7. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Ngôn ngữ thông tục
Ngôn ngữ của tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh sau 1975 thƣờng mang sác thái ngôn ngữ thông tục và giàu phƣơng ngữ. Lời ăn tiếng nói hàng ngày đƣợc các tác giả sử dụng trong tác phẩm của mình nhằm mục đích thể hiện tính sinh động của ngôn ngữ, khiến cho cuộc sống trong tác phẩm không khác gì với cuộc sống thật ngoài đời.
Ngôn ngữ có tính thế tục làm cho ý thức ngôn ngữ trở nên tự giác hơn, văn chƣơng không nhất thiết phải đặt mình trong sự câu nệ, khách sáo. Tính chất trần tục, bụi bặm, thậm chí đôi khi thô tục đƣợc đẩy vào phát ngôn của nhân vật nhiều khi khiến ngƣời ta phải giật mình. Thứ “ngôn ngữ sinh hoạt thế sự” ùa vào trong lời ăn tiếng nói của tác phẩm tuy còn đôi chỗ gắng gƣợng, gò ép, dung tục trong tiểu thuyết của Chu Lai, Nguyễn Bình Phƣơng, Tạ Duy Anh… nhƣng đã góp phần làm nên hiệu ứng nghệ thuật tích cực trong từng tác phẩm, bỏ xa lối văn đạo mạo, kín kẽ, chải chuốt bóng mƣợt “từ đầu đến chân” của văn học giai đoạn trƣớc. Mặt khác nhà văn đã rút ngắn khoảng cách giữa tác giả - nhân vật - ngƣời đọc, tạo cho tác phẩm gần gũi và thật nhƣ cuộc sống vậy. Các tác giả viết tiểu thuyết về đề tài chiến tranh thời kì hòa bình cũng đã tiếp thu đƣợc đặc điểm này. Trong các tác phẩm Màu rừng ruộng vẻ đẹp của nhân vật Miền đƣợc nhà văn miêu tả rất sống động trong mắt Vinh và anh Sản. Vẻ đẹp của nhân vật Lý, Cói là vẻ đẹp hình thể của ngƣời con gái mới lớn. Những cảm xúc của Minh Việt dâng cao khi chạm vào cơ thể của ngƣời con gái anh luôn nghĩ đến. Rồi cuộc sống vợ chồng của trung đội trƣởng Linh, vì sao Luyến, vợ Linh lại có bầu vỡ kế hoạch, rồi trạm trƣởng Tiến lấy vợ nhƣ thế nào (Biển xanh màu lá)…Tất cả đã đƣợc các tác giả trẻ tái hiện lại cuộc sống chân thật, giản dị và vô cùng đời thƣờng của con ngƣời trong và sau chiến tranh.
83
Trong tác phẩm Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, cuộc sống thƣờng nhật của làng Bùi bé nhỏ với những ngày còn ở nhà đi học cày với ông Ét, Vinh phát ngƣợng vì những câu nói tục của ông:
“…ông Ét luôn mồm kể chuyện:
- Ngày xửa ngày xưa, làng ta có ông Điền Vâm người to lừng lững như cột đình…Đồng làng bờ ruộng thân cau, trâu không đi được, ông Điền Vâm ghé vai vác trâu đi qua ruộng nhà mình…
- Cháu ứ tin… Ông Ét trợn mắt:
- Bố láo! Chuyện tao nghe bố tao kể lại. Bố tao nghe ông tao kể lại, mày dám không tin à?
…
- Ờ…ờ…Thế mới là chuyện. Đồng làng mình từ ngày nảo ngày nào đã chia vụn như cái váy vá chằng vá đụp thế kia. Sức ông Điềm Vâm mà được thửa ruộng to như của bà Nữ Oa cày mới xuể!
- Ruộng bà Nữ Oa to lắm hả ông?
Ông Ét cười rũ khiến Vinh chựng lại, đầu Nghé Hoa húc cả vào mông. - Đúng là phạm nhĩ, cơm tai! Mày học phí cơm rồi con ạ! Học hết cấp ba mà không biết câu “L. bà Nữ Oa bằng ba mẫu ruộng, C. ông Tám Tượng bắc cầu qua sông à?” [34, tr. 20-21].
