Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế trả lương của công ty xây lắp điện xây dựng thủy lợi thăng bình (Trang 54)

2.6.3.1. Phân tích nguồn vốn

Nguồn vốn của Công ty được hình thành từ hai nguồn chính đó là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong đó vốn CSH chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu nguồn vốn chiếm 87,72% vào cuối năm 2014, nguyên nhân là do sự sụt giảm trong nợ phải trả đồng thời là sự tăng lên về vốn chủ sở hữu trong năm 2014

Để phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ta sử dụng các chỉ tiêu - Nguồn tài trợ thường xuyên

TS dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết nguồn tài trợ thường xuyên của Công ty có đủ để đầu tư cho tài sản dài hạn hay không.

- Nguồn tài trợ tạm thời TS ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết nguồn tài trợ tạm thời của Công ty có đủ để đầu tư cho tài sản ngắn hạn hay không.

- Nguồn vốn CSH

Nguồn tài trợ thường xuyên

Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng giá trị của nguồn tài trợ thường xuyên thì có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.

Bảng 2.25. Bảng phân tích nguồn vốn

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm So sánh CN/ĐN

+ (-) (%)

1. Nguồn tài trợ thường

xuyên 18.709.003.560 20.231.727.343 1.522.723.783 108,1 4 - Vốn CSH 17.897.003.560 19.555.727.343 1.658.723.783 109,2 7 - Vay dài hạn 812.000.000 676.000.000 - 136.000.000 83,25

2. Nguồn tài trợ tạm thời 2.440.000.000 840.000.000 - 1.600.000.000 34,43

- Vay ngắn hạn 2.440.000.000 840.000.000 - 1.600.000.000 34,43

3. Tài sản dài hạn 8.302.612.403 7.681.818.280 - 620.794.123 92,52

4. Tài sản ngắn hạn 14.288.040.600 14.611.896.453 323.855.853 102,2 7

Nguồn tài trợ thường

xuyên 2,25 2,63 0,38

Tài sản dài hạn Nguồn tài trợ tạm thời

0,17 0,06 -0,11 Tài sản ngắn hạn

Vốn CSH

0,96 0,97 0,01 Nguồn tài trợ thường

xuyên

Từ bảng trên ta thấy

Đầu năm 2014, nguồn tài trợ tạm thời không đủ để đầu tư cho tài sản ngắn hạn do tỷ lệ nguồn tài trợ tạm thời trên tài sản ngắn hạn là 0,17. Tuy nhiên, nguồn tài trợ thường xuyên gấp 2,25 lần so với tài sản dài hạn, cho thấy nguồn tài trợ thường xuyên của Công ty đang tham gia vào tài trợ, đầu tư cho tài sản ngắn hạn.

Cuối năm 2014 tỷ lệ giữa nguồn tài trợ tạm thời trên tài sản ngắn hạn là 0,06 cho thấy nguồn tài trợ tạm thời rất thấp và không đủ để đầu tư cho tà sản ngắn hạn trong khi đó tỷ lệ giữa nguồn tài trợ thường xuyên trên tài sản dài hạn là 2,63 cho thấy Nguồn tài trợ thường xuyên gấp 2,63 lần so với TS dài hạn chứng tỏ rằng nguồn tài trợ thường xuyên đang tham gia tài trợ, đầu tư cho TS ngắn hạn nhằm làm tăng tính ổn định trong kinh doanh của Công ty. Điều này tạo nhiều điều kiện thuận

lợi cho công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là việc trả lãi vay và vốn vay trong kì không gặp nhiều khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên nguồn tài trợ thường xuyên tăng và tỷ lệ này cao cho thấy doanh nghiệp đang đầu tư dài hạn hầu hết bằng vốn chủ sở hữu.

2.6.3.2. Các chỉ tiêu khác.

a. Đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính của doanh nghiệp:

- Tỷ suất nợ = Nợ phải trả x 100 (%) Tổng nguồn vốn

Cho biết tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là bao nhiêu, trong một đồng vốn bỏ ra thì có bao nhiêu đồng nợ phải trả

- Tỷ suất tự tài trợ = Vốn CSH x 100 (%) Tổng nguồn vốn

Cho biết trong một đồng vốn bỏ ra thì có bao nhiều phần vốn chủ sở hữu.

- Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = Vốn CSH x 100 (%) Gía trị TSCĐ

Cho biết lượng vốn chủ sở hữu bỏ ra để đầu tư cho một đồng giá trị TSCĐ là bao nhiêu.

