải của nhà máy May Kim Bình bao gồm nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 Nước mưa chảy tràn trên bề mặt diện tích của nhà máy cuốn theo dầu mỡ, đất cát, rác thải trên đường, ...chứa nhiều thành phần gây ô nhiễm môi trường nước. Lượng nước này không ổn định, biến đổi theo mùa.
Nước thải sinh hoạt: do hoạt động sinh hoạt của 1200 cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Nước thải này bao gồm nước rửa tay, rửa mặt, vệ sinh... từ khu nhà vệ sinh và nước thải từ khu nhà bếp. Nước thải này có chứa nhiều chất hữu cơ (BOD, COD), chất rắn lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng (N, P), vi khuẩn,...
Nước thải sản xuất: phát sinh chủ yếu trong công đoạn giặt, mài nên nước thải có chứa nhiều chất liệu bột giặt. Ngoài ra, trong quá trình giặt tẩy, các chất bẩn được lấy ra từ đồ giặt nên nước thải còn có chứa nhiều cặn lơ lửng (SS) và các sợi chỉ nhỏ.
Khí thải
Trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy, các nguồn phát sinh bụi và khí thải chủ yếu từ các công đoạn sau:
Hơi ẩm nhiệt thừa từ công đoạn sấy, là.
Bụi từ quá trình phun cát, mài quần jeans, thành phần chủ yếu là vải sợi cotton, kích thước bụi nhỏ và phân tán gây khó khăn cho việc thu gom và xử lý, ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân tại xưởng mài, bám trên bề mặt các thiết bị, gây khó khăn cho sản xuất.
Bảng 9. Hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà máy may Kim Bình
STT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích 3733/2002/
QĐ - BYT KK1 KK2 KK3 1 Nhiệt độ °C 29,1 29,5 29,4 18 – 32 2 Độ ẩm % 73 79 72 ≤80 3 Bụi tổng số mg/m3 2,173 1,187 1,171 4 4 SO2 mg/m3 0,957 0,560 0,554 10 5 CO mg/m3 0,495 0,498 0,491 40 6 NO2 mg/m3 0,748 0,751 0,745 10 7 Tiếng ồn tương đương Leq dBA 75 68,9 68,9 85 8 NH3 mg/m3 0,25 0,28 0,27 25 9 H2S mg/m3 1,026 1,031 1,029 15
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 Trong đó, KK1: mẫu không khí tại khu vực lò hơi
KK2: mẫu không khí tại khu vực xưởng may KK3: Mẫu không khí tại khu vực giặt là
Bụi và khí thải từ hoạt động lò hơi: Lò hơi được đốt bằng nhiên liệu than nên phát sinh ra các loại khí thải điển hình như: CO, SO2, NOx, bụi than... Lò hơi hoạt động thường xuyên nên lượng khí thải được sinh ra cũng đều đặn và có thành phần khá ổn định. Lượng khí này có thành phần ô nhiễm khá đặc trưng, nếu không xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí trong và ngoài nhà máy.
Bụi và khí thải: NO2, SO2, CO2 từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa tại nhà máy.
Mùi hôi từ khu vực lưu chứa rác thải, từ hệ thống xử lý nước thải. Mùi thức ăn từ khu nấu ăn nhà bếp.
Tiếng ồn
Tiếng ồn của nhà máy phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
Tiếng ồn do hoạt động của máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất, của trạm xử lý nước thải: máy may, máy mài, máy giặt, máy thổi khí,...
Tiếng ồn từ hệ thống quạt, sấy, lò hơi...
Tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển hàng hóa, bốc dỡ nguyên liệu, sản phẩm.
Tiếng ồn và rung là những yếu tố có tác động lớn đến sức khỏe con người. Tác hại của nó là gây nên những tổn thương cho các bộ phận trên cơ thể con người. Trước hết là thính giác chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn sẽ làm giảm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút, gây nên các bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra còn gây nên các chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thần kinh. Ô nhiễm môi trường bên ngoài hầu như không đáng kể.
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt: bao gồm giấy, nilon, nhựa, kim loại đựng đồ hộp, thức uống và thực phẩm thừa... phát sinh từ hoạt động ăn uống của cán bộ công nhân viên trong nhà máy từ khu vực nhà bếp, nhà ăn ca của nhà máy.
Chất thải rắn sản xuất không nguy hại trong quá trình sản xuất của nhà máy có thành phần chủ yếu là các loại xơ sợi thải,vải thừa, vật liệu đóng gói bằng bao, giấy, plastic...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
Bảng 10. Danh sách chất thải thông thường của nhà máy
TT Loại chất thải Trạng thái Số lượng/năm
1 Chất thải rắn sinh hoạt Rắn 45000 kg
2 Xỉ than Rắn 123.780 kg
3 Lõi chỉ Rắn 3.000 kg
4 Vải vụn không chứa chất thải nguy hại Rắn 14.500 kg
Nguồn: Công ty TNHH May Kim Bình, 2013
Lượng chất thải rắn phát sinh nhiều nhất trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy chủ yếu là xỉ than từ quá trình đốt than đá phục vụ cho nồi hơi. Một năm nhà máy sử dụng 884,16 tấn than đá có độ tro A = 14%. Lượng xỉ than thải ra trung bình là 123,78 tấn/năm tương ứng với khoảng 386,81 kg/ngày đêm.
Chất thải rắn nguy hại của nhà máy có thành phần chủ yếu là giẻ lau dính dầu mỡ, dầu thải bôi trơn động cơ, hộp số, vỏ can nhựa dính dầu và bao bì hóa chất... Trong đó, lượng chất thải rắn phát sinh nhiều nhất là bùn thải từ quá trình xử lý nước thải. Thành phần chất thải nguy hại của nhà máy được thể hiện chi tiết ở bảng 11.
Bảng 11. Danh sách chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên của nhà máy
TT Loại chất thải Trạng thái Số lượng/năm Mã CTNH
1 Giẻ lau dính dầu Rắn 300 kg 180201
2 Dầu động cơ, hộp số và
bôi trơn thải Lỏng 100 lít 170204
3 Pin, ắc quy, chì thải Rắn 15 kg 190601
4 Bóng điện huỳnh quang Rắn 60kg 160106
5 Cỏ can nhựa dính dầu, hóa chất Rắn 90kg 180103
6 Hộp mực in thải Rắn 05kg 080204
7
Bao bì mềm thải chứa thành phần nguy hại (đựng hóa chất)
Rắn 655kg 180101
8 Bùn thải từ quá trình xử
lý nước thải Bùn 72.000kg 100203
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
3.1.3.2. Công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy
Nước thải:
Nước mưa chảy tràn được thu gom theo hệ thống thoát nước mưa riêng biệt hoàn toàn với nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Nhà máy có hệ thống thoát nước mưa rộng 40 cm, sau 60cm dọc theo hai dên đường nội bộ của nhà máy dẫn đến mương thải chung của khu vực, hướng thoát nước là kênh mương thủy lợi khu vực xã Kim Bình.
Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ rồi dẫn về trạm xử lý cùng với nước thải sản xuất được trình bày cụ thể ở phần 3.3.
Đối với môi trường không khí:
Giảm thiểu ô nhiễm hơi ẩm nhiệt thừa từ công đoạn wash sấy: bố trí khoảng