Rồi đến thằng Đốp nói những câu bộc phát, cửa miệng với bố mình:
Vinh lùi lại lắc đầu. Ông Sùng chìa về phía thằng Đốp. Nó ngoan ngoãn đầu tránh nên bị chiếc kim châm vào má. Nó trợn mắt lên chửi:
- Đ.m bố!” [34, tr. 31].
Hay cũng trong tác phẩm này, ngôn ngữ địa phƣơng, ngôn ngữ “lóng” cũng đƣợc tác giả sử dụng rất linh hoạt:
84
“Người đàn bà quýnh quáng:
- Hai ăn dù nhanh hay dù chậm?...À, hai ăn người Bắc dzô hả? Là tui muốn hỏi hai ăn…tàu nhăn hay tàu chậm í mà? Tàu nhăn có giá tàu nhăn. Tàu chậm có giá của tàu chậm mà ăn hai…
- Tàu nhanh. Bao nhiêu? Người đàn bà hỏi vội vàng: - Một ăn hay hai ăn?
Thằng Vọng hất hàm về phía Vinh: - Một thôi. Bao nhiêu?
- Cho tui xin năm ngèng nghe ăn hai? - Không không không! Tao không đâu!
Vinh giãy nảy lên vì sợ, nhưng hình như người đàn bà hiểu sai nên cuống quýt hạ giá:
- Thì ba ngèng được hôn?...Hay hai ngèng cũng được. Hai ăn chơi giùm tui đi!” [34, tr. 152-153].
Ngôn ngữ thƣờng ngày của những ngƣời lính nơi đảo xa trong tác phẩm
Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy cũng vô cùng phong phú và đa dạng:
“Linh nằm soài ra giường, mắt nhìn trừng trừng lên trần nhà bằng cót ép. Bỏ mẹ rồi? Sao lại thế được nhỉ, rõ ràng còn một tuần nữa cơ mà?! Đành rằng Linh có uống chút rượu, nhưng có đến nỗi say đâu? Linh biết chứ! Ngay cả lúc quyết định phá bỏ thói quen thông thường không chòng cái của nợ ấy vào như mỗi lần vợ chồng gần gũi, Linh cũng vô cùng tỉnh táo. Linh chúa ghét cái kiểu ăn độn, nó làm Linh không được thoải mái, vợ chồng chứ có phải….Thế là Linh phải cố, tuy không tránh khỏi cảm giác hàng giả, không thể đạt tới đỉnh cao của cảm xúc như trước đó….Cái thứ thuốc chết tiệt ấy nó làm Luyến đau đầu, đau quay cuồng…thế là trách nhiệm thuộc về Linh” [35, tr. 54].
85
Những ngôn từ trong suy nghĩ của Linh rất đời thƣờng, thậm chí là vấn đề thầm kín, nhƣng ở đây mọi điều dƣờng nhƣ đƣợc ngƣời đọc cảm nhận một cách rất nhẹ nhàng và gần gũi.
Rồi tiếp đến là những cuộc trò chuyện của cánh lính trẻ vô cùng thú vị:
-“Này, chú ăn nói cho cẩn thận, thua kém thì công nhận đi còn lắm chuyện, chú giỏi sao chú không làm bài mẫu đi, để người khác làm còn kêu ca - Không giám. Đúng là rắm ai vừa mũi người đấy…Mạnh vẫn ngúng ngoắng - Thế mà rắm tôi vừa cả mũi Phương đấy , sao không phải rắm của nó mà nó thu được?” [35, tr. 99].
“Nói rồi nó kéo thằng Mạnh ra một góc thì thào, hai đứa có vẻ tâm đắc lắm. Thằng Mạnh vừa cười vừa chạy lại mở hộc giường lôi ra một bọc nhỏ buộc dây nơ cẩn thận. Nó mở ra, hoá ra là một chiếc coóc-xê trắng tinh còn nguyên cả viền đăng ten.
- Tuyệt vời chưa?
Quang "cháy" cũng cười, hai đứa cười chán, Quang "cháy" lại chạy xuống kho, lúc sau mang lên một chiếc quần lót phụ nữ màu hồng nhàu nhĩ, nó cầm que khều giơ lên bảo:
- Thế này mới đồng bộ chứ?