- Tỷ suất đầu tư TSCĐ = Gía trị TSCĐ x 100 (%) Tổng tài sản

Cho biết trong tổng tài sản thì giá trị tài sản cố định chiếm bao nhiêu phần.

Bảng 2.26. Bảng đánh giá khả năng đảm bảo tài chính của công ty

Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm Cuối năm Chênh lệch ĐN/CN

+/- % 1. Tổng ngồn vốn Đồng 22.590.653.003 22.293.714.733 - 296.938.270 98,69 2. Tổng tài sản Đồng 22.590.653.003 22.293.714.733 - 296.938.270 98,69 3. Nợ phải trả Đồng 4.693.694.443 2.737.987.390 1.955.707.05- 3 58,33 4. Vốn chủ sở hữu Đồng 17.897.003.560 19.555.727.343 1.658.723.783 109,27 5. Gía trị TSCĐ Đồng 8.302.612.403 7.681.818.280 - 620.794.123 92,52 6. Tỷ suất nợ % 20,78 12,28 - 8,50 7. Tỷ suất tự tài trợ % 79,22 87,72 8,50 8. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ % 215,56 254,57 39,01

9. Tỷ suất đầu tư

TSCĐ % 36,75 34,46 2,30

- Tỷ suất nợ cuối năm 2014 thấp hơn đầu năm, cụ thể tại thời điểm đầu năm chỉ tiêu này là 20,78% đến cuối năm chỉ tiêu này là 12,28% giảm 8,5% so với đầu năm. Cho biết năm 2014 tỷ trọng của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn thấp đây là dấu hiệu tốt trong đầu tư của Công ty

- Tỷ suất tự tài trợ cuối năm 2014 tăng lên thành 87,72 % trong khi tỷ suất này ở đầu năm là 79,22%. Nguyên nhân là do nợ phải trả giảm, nguồn vốn chủ sở hữu trong năm tăng vì vậy năm 2014 tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cao cho thấy Công ty càng có điều kiện thuận lợi trong việc chủ động về tài chính và đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Tại thời điểm cuối năm, tỷ suất tự tài trợ TSCĐ tăng thêm 39,01%. Cho biết ở cuối năm Công ty cần 254,57 đồng vốn chủ sở để có được một đồng giá trị TSCĐ. Giá trị này còn cao nên công ty cần nghiên cứu những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu trong đầu tư TSCĐ.

- Tỷ suất đầu tư TSCĐ giảm 2,30 % so với đầu năm 2014. Cuối năm 2014 chỉ tiêu này là 34,46% cho biết tỷ trọng giá trị TSCĐ trên tổng tài sản chiếm 34,46% vì vậy Công ty cần chú trọng phát triển các khoản đầu tư dài hạn để thu về những lợi ích cao hơn trong sản xuất kinh doanh.

2.6.4. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tình trạng sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá tiềm lực tài chính của công ty trong một thời điểm nhất định. Khả năng thanh toán của Công ty không chỉ là mối quan tâm của bản thân doanh nghiệp mà còn của các nhà đầu tư, các chủ nợ và cơ quan quản lý.

Phân tích khả năng thanh toán là đánh gía khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền và khả năng tạo nhằm thực hiện nghĩa vụ đối với các chủ nợ khi đến hạn

Đánh giá khả năng thu hồi đúng hạn, trễ hạn hay không có khả năng thu hồi các khoản lãi vay, gốc cho vay và tiền khách hàng phải trả cho Công ty

Phát hiện dấu hiệu cho thấy việc mất quyền kiểm soát hoặc thất thoát vốn đầu tư trong tương lai

2.6.4.1. Vốn luân chuyển

Vốn luân chuyển là lượng vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nó phản ánh số vốn của doanh nghiệp được tài trợ từ các nguồn dài hạn không đòi hỏi phải thanh toán trong ngắn hạn.

= ( nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu – tài sản dài hạn )

Bảng 2.27. Bảng phân tích vốn luân chuyển năm 2014

ĐVT: VNĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch ĐN/CN

+/- (%) 1. Tài sản ngắn hạn 14.288.040.60 0 14.611.896.45 3 323.855.8 53 102,2 7 2. Nợ ngắn hạn 3.881.649.4 43 2.061.987.3 90 - 1.819.662.053 53,12 3. Nợ dài hạn 812.000.0 00 676.000.0 00 - 136.000.000 83,25 4. Vốn chủ sở hữu 17.897.003.56 0 19.555.727.34 3 1.658.723.7 83 109,2 7 5. Tài sản dài hạn 8.302.612.4 03 7.681.818.2 80 - 620.794.123 92,52 Vốn luân chuyển 10.406.391.15 7 12.549.909.06 3 2.143.517.9 06 120,6 0 Từ bảng trên ta thấy

