Nhân vật ngƣời phụ nữ

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh của ba nhà văn trẻ (Trên cứ liệu ba tác phẩm Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, Bên dòng sầu diện của Nguyễn Đình Tú, Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy) (Trang 80)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3.Nhân vật ngƣời phụ nữ

Nhân vật ngƣời phụ nữ là một hệ thống nhân vật khá quan trọng và không thể thiếu trong các tác phẩm văn xuôi hiện đại. Trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cũng không ngoại lệ, thậm chí nó còn rất phong phú và đa dạng. Dƣới con mắt của Vinh (Màu rừng ruộng) nhân vật Miền hiện lên đẹp vô cùng:

“Con gái làng Bùi chưa có ai xinh như chị Miền. Chân chị không cong, giọng nói không ngọng, da trắng, môi đỏ, phom người thanh thoát. Thế mà chị hai mươi sáu tuổi rồi, làng ta tuổi ấy liệt vào dạng ế….” [34, tr. 52-53].

Và ngƣời con gái sau này đã làm rung động trái tim Vinh:

Gió thổi từ phía sau Juny. Tóc nàng bay tung, xòa kín mặt. Môi nàng mím chặt, ngậm cả một lọn tóc vàng. Sau làn mây tóc chờn vờn là một đôi mắt thẳm xanh rười rượi…” [34, tr. 325].

Một nhân vật phụ nữ có số phận kém may mắn trong tác phẩm này đó là cô giáo Phƣơng: “Hai mươi bốn tuổi, nhan sắc trung bình, Phương là điển hình của mẫu giáo viên vùng xuôi lên vùng cao cắm bản” [34, tr. 290]

Cô bị tên trƣởng phòng “ngƣời nắm giữ số phận Phƣơng” gạ gẫm, đong đƣa nhƣng Phƣơng không chịu. Rồi lại bị tên Lục thổ dân xâm hại, “Tổn thương tâm lí quá lớn khiến cô mụ mẫm. Có những lúc cô rơi vào trạng thái trầm uất kéo dài, rồi lại đột ngột nói cười luôn miệng…” [34, tr. 341-342]

Thân phận ngƣời phụ nữ nhỏ bé, yếu ớt vô cùng, những va vấp của cuộc sống khiến họ trở nên “nhuốm màu hoang dại” và đó là điều chúng ta nên bảo vệ, tôn trọng những ngƣời phụ nữ bé nhỏ nhƣng không thể thiếu trong cuộc sống này.

76

Minh Việt (Bên dòng Sầu Diện) khi chào đời nhìn thấy khuôn mặt ngƣời đàn bà đầu tiên trong đời, đó là mẹ cậu, cô Mến:

Và khuôn mặt của mẹ tôi đập vào mắt tôi. Một đôi mắt to với những đường viền sắc nét rợp dưới bờ mi sũng nước. Cánh mũi cao chạy dài xuống bờ môi hơi mỏng và héo. Tôi nhìn thật lâu vào một chấm đen khó hiểu bên cánh mũi trái của mẹ. To bằng con ruồi, không, to bằng con ngươi mắt đang mở tròn xoe, của tôi. Chiếc mụn ruồi ấy tạo nên một nét rất riêng nhưng cũng có nghĩa là đã can thiệp một cách rất thô bạo vào hệ thống thẩm mĩ của khuôn mặt mẹ. Nhưng tôi yêu chấm đen ấy từ cái nhìn đầu tiên.” [36, tr. 12].

“Mến không xinh đẹp đến mức nhìn thấy là các chàng trai phải ngơ ngẩn. Thậm chí nốt mụn ruồi to khác thường ở bên cánh mũi làm cô không đáng để mọi người chú ý tới. Nghề nghiệp của Mến lại khoác lên Mến dáng vẻ của một cô gái lọ lem…Mến vẫn bình yên, nhàn tản với cuộc sống lặp đi lặp lại đến buồn tẻ….”[36, tr. 71]

Và bà Quản là ngƣời mà có thể Minh Việt nhớ nhất trong cuộc đời mình. Bà thô kệch, xấu xí nhƣng tốt bụng, bà tìm chỗ ở cho mẹ con Minh Việt, bà đã nuôi Minh Việt khi mẹ Minh Việt chết, rồi đƣa Minh Việt về cho bố đẻ của mình mong rằng Minh Việt sẽ có cuộc sống tốt:

“Bà Quản vừa xấu, vừa thô, tính tình lại đồng bóng…[36, tr. 105] …

nhưng bà Quản là một bà tiên dối với mọi đứa trẻ…. Bà Quản không có con…” [36, tr. 111]…

Ngƣời bạn vẫn thƣơng chơi trò vợ chồng với Minh Việt lúc nhỏ:

“Cái Lý đã thành người lớn rồi…Nhất dáng, nhì da cái Lý được cả hai thứ đó nhưng bước sang tuổi dậy thì thì tự nhiên một bên má của cái Lý nổi vết rám…y như mẩu bánh mì cháy.” [36, tr. 147]. Nhƣng rồi ngƣời bạn gái thân thời con trẻ của Minh Việt đã phải tự vẫn chết, cái chết làm Minh Việt bàng hoàng và suy nghĩ.

77

Cái Cói, là ngƣời để lại nhiều kỉ niệm nhất với Minh Việt:

Ở Cói cái gì cũng hơi quá một tí. Đôi mắt hơi to quá, bộ ngực hơi đầy quá, đôi môi hơi dày quá, cặp mông hơi đẫy đà quá…Và lạ một điều là trên khuôn mặt Cói cũng có một nốt ruồi nằm bên cánh mũi giống y như của mẹ Mến…Tất cả cứ xổ hết ra, nần nẫn, quyến rũ, đam mê, bắt nhiệt ghê gớm”

[36, tr. 167].