Chiếc coóc-xê là của một nàng văn công bỏ quên trong chuyến lưu diễn tại đảo năm ngoái được thằng Mạnh nghịch ngợm cất vào hòm đựng đồ, thi thoảng trung đội vẫn lấy nó dùng để lọc rượu rất hiệu quả, còn cái quần lót thảm hại vốn xuất xứ từ trong lô giẻ là quần áo cũ trong bờ gửi ra để lau khí tài, không biết thế nào lại lẫn cả hàng độc vào. Vì là chất liệu mềm nên được chọn để lau ắc quy, có lẽ đã dùng nhiều lần nên vừa nhàu nát vừa bị a xít ăn thủng lỗ chỗ.
86
Quang "cháy" lôi Tuân "còm" lên chòi quan sát mắt bảo nó nhìn vào ống kính TZK lia về phía nhà khí tượng chỗ có mấy cái cột xác định hướng và tốc độ gió cao lô nhô. Một bộ đồ lót phụ nữ phơi ngay ngắn trên dây, lại còn được cặp cho gió khỏi bay cẩn thận, mắt thường nhìn cũng thấy rõ chả cần đến TZK. Mấy dải dây coóc-xê buông lòng thòng bay phất phơ trong gió. Tuân "còm" khoái chí cười lộ chiếc răng khểnh”. [35, tr. 129-130].
Đến khi chuẩn bị chia tay Phƣơng về đất liền, những ngôn từ chƣa bao giờ đƣợc nói ra lúc này mới đƣợc thốt lên:
-“Bọn mi về nói với chị tau vẫn khỏe. Hổng có chi phải lo cả. Tiền bạc cứ tiêu, bao nhiêu lúc vô tau sẽ thanh toán một cụm.
Khó khăn lắm trung đội trưởng mới thốt ra được mấy lời như vậy. Mọi thứ lại trở về yên ắng. Dường như không chịu nổi điều đó, thằng Mạnh bỗng nói xé toang bầu không khí có vẻ như đang đông đặc lại:
- Đ. mẹ! Buồn muốn chết…Anh Tùng đọc lại bài ấy đi.” [35, tr. 376]
3.3.2. Ngôn ngữ giàu cảm xúc đƣợc cá thể hóa
Để nhận diện một nhà văn có quan niệm nhƣ thế nào về đời sống và con ngƣời thông thƣờng ngƣời ta tìm hiểu tiếng nói riêng của anh ta qua ngôn ngữ, thông qua các thành phần đƣợc biểu hiện trong một tác phẩm ở cả ngôn ngữ nhân vật (lời đối thoại, lời độc thoại) và ngôn ngữ trần thuật (lời kể, lời tả, lời bình luận).
Đỗ Tiến Thụy có năng lực tái hiện một cảnh đời thƣờng thành một chi tiết nghệ thuật thật sống động, bùng nổ cảm xúc. Màu rừng ruộng có nhiều chi tiết đƣợc tái hiện nhƣ vậy, làm cho không gian tiểu thuyết trở nên đầy đặn. Cũng có chỗ đƣợc sáng tạo bằng hƣ cấu, tƣởng tƣợng. Đó là chƣơng kể lại câu chuyện Krol quyết chiến với đàn voi rừng để bắt cho đƣợc con voi sao. Trận chiến dữ dội suốt một ngày. Sau cùng chàng tử trận [34, tr. 277-282]. Chắc chắn đây là một cảnh sáng tạo, bởi không dễ gì Đỗ Tiến Thụy đƣợc
87
tham gia, chứng kiến một cảnh thật trong đời thƣờng kỳ vĩ đến nhƣ thế. Văn của anh lấp lánh chất sử thi. Cảnh gặp gỡ Vinh và Junny trƣớc lúc chia tay [34, tr. 324] và cảnh Vinh mơ thấy Junny ở Khu Rừng Say [34, tr. 378] là những cảnh dẫn ngƣời đọc vào thế giới của những cảm xúc lãng mạn. Ngôn ngữ Đỗ Tiến Thụy giàu chất thơ, đối thoại trí tuệ tỉnh táo và cách viết tinh tế. Đỗ Tiến Thụy phối hợp đƣợc sức tƣởng tƣợng bay bổng với tri thức về ngƣời Mỹ, lòng tự trọng dân tộc và cách diễn đạt tình yêu nửa nhƣ thực nửa hƣ, tạo ra sự thú vị, âm vang sâu xa trong lòng ngƣời đọc. Tuy Đỗ Tiến Thụy chƣa có cách tân về bút pháp, nhƣng cũng cần ghi nhận điều này ở Màu rừng ruộng, anh đã thay đổi nhiều góc độ trần thuật, khiến cho ngƣời đọc có lúc ngỡ ngàng hạnh phúc khi phát hiện ra tác giả đã dẫn mình đi một lối khác để thâm nhập vào câu chuyện anh đang kể. Chẳng hạn, từ đầu truyện đến cuối, ngƣời đọc ngỡ Vinh là ngƣời kể truyện, xen kẽ chƣơng này chƣơng kia, các nhân vật khác kể. Đến cuối, ngƣời kể là anh Tấn, ngƣời đọc ngộ ra rằng Vinh đã chết. Và đến đây, lại ngộ ra lần nữa, câu chuyện không phải do Vinh kể trực tiếp mà do tác giả kể lại từ một cuốn sổ dày của một liệt sĩ [34, tr.384].