Vốn luân chuyển đầu năm 2014 là 14.288.040.600 (đ). Cuối năm 2014 giá trị này là 14.611.896.453 (đ) tăng thêm 323.855.853 (đ) tương đương 2,27 % so với đầu năm. Nguyên nhân tăng là do, các khoản nợ ngắn hạn trong năm giảm đồng thời giá trị tài sản ngắn hạn lại tăng lên. Nguồn tài trợ thường xuyên được duy trì ổn định do vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn của Công ty

Vốn luân chuyển ở đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 0, cho thấy khả năng thanh toán của Công ty trong năm 2014 là tốt.

2.6.4.2. Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan được phản ánh qua khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán phản ánh mối liên hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của Công ty, biểu hiện ở số tiền và tài sản hiện có, có thể dùng để trang trải các khoản nợ.

Hệ số khả năng thanh toán

tổng hợp =

Số tiền có thể dùng để thanh toán (Khả năng thanh toán) Số tiền phải thanh toán

(Nhu cầu thanh toán)

Số tiền có thể dùng thanh toán có thể là toàn bộ số vốn bằng tiền và những tài sản có thể chuyển hoá thanh tiền được như:

- Toàn bộ các khoản phải thu hoặc dùng để bù trừ, gán nợ, đảo nợ... Số tiền phải thanh toán là khoản nợ phải trả của Công ty trong kì

Bảng 2.28. Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán tổng hợp.

Chỉ tiêu TS (NV) ĐV

T Đầu năm Cuối năm

Chênh lệch ĐN/CN +/- (%) 1. Tài sản ngắn hạn Đồn g 14.288.040.600 14.611.896.453 323.855.85 3 102,27 2. Tài sản dài hạn Đồn g 8.302.612.403 7.681.818.280 - 620.794.123 92,52 3. Nợ phải trả Đồn g 4.693.649.443 2.737.987.390 - 1.955.662.053 58,33 Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp đ/đ 4,81 8,14 3,33 169,17

Hệ số khả năng thanh toán của Công ty ở cả đầu năm và cuối năm đều >1. Cho thấy toàn bộ số vốn bằng tiền và tài sản có thể chuyển hoá thành tiền của Công ty có khả năng trả hết các công nợ trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

2.6.4.3. Hệ số thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn.

Kttnh = TSNH Nợ ngắn hạn

• Hệ số thanh toán nhanh: thể hiện khả năng về tiền mặt và các tài sản có thể chuyển nhanh nhất bằng tiền đáp ứng cho thanh toán nợ ngắn hạn.

Kttn = TSNH – hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Bảng 2.29. Chỉ tiêu khả năng thanh toán

Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm Cuối năm Chênh lệch ĐN/CN

+/- % 1. Tài sản ngắn hạn Đồng 14.288.040.60 0 14.611.896.45 3 323.855.853 102,27 2. Nợ ngắn hạn Đồng 3.881.649.443 2.061.987.390 - 1.819.662.05 3 53,12 3. Hàng tồn kho Đồng 6.127.372.276 5.527.981.198 - 599.391.078 90,22

6. Hệ số thanh

toán ngắn hạn đ/đ 3,68 7,09 3,41 192,51

7. Hệ số thanh

toán nhanh đ/đ 2,10 4,41 2,30 209,55

Qua bảng trên ta thấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuối năm 2014 hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty tăng từ 3,68 lên 7,09 và hệ số thanh toán nhanh cũng tăng từ 2,10 lên 4,41. Các hệ số này đều lớn và lớn hơn 1, điều này thể hiện khả năng thanh toán tốt, chứng tỏ sự tự chủ hoàn toàn về tài chính của Công ty trong năm 2014, tạo được uy tín của công ty trước các nhà cung cấp, các đối tác và các nhà đầu tư.

2.6.4.4. Tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước.

Tỷ lệ % đã thanh toán

với ngân sách nhà nước = Số tiền đã nộp vào ngân sách Nhà nướcTổng số tiền phải nộp và ngân sách Nhà nước

Bảng 2.30. Bảng tình hình thanh toán với ngân sách Nhà nước

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

Chênh lệch 2014/2013

+/- %

1. Thế và các khoản

phải nộp Nhà nước 2.891.320.728 4.666.501.584 1.775.180.856 161,40 - Thuế GTGT phải nộp 2.255.401.494 3.223.669.720 968.268.226 142,93 - Thuế thu nhập doanh

nghiệp 306.554.417 587.284.234 280.729.817 191,58 - Thuế tài nguyên 169.236.833 524.854.504 355.617.671 310,13 - Thuế nhà đất, tiền thuê

