Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế trả lương của công ty xây lắp điện xây dựng thủy lợi thăng bình (Trang 62)

2.6.5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn

Việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty thể hiện qua năng lực tạo ra giá trị sản xuất. doanh thu và khả năng sinh lời của vốn vì vậy hiệu quả sử dụng vốn là thước

đo năng lực giá trị của Công ty. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh ngày nay khi các nguồn lực mỗi ngày một hạn hẹp và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao thì vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực càng trở nên gay gắt hơn bao gờ hết. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Sức sản xuất của vốn ngắn hạn (Ssx)

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn ngắn hạn luân chuyển trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần được tính bằng công thức sau:

SSX = Doanh thu thuần (đ/đ)

Vốn ngắn hạn bình quân - Sức sinh lợi của vốn ngắn hạn ( SSL)

Nó cho biết 1 đồng vốn ngắn hạn luân chuyển trong kỳ đó tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Ssl = Lợi nhuận thuần (đ/đ) Vốn ngắn hạn bình quân

- Số vòng luân chuyển của vốn ngắn hạn trong kỳ(KLC)

Nó cho biết số vòng mà vốn ngắn hạn luân chuyển được trong kỳ phân tích.

KLC = Doanh thu thuần (vòng/năm)

Vốn ngắn hạn bình quân

- Thời gian của một vòng luân chuyển(TLC)

Nó cho biết số ngày mà vốn ngắn hạn luân chuyển được 1 vòng.

TLC = Thời gian kì phân tích (Ngày) Số vòng quay trong kì của VNH

- Hệ số đảm nhiệm ( huy động) vốn ngắn hạn (KĐN)

Nó cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp đó huy động bao nhiêu đồng vốn ngắn hạn (càng nhỏ càng tốt).

KĐN = Vốn ngắn hạn bình quân (đ/đ) Doanh thu thuần

Vốn ngắn hạn tiết kiệm hay lãng phí tương đối được tính bằng công thức sau:

Trong đó: TLCpt là thời gian một vòng luân chuyển kì phân tích (năm 2014)

TLCg là thời gian một vòng luân chuyển kì gốc (năm 2013).

Bảng 2.33. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn

Hoặc Vnhtk

= VNH1 - VNH0 x DT1

DT0 Vldtk = Doanh thu thuần x (TLCpt – TLCg)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2014/2013 +/- (%) 1. Doanh thu thuần Đồng 19.783.953.01 1 33.516.468.22 0 13.732.515.20 9 169,41 2. Vốn ngắn hạn bình quân Đồng 13.558.118.24 3 14.449.968.52 7 891.850.284 106,58 3. Lợi nhuận thuần Đồng 1.602.884.475 2.144.808.107 541.923.632 133,81 4. Thời gian kì phân tích Ngày 360 360 - 100,00 5. Sức sản xuất của vốn ngắn hạn đ/đ 1,46 2,32 0,86 158,96 6. Sức sinh lời của vốn ngắn hạn đ/đ 0,12 0,15 0,03 125,55 7. Số vòng luân chuyển của vốn ngắn hạn trong kì vòng/ năm 1,46 2,32 0,86 158,96

8. Thời gian của một vòng luân chuyển ngày/ vòng 247 155 92 62,91 9. Hệ số đảm nhiệm vốn ngắn hạn đ/đ 0,69 0,43 0,25 62,91 Từ bảng trên ta thấy:

Sức sản xuất của vốn ngắn hạn năm 2014 là 2,32 đ/đ tăng 0,86 đ/đ tương ứng 58,96% so với năm 2013. Năm 2014, Với một đồng vốn ngắn hạn bình quân sẽ tạo ra 2,32 đồng doanh thu. Như vậy, khả năng sử dụng vốn ngắn hạn trong năm 2014 là tốt hơn năm 2013. Sức sinh lời của vốn ngắn hạn tăng so với năm 2013. Cụ thể, sức sinh lời của vốn ngắn hạn năm 2014 đạt 0,15 đ/đ tăng lên 0,03 đ/đ tương đương 25,55 % so với năm 2013. Sức sinh lời trong năm 2014 cho thấy một đồng vốn ngắn hạn bình quân tạo ra 0,15 đồng lợi nhuận thuần. Số vòng luân chuyển của vốn ngắn hạn trong năm 2014 là 2,32 vòng/năm, tăng thêm sấp sỉ một vòng so với năm 2013. Số vòng luân chuyển của vốn ngắn hạn tăng dẫn tới thời gian một vòng luân chuyển giảm. Trong năm 2014, thời gian một vòng luân chuyển là 155 ngày giảm 92 ngày so với năm 2013.