Nhƣng rồi Cói chết và khi nhìn thấy xác Cói trên bờ sông, đã trở thành nỗi ám ảnh sâu nặng về sau này cho Minh Việt.

Một ngƣời phụ nữ khi lần đầu tiên gặp đã cho Minh Việt rất nhiều cảm xúc và ấn tƣợng: “Cảm nhận đầu tiên là bà ta đẹp. Nhưng hơi khô lạnh” [36, tr. 122]; “Càng hỏi chuyện nó, vợ bố nó lại càng dịu dàng hơn. Nó không hiểu thứ dịu dàng đó đến với nó lâu hay mau?...” [36, tr. 126]. Đó là ngƣời sau này nuôi nấng chăm sóc và thƣơng yêu Minh Việt nhƣ con đẻ của mình, Ngƣời Minh Việt gọi bằng Mợ.

Một nhân vật phụ nữ nữa trong tác phẩm này đó là chị Vi Lay. Ngƣời mà sau này đã giúp Minh Việt tìm lại đƣợc bản năng đàn ông sau một cơn khủng hoảng tâm lí trầm trọng:

Minh Việt cứ nghĩ đó là một người đàn bà đã già, ít ra cũng phải bằng tuổi Mợ. Nhưng khi giáp mặt Minh Việt không biết phải gọi cái người đang đứng trước mình là cô, là bác, là bà hay là chị? Người phụ nữ này chỉ trạc hai sáu, hai bảy tuổi thôi. Chị ta mặc một chiếc váy đen có thêu những hình tháp bí ẩn bằng chỉ màu. Áo chị ta mặc màu trắng ngà. Cả áo và váy đều cũ kĩ, sờn mòn nhưng sạch sẽ. Khuôn mặt của chị xương xương, cằm hơi nhọn, đôi môi mỏng và tươi. Bên cánh mũi của chị cũng có một nốt ruồi nhưng không to như của mẹ Mến” [36, tr. 176-177].

Ngƣời phụ nữ lại càng trở nên quý giá hơn với những ngƣời lính đảo sống trong sự thiếu thốn tình cảm và bàn tay chăm sóc của ngừơi phụ nữ:

78

“Vị tiến sĩ gây tò mò cho không chỉ ánh lính trẻ trên đảo cuối cùng cũng xuất hiện…Đó là một phụ nữ tầm thước, cắt tóc ngắn, da dám nắng. Nhanh nhẹn và khỏe khoắn…” [35, tr. 45]. Một ngƣời con gái trên đảo mà trƣớc nay chỉ có những chàng lính đã đem lại một niềm vui không gì có thể thay thế đƣợc: “Từ ngày trên đảo có tiến sĩ Hằng, cánh lính trẻ lại có thêm một đề tài để tán gẫu. Hôm nay chị làm những gì, đi những đâu, chị ở phòng nào, chị ăn gì…như là chuyện đời tư của ngôi sao vậy.” [35, tr. 49].

Một điều tƣởng chừng rất nhỏ bé nhƣng là niềm vui, sự phấn khởi, đem lại sức sống mới cho những ngƣời lính trên đảo xa.

Những ngƣời lính ở ngoài đảo xa, trong lòng hƣớng về những ngƣời vợ thân yêu của mình trên đất liền nhƣ một niềm tin vào tƣơng lai tƣơi sáng:

Cùng ghế với Tiến là một cô gái kết tóc, mặc áo màu hoa cà. Cô khẽ ngước nhìn bộ quân phục, đôi má ửng hồng…” [35, tr. 79].

Tiến đã gặp ngƣời con gái mà sau này là vợ mình nhƣng không hề biết và cũng thờ ơ, chẳng để ý gì. Rồi khi biết chuyện: “ Bây giờ Tiến mới có dịp nhìn kĩ cô gái. Dáng người khỏe khoắn kiểu phụ nữ nông thôn, nhưng vẫn mềm mại chứ không cục mịch. Nhìn kĩ rất có duyên, đôi má bầu cùng với đôi môi đỏ căng mọng. Mắt lá dăm với đôi hàng lông mi dài cụp xuống. Khuôn ngực vồng lên xếp gọn gàng trong tà áo chẽn eo rất vừa vặn. Hai bím tóc dài được tết bằng hai chiếc nơ hồng. Đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ dịu dàng.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[35, tr. 81].

Lấy vợ là câu chuyện trạm trƣởng Tiến hay đem ra kể cho anh em chiến sĩ trẻ nghe, “nhƣ chuyện cổ tích”, và đúng câu chuyện hay, đẹp và lãng mạn thật. Đó là câu chuyện là niềm vui của Tiến khi dành tình cảm hƣớng về vợ mình (Đào) ở quê nhà. Nhƣ vậy cấu trúc hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong ba tiểu thuyết có một nét chung là đi theo cấu trúc bi kịch. Họ nhƣ là nạn nhận của chiến tranh, nạn nhân của sự đói nghèo, tăm tối, lạc hậu (Bên dòng Sầu

79

Diện, Màu rừng ruộng). Có khi là nạn nhân của số phận không may mắn (Biển xanh màu lá). Riêng trong Biển xanh màu lá hình tƣợng ngƣời phụ nữ có phần đa dạng hơn. Họ đƣợc coi nhƣ là một món quà quý, thiêng liêng, là sứ giả của đất liền, hậu phƣơng đến với ngƣời lính nơi đảo xa.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh của ba nhà văn trẻ (Trên cứ liệu ba tác phẩm Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, Bên dòng sầu diện của Nguyễn Đình Tú, Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy) (Trang 80)