3.2.2.1. Nguồn gốc
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Bao gồm các nguồn phát sinh chính:
Nước thải từ các khu nhà vệ sinh: 04 nhà vệ sinh chung cho công nhân và 01 nhà vệ sinh cho khối hành chính văn phòng.
Nước thải từ khu nhà bếp, nhà ăn ca.
3.2.2.2. Khối lượng nước thải sinh hoạt
Với tổng số lượng cán bộ công nhân viên làm việc trong nhà máy là 1200 người, trong đó 100% cán bộ công nhân lao động không ở nội trú tại nhà máy, khi hết ca làm việc sẽ về nhà. Nhà máy có khu nhà ăn ca chuẩn bị bữa ăn ca trưa, ca tối và ca đêm cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Qua điều tra lượng nước thải ở khu nhà ăn và các nhà vệ sinh có bảng số liệu tính toán như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
Bảng 14. Khối lượng nước thải sinh hoạt của nhà máy Tháng
Lượng nước thải Đơn vị Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Trung bình
Tổng lượng nước
thải sinh hoạt m3 /ngày 102,0 91,4 99,0 97,5±4,5
Khu nhà vệ sinh m3 /ngày 47,3 41,8 49,4 46,2±3,2 Khu nhà bếp,
nhà ăn ca m3 /ngày 54,7 49,6 49,6 51,3±2,4
Nguồn: Công ty TNHH May Kim Bình
Tiến hành điều tra lượng nước cấp sinh hoạt của cán bộ công nhân trong nhà máy theo từng đợt thấy: Lượng nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân trong nhà máy là tương đối lớn. Trung bình một ngày, lượng nước thải sinh hoạt của nhà máy là 97,5 m3. Lượng nước này nếu không được xử lý thì là một nguồn gây ô nhiễm lớn cho khu vực cụm CN – TTCN Kim Bình nói riêng và toàn tỉnh Hà Nam nói chung.
3.2.2.3. Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt của nhà máy
Nước thải từ các khu nhà vệ sinh của nhà máy có hàm lượng các chất hữu cơ (COD, BOD5) cao, các chất dinh dưỡng như nitơ, photpho cao và thường tồn tại các vi sinh vật gây bệnh, gây mùi thối.
Nước thải từ khu nhà ăn, khu bếp của công nhân có chứa hàm lượng dầu mỡ tương đối cao, cặn lơ lửng nên gây ách tắc hệ thống đường ống và gây ảnh hưởng các công trình xử lý phía sau.
Tiến hành lấy mẫu và phân tích nước thải của khu vực nhà bếp – nhà ăn ca của nhà máy May Kim bình trong Quý IV/2013, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 15. Thành phần nước thải sinh hoạt từ khu nhà ăn của nhà máy may Kim Bình STT Thông số Đơn vị Nồng độ QCVN 14:2008/BTNMT 1 TSS mg/l 236,7 100 2 BOD5 mg/l 148 50 3 COD mg/l 283 - 4 N – Tổng mg/l 35,7 - 5 NH4+ - N mg/l 14,2 10 6 P – tổng mg/l 6,1 - 7 Dầu mỡ mg/l 340 20
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
Nhận xét:
Từ bảng số liệu trên nhận thấy nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu nhà ăn của nhà máy may Kim Bình có nồng độ các thông số đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Trong đó, nồng độ BOD5 gấp 2,96 lần tiêu chuẩn cho phép – QCVN 14:2004/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, tương tự so với QCVN 14:2008, nồng độ chất rắn lơ lửng – TSS cũng vượt tiêu chuẩn 2,36 lần, hàm lượng N- NH4+ vượt tiêu chuẩn 1,42 lần. Đặc biệt, nước thải nhà ăn có hàm lượng dầu mỡ vượt tiêu chuẩn 17 lần.