Hệ số đảm nhiệm vốn ngắn hạn trong năm 2014 là 0,43 tăng 2,91% so với năm 2013. Nó cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần Công ty cần huy động 0,43 đồng vốn ngắn hạn. Ta sẽ tính toán xem trong năm 2013 Công ty sử dụng tiết kiệm hay lãng phí vốn ngắn hạn theo công thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14.449.968.527 − 19.783.953.011 = − 8.569.987.751 (đ)

Do VNH tk,lp< 0 nên trong năm 2014 Công ty đã sử dụng tiết kiệm một lượng lớn vốn ngắn hạn tương đối là 8.569.987.751 đồng.

Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn trong năm 2013 và 2014 ở mức cao. Cho thấy Công ty đang hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, sức sinh lời của vốn ngắn hạn còn chưa cao. Do vậy, Công ty cần có những biện pháp hợp lí trong năm 2015 để khai thác tối đa hiệu quả của loại vốn này.

2.6.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Để tiến hành phân tích được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. ta dùng các chỉ tiêu sau:

- Sức sản xuất của vốn kinh doanh(Ssx)

Ssx = Doanh thu thuần (đ/đ) Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

VKDbq = VKD đầu kì + VKD cuối kì (đ/đ) 2

- Suất hao phí (SHP)

SHP = Vốn kinh doanh bình quân (đ/đ) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết, để sản xuất ra một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần huy động bao nhiêu đồng vốn kinh doanh.

- Sức sinh lời của vốn kinh doanh (SSL)

SSL = Lợi nhuận thuần (đ/đ)

Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần cho doanh nghiệp.

- Sức sinh lời vốn chủ sở hữu (SSL vcsh)

SSLvcsh = Lợi nhuận thuần (đ/đ)

Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần

Bảng 2.34. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

+/- %

1. Doanh thu thuần Đồng 19.783.953.01 1

33.516.468.22 0

13.732.515.20

9 169,41 2. Lợi nhuận thuần Đồng 1.602.884.475 2.144.808.107 541.923.632 133,81 3. Vốn kinh doanh bình quân Đồng 22.171.933.11 6 22.442.183.86 8 270.250.753 101,22 4. Vốn chủ sở hữu Đồng 17.352.921.88 2 18.726.365.45 2 1.373.443.570 107,91 5. Sức sản xuất của vốn kinh doanh đ/đ 0,892 1,493 0,601 167,37 6. Suất hao phí đ/đ 1,121 0,670 -0,451 59,75

7. Sức sinh lời của

vốn kinh doanh đ/đ 0,072 0,096 0,023 132,20

8. Sức sinh lời của

vốn chủ sở hữu đ/đ 0,092 0,115 0,022 124,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng trên ta thấy:

- Vốn kinh doanh bình quân của Công ty năm 2014 tăng thêm 270.250.753 đồng, bằng 101,22% so với năm 2013. Sức sản xuất của vốn kinh doanh năm 2014 là1,493 đồng/đồng tăng 0,601 đồng/đồng tương đương 67,37 % so với năm 2013. Điều này cho biết một đồng vốn kinh doanh năm 2014 tạo ra 1,493 đồng doanh thu.

- Suất hao phí của vốn kinh doanh năm 2013 là 1,121 đồng/đồng, đến năm 2014giảm còn 0,670 đồng/đồng, giảm 0,451 đồng tương đương 40,25 % so với năm 2013. Như vậy, trong năm 2014 để tạo ra một đồng doanh thu Công ty phải huy động được 0,670 đồng vốn kinh doanh.