Ngôn ngữ của tiểu thuyết gồm có ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện – ngôn ngữ trần thuật và sự hiện diện của ngôn ngữ nhân vật cũng đƣợc khẳng định nhƣ một sự tồn tại tất yếu mang tính đặc thù. Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy là ngôn ngữ giản dị của đời sống hàng ngày, thậm chí nó còn mang cá tính riêng của từng nhân vật. Nhân vật Quang “cháy”: “- Này đừng có mà lãng phí nhá…Hơ hơ…Để đây làm đây ăn nhá…Để xem tí nữa có đồng chí nào động đũa không nhá…Hơ hơ…Được mùa chớ phụ ngô khoai nhá…Hơ hơ…Mai hết cá lại đục thịt hộp ra mà nghiền nhá…Lúc ấy thấy đây ăn lại thèm nhá…Hơ hơ” [35, tr. 33].
Ngôn ngữ chứa đựng tính đối thoại và tính “cá thể hoá” cao đƣợc biểu hiện rõ hơn trong tiểu thuyết sau 1986. Tính chất đối thoại đổi mới theo hƣớng
88
đƣa vào nhiều tầng nghĩa. Ở ngƣời kể chuyện hay nhân vật có thể diễn ra cuộc đối thoại nhƣng chủ yếu việc đối thoại lại nằm ở sự nhìn nhận, chiêm nghiệm, mang tính triết luận tự nhận thức của nhân vật qua chiều nội tâm bên trong.
Trong tiểu thuyết Màu rừng rưộng của Đỗ Tiến Thụy, ngôn ngữ mang đậm chất trữ tình đƣợc bộc lộ qua những ngôn ngữ biểu cảm, tạo hình. Chẳng hạn nhƣ trong đoạn: “Trên mái lán có những tiếng rơi lộp bộp như ném sỏi. Và gió, gió nhè nhẹ thổi mơn qua mặt. Tiếng lộp bộp dày dần. Một viên sỏi ném trúng mũ đánh cốp rồi văng tóe ra xa. Suýt nữa thì Vinh buột miệng reo lên “mưa đá!”. Những viên đá trắng tinh khôi nhảy lao xao trên nến đất thẫm. Vinh đứng nép vào mái lán ngắm nhìn. Qua ánh điện hắt ra từ phía lều phái đoàn POW-MIA, những viên đá lao xiên xiên vẽ thành những đường trong đêm loang loáng” [36, tr. 258]. Cơn mƣa làm cho Vinh tỉnh cơn buồn ngủ, vừa tạo cho anh cảm giác khoan khoái, dễ chịu. Cơn mƣa cũng đem về rừng núi vẻ bình yên và một sức sống mới mạnh mẽ hơn. Cơn mƣa xoa dịu những mệt mỏi, vất vả của ngƣời lính trong cuộc tìm kiếm hài cốt đầy gian nan không kém gì những trận đánh của cha anh đi trƣớc.