Do đó, nước thải sinh hoạt tại nhà ăn của nhà máy bị ô nhiễm và cần phải có biện pháp xử lý phù hợp, không được thải trực tiếp ra ngoài môi trường vì nếu thải ra môi trường thì đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng, nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ sẽ là nguồn phát sinh nhiều loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh cho người, gây ô nhiễm môi trường cảnh quan, ô nhiễm mùi. Để xử lý nước thải nhà máy một cách hiệu quả, nhà máy có hệ thống bể tách dầu mỡ cho nước thải bếp với dung tích 40 m3 xử lý sơ bộ nước thải, tránh gây ảnh hưởng đến các công trình xử lý tiếp theo.
Hình 14. Sơ đồ bể tách dầu mỡ
Nguyên lý hoạt động của bể tách dầu mỡ: Bể gồm 2 ngăn tách dầu và lắng cặn. Nước thải tràn vào ngăn thứ nhất được lưu trong khoảng thời gian nhất định để lắng bớt cặn rắn có trong nước thải, váng dầu trên mặt sẽ được tràn vào máng thu dầu. Nước trong theo cửa thoát nước ở than bể tràn vào bể thứ 2. Tại đây, váng dầu và dầu khoáng còn sót lại trong nước thải sẽ được tách vào máng thu thứ 2. Định kỳ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 hàng tháng mở nắp vớt vàng dầu và chất lắng cặn. Chất thải loại này qua quá trình phân hủy được xử lý như chất thải thông thường. Nước thải từ khu nhà bếp sau khi tách dầu mỡ được xử lý tiếp tại trạm xử lý nước thải của nhà máy.
Nước thải từ khu nhà vệ sinh của cán bộ công nhân viên tham gia sản xuất trong nhà máy được thu gom và xử lý bằng phương pháp vi sinh yếm khí tại các bể tự hoại 4 ngăn ở các khu nhà vệ sinh nhằm làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải. Hiện tại, nhà máy có 04 bể tự hoại với dung tích mỗi bể là 54m3.
Hình 15. Sơ đồ bể tự hoại 4 ngăn.
Nguyên lý:
Ngăn thứ nhất của bể phốt có vai trò làm ngăn lắng – lên men kỵ khí đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn. Ngăn tiếp theo là ngăn lên men acid rồi đến ngăn lên men kiềm. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí có trong lớp bùn, các chất bẩn được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa thành CO2, H2O, CH4, H2S. Ngăn cuối là ngăn lắng, các chất lơ lửng có trong nước thải được lắng lại trước khi thải ra ngoài, đảm bảo hiệu quả xử lý cao. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 3 đến 6 tháng, được định kỳ hút và vận chuyển đến vị trí làm phân compost.
Nước thải sau khi ra khỏi bể phốt có hàm lượng các chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy hóa học COD, nhu cầu oxy sinh học BOD , … trung bình giảm 50%. Ngoài ra, hệ thống bể phốt còn được bổ sung chế phẩm vi sinh khoảng 6 tháng/lần để nâng cao hiệu quả làm sạch của quá trình. Căn cứ vào hệ số ô nhiễm Nước
thải vào
Nước thải ra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 của mỗi người thải ra môi trường trong một ngày và tải lượng nước thải khu nhà vệ sinh là 46,2m3/ngày, ta có thể tính toán được thải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của nhà máy sau khi xử lý bằng bể tự hoại như sau:
Bảng 16. Nồng độ các chất ô nhiễm còn lại sau khi xử lý bằng bể tự hoại Chất ô nhiễm Hệ số (g/người.ngày) Số người Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008 (BTNMT) - B Min Max SS 70 – 145 1200 84 – 175,2 889,8 1855,9 100 Amoni 3,6 – 7,2 1200 4,2 – 8,6 44,5 91,1 10 Tổng N 6 - 12 1200 7,2 – 14,4 76,3 152,5 - Tổng P 0,6 – 4,5 1200 0,72 – 5,4 7,6 57,2 - BOD5 45 – 54 1200 54 – 64,8 572,0 686,4 50 COD 85 – 102 1200 102 – 122,4 1080,5 1296,6 - Dầu mỡ khoáng 10 - 30 1200 12 - 36 127,1 381,3 20
Hiệu suất xử lý nước thải sau bể tự hoại đạt khoảng 50%
Nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại được dẫn về trạm xử lý nước thải chung của nhà máy.