- Sức sinh lời của vốn kinh doanh trong năm 2014 là 0,096 đ/đ, năm 2013 là 0,072 đ/đ, như vậy năm 2014 sức sinh lời vốn kinh doanh tăng 0,023 đ/đ mức tăng tương đương 32,20 % so với năm 2013. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2014 là 0,115 đồng/đồng, tăng 0,022 đ/đ mức tăng tương đương 24,00% so với năm 2013, (chỉ số sức sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2012 là 0,092 (đ/đ).

Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong năm 2014 của Công ty là hiệu quả. Tất cả các chỉ tiêu tính toán đều tốt. Cho thấy công ty đang sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả, hợp lý. Tuy nhiên, Công ty vẫn cần có những biện pháp để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sức sinh lời của vốn kinh doanh cũng như sức sinh lời của vốn CSH hơn nữa.

Qua phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 của Công ty Xây lắp điện Xây dựng thủy lợi Thăng Bình cho thấy:

Tổng danh thu của Công ty năm 2014 là 33.516.468.220 (đồng) Lợi nhuận sau thuế là 1.658.723.782 (đồng)

Nộp ngân sách nhà nước là 471.857.784 (đồng)

Trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty Xây lắp điện Xây dựng thủy lợi Thăng Bình đã có nhiều biện pháp tích cực cải thiện nhiều chỉ tiêu kinh tế mang lại hiệu quả cho sản xuất.

Tổng số lao động của công ty năm 2014 là 85 người, tăng 14 người so với năm 2013.

Năng suất lao động bình quân cho một công nhân viên trong công ty là 394.311.391 (đ/ng.năm) tương đương với 32.859.282,58 (đ/ng.tháng) tăng 41,51% so với năm 2013.

Tiền lương bình quân của người lao động năm 2014 là 61.749.941 (đ/ng.năm) tương đương với 5.145.828,42 (đ/ng.tháng) tăng 13,31% so với năm 2013.

Công tác lao động tiền lương đã có nhiều tiến bộ. Tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương. Công ty đang tăng quy mô sản xuất, hiện đại hóa các máy móc thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Về tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhìn chung là tương đối tốt. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao, nợ phải trả giảm trong tổng nguồn vốn của Công ty. Nguồn tài trợ thường xuyên dồi dào đảm bảo cho các hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất và tự chủ tài chính trong sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong sản xuất kinh doanh thì Công ty Xây lắp điện Xây dựng thủy lợi Thăng Bình còn có một số hạn chế cần khắc phục như sau:

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh còn cao. Năm 2014, mức tăng tổng chi phí so với năm 2013 là 72,55% cao hơn mức tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tăng 69,41 % so với năm 2013). Gía thành sản xuất và dịch vụ còn cao và công ty chưa có những biện pháp cụ thể và sát sao trong việc kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Công ty chưa có kế hoạch thiết lập quỹ dự phòng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Từ những phân tích và nhận xét trên ta thấy, công ty cần có những biện pháp nhằm quản lý tốt chi phí, gia tăng đầu tư sản xuất kinh doanh và có chế độ đãi ngộ tốt đối với người lao động trong Công ty.

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY XÂY LẮP ĐIỆN XÂY DỰNG THỦY

3.1. Căn cứ chọn đề tài

3.1.1. Sự cần thiết của công tác hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp điện Xây dựng thủy lợi Thăng Bình

3.1.1.1. Vai trò của quy chế trả lương

- Đối với Nhà nước

Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội của đất nước. Chính sách này liên quan trực tiếp đến lợi ích đông đảo của người lao động trong xã hội và được Nhà nước quản lý. Việc ban hành các quy định về quy chế trả lương cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp nói chung và trong các công ty Nhà nước nói riêng nhằm thực hiện chủ trương quản lý thống nhất về tiền lương của Nhà nước.