đất 1.500.000 3.000.000 1.500.000 200,00 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác 158.627.984 327.693.126 169.065.142 206,58 2. Tổng số tiền đã nộp vào ngân sách Nhà nước 3.030.603.272 4.832.561.320 1.801.958.048 159,46 3. Tỷ lệ % thanh toán với

ngân sách Nhà nước 1,048 1,036 - 0,0126 98,80 4. Số dư cuối năm 139.282.544 166.059.736 26.777.192 119,23

Từ bảng trên ta thấy, cả năm 2013 và năm 2014 Công ty đã nộp đủ số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước. Tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước năm 2013 là 1,048 với tổng số tiền đã nộp và ngân sách là 3.030.603.272 (đ). Năm 2014, tỷ lệ thanh toán với ngân sách Nhà nước là 1,036 trong đó tổng số tiền phải nộp vào ngân sách là 4.666.501.584 (đ), số tiền đã nộp vào ngân sách là 4.832.561.320 (đ). Số dư các khoản phải nộp cho Nhà nước cuối năm 2014 là 166.59.736 (đ) cho thấy trong năm 2014, Công ty đã hoàn thành đầy đủ các khoản phải nộp cho Nhà nước.

2.4.6.5. Hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày của doanh thu chưa thu.

Hệ số quay vòng các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.

Kphải thu = DTthuần

Số dư bq các khoản phải thu

Số ngày của doanh thu chưa thu phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu trong một vòng luân chuyển.

Nphải thu = Các khoản phải thu x 365 (ngày) Tổng doanh thu

Bảng 2.31. Bảng hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày của doanh thu chưa thu

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2014/2013

+/- (%) 1. Doanh thu thuần Đồng 19.783.953.01 1 33.516.468.22 0 13.732.515.20 9 169,41 2. Các khoản phải thu bq Đồng 7.300.655.628 7.746.204.014 445.548.387 106,10 - Phải thu khách hàng Đồng 7.300.655.628 7.746.204.014 445.548.387 106,10 - Ứng trước cho người bán Đồng - - -

- Phải thu nội bộ Đồng - - -

- Tạm ứng cho

công nhân viên Đồng - - -

- Phải thu khác Đồng - - -

Kphải thu đ/đ 2,71 4,33 1,62 159,67

Từ bảng trên ta thấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năm 2013, hệ số quay vòng các khoản phải thu là 2,71. Số ngày của doanh thu chưa thu là 135 ngày, cho thấy doanh thu thuần trong năm gấp 2,71 lần so với số dư các khoản phải thu và số ngày để thu lại doanh thu chưa thu là 135 khoảng 11 tháng.

- Năm 2014, hệ số quay vòng các khoản phải thu là 4,33. Số ngày của doanh thu chưa thu là 84 ngày. Cho thấy trong năm 2014 doanh thu thuần gấp 4,33 lần so với số dư các khoản phải thu và số ngày để thu lại doanh thu chưa thu là 84 ngày, nhanh hơn 51 ngày so với năm 2013.

2.6.4.6. Hệ số quay vòng hàng tồn kho và Số ngày của một chu kì luân chuyển hàng tồn.

Khàng tồn = Gía vốn hàng hóa Hàng tồn kho bình quân

Nhàng tồn = 365

Khàng tồn

Bảng 2.32. Hệ số quay vòng hàng tồn kho và số ngày của một chu kì luân chuyển hàng tồn

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch

+/- (%) 1. Gía vốn hàng bán Đồng 16.567.916.856 29.817.867.590 13.249.950.734 179,97 2. Hàng tồn kho bình quân Đồng 5.387.594.786 5.827.676.737 440.081.951 108,17 Khàng tồn đ/đ 3,08 5,12 2 166,38 Nhàng tồn Ngày 119 71 - 47 60,10

Ta thấy: Khàng tồn. 2014 > Khàng tồn. 2013 , phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều hiệu quả. Kèm theo đó, số ngày của một kì luân chuyển năm 2014 ngắn hơn năm 2013 là 47 ngày, cho thấy trong năm 2014 hàng tồn kho bình quân của doanh nghiệp được quay vòng điều đặn trong khoảng thời gian hơn hai tháng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng vốn và tạo hiệu quả cao trong đầu tư.

2.6.5. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

2.6.5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn

Việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty thể hiện qua năng lực tạo ra giá trị sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế trả lương của công ty xây lắp điện xây dựng thủy lợi thăng bình (Trang 54)