3.3.3. Một giọng điệu mới: cảm thƣơng
Ở cả ba tiểu thuyết một giọng điệu mới, giọng điệu cảm thƣơng. Đó là sự mất mát, hy sinh ở cả hai phía ta và địch. Trong tác phẩm Bên dòng Sầu Diện
của Nguyễn Đình Tú: “Minh Việt cười buồn bã. Nhưng số phận quanh anh cũng nào có hơn gì anh đâu? Họ đều là những tiểu vũ trụ tả tơi, rách nát sau những song gió của cuộc đời đây thôi!” [36, tr. 302].
Tiểu thuyết là cuộc sống, tiểu thuyết hiện đại có xu hƣớng chấp nhận nhiều tiếng nói, dung hợp nhiều thể loại. Bên dòng Sầu Diện đã rất có ý thức về điều này. Tiếng nói chủ âm của tiểu thuyết là tiếng nói bi kịch. Hoà âm cùng giọng chủ, những giọng khác cũng đi một âm sắc buồn. Đấy là hai cái chuyện đƣợc giải của Cu Đạo (em cùng cha khác mẹ của Minh Việt) mang
89
tính tự truyện về chuyện buồn của nhà mình. Đấy là những câu chuyện đầy nƣớc mắt của bé Ly (con đẻ của Minh Việt) viết trƣớc khi bé ra đi vì căn bệnh nhiễm chất độc di chứng từ cha...
Nhân vật trong tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết viết về chiến tranh hôm nay nói riêng vẫn mang những gam giọng chính vốn có của tiểu thuyết sử thi nhƣ giọng điệu hào hùng, quyết liệt…Nhƣng xuất phát từ cảm hứng bi kịch, tiểu thuyết về chiến tranh hôm nay còn mang một giọng điệu mới đó là: giọng điệu cảm thƣơng. Đó là trƣớc những đau thƣơng, mất mát và sự hi sinh trong chiến tranh…
Nhân vật Minh Việt trong tác phẩm Bên dòng Sầu Diện đã mất toàn bộ sức khỏe do bị nhiễm chất độc màu da cam do chiến tranh để lại, mất đi tình yêu, hạnh phúc (Cói chết, bé Ly cũng chết). Cuộc đời anh có một cái kết là cuộc sống buồn thảm.
Xét ở góc độ giọng điệu, Bên dòng Sầu Diện đã góp phần làm mới thể loại tiểu thuyết viết về chiến tranh bằng chất giọng cảm thƣơng này, điều mà trƣớc đó ít xuất hiện.
Đọc tiểu thuyết chiến tranh hôm nay, ta cảm thấy giọng điệu cảm thƣơng không chỉ dành cho ngƣời trong chiến đấu mà còn cho cả những ngƣời lính sống trong thời bình, họ cũng có những bất hạnh và sự thất vọng trong cuộc sống.
Sự thất bại trong hôn nhân của trạm trƣởng Tiến (Biển xanh màu lá), Tiến và Đào lấy nhau đã nhiều năm nhƣng không có con, là do Tiến mất đi khả năng của một ngƣời đàn ông, vợ phải đi lăng nhăng với ngƣời khác để xin một đứa con. Đó là một nỗi đau dƣờng nhƣ không nhìn thấy đƣợc nhƣng dày vò con ngƣời ta đến hết cả cuộc đời: “Tiến trở nên bạo liệt, hung dữ. Tiến làm chuyện đó một cách điên cuồng. Anh lặp lại hành động đã in trên vỏ não một cách vô thức, và nhiều hình ảnh khác chợt đến, những hình ảnh do anh tự nghĩ ra. Anh hành động như một con trâu lên cơn điên. Nhưng con quay đã
90
không cho phép anh nổi loạn. Tiến không hoàn thành cuộc chơi. Lồng lộn. Cay cú. Vật vã. Cả hai thấy ê chề. Sự chai lì cùng những giọt nước mắt” [35, tr. 233] Nhân vật Vinh (Màu rừng ruộng), một ngƣời có tài văn chƣơng nhƣng thi trƣợt đại học cả hai lần. Sự thất bại trong khoa cử có thể nói là nỗi đau, nỗi niềm day dứt nhất của ngƣời thanh niên nhiều khát vọng của tuổi trẻ. Nhƣng rồi Vinh đã đi tìm con đƣờng chân lí mới cho mình, Vinh đi lính, tham gia tìm