Việc ban hành các quy định về quản lý tiền lương nói chung và quy chế trả lương nói riêng sẽ thực hiện được vai trò quản lý của Nhà nước về tiền lương, giúp cho các doanh nghiệp thực hiện tốt nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương, không bị lúng túng trong việc phân phối tiền lương.

Nhà nước đưa ra các quy định về việc hình thành quỹ lương, sử dụng và phân phối quỹ tiền lương, việc ghi sổ lương một cách rõ ràng sẽ là cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách tiền lương và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định để góp phần làm tăng hiệu quả quản lý của Nhà nước.

- Đối với doanh nghiệp

Quy chế trả lương, trả thưởng là công cụ quản lý lao động, quản lý kinh tế. Đối với một công ty, quy chế trả lương cho người lao động có ý nghĩa quan trọng, nó quyết định tới sự thành công của chính sách tiền lương của doanh nghiệp, nó thể hiện vai trò quan trọng của tiền lương đối với chủ doanh nghiệp cũng như đối với người lao động. Sự dung hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện trong việc xây dựng một quy chế trả lương hợp lý. Sự hợp lý của quy chế trả lương được thể hiện trong việc xây dựng đơn giá dựa trên cơ sở định mức lao động trung bình tiến của doanh nghiệp và các thông số tiền lương do Nhà nước quy định, trong việc lập quỹ lương, quản lý và sử dụng quỹ lương, phân phối tiền lương cho người lao động công bằng. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì quỹ tiền lương phải được lập căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vì tiền lương cũng là một khoản chi phí của doanh nghiệp, để tránh tình trạng chi phí lớn hơn doanh thu.

Mặt khác quy chế trả lương giúp cho doanh nghiệp sử dụng quỹ tiền lương một cách hợp lý, tránh tình trạng quỹ lương thực hiện vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng hoặc dồn chi quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với người lao động

Quy chế trả lương – phân phối tiền lương sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần làm việc và sự cống hiến cho doanh nghiệp của người lao động. Nó có tác dụng duy trì và thu hút lao động giỏi cho doanh nghiệp. Nếu người lao động không được trả lương xứng đáng với giá trị sức lao động đã bỏ ra thì họ sẽ không hài lòng với công việc, năng suất lao động giảm, thậm chí rời bỏ công việc.

Quy chế trả lương, trả thưởng cần được xem trọng, vì nó vừa có ý nghĩa vật chất vừa có ý nghĩa về tinh thần đối với người lao động, ảnh hưởng lớn đến kết quả lao động của người lao động. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt quy chế trả lương sẽ khuyến khích người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, ngày càng gắn bó hơn với tổ chức.

3.1.1.2. Sự cần thiết của công tác hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp điện Xây dựng thủy lợi Thăng Bình

Hiện nay, các doanh nghiệp được phép tự xây dựng quy chế trả lương cho doanh nghiệp của mình dựa trên cơ sở những quy định chung của Pháp luật và sự quản lý của Nhà nước. Trong vấn đề phân phối tiền lương đã xuất hiện những quan điểm, cách làm mới phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường.

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, với sự đòi hỏi của các quy luật khách quan của thị trường như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu… và sự thay đổi trong nhận thức của các chủ doanh nghiệp về vai trò tạo động lực trong sản xuất của tiền lương, quy chế trả lương đã ngày càng được hoàn thiện và đòi hỏi ở mức độ cao hơn vừa phải tuân theo những quy luật khách quan của thị trường, vừa phải tuân thủ các quy định của Nhà nước. Tiền lương đã không chỉ đơn thuần là yếu tố đầu vào của sản xuất, là thu nhập để tái sản xuất sức lao động mà thông qua đó, người lao động muốn khẳng định vai trò và vị trí của mình trong xã hội.

Hơn nữa tiền lương vừa là phần thu nhập chủ yếu của người lao động, nó cũng là một phần trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xây dựng một quy chế trả lương hoàn chỉnh sẽ tạo ra sự minh bạch và nhất quán trong công tác tiền lương, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và đồng thời cũng tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế trả lương của công ty xây lắp điện xây dựng thủy lợi thăng bình (Trang 62)