Nhân vật thanh niên

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh của ba nhà văn trẻ (Trên cứ liệu ba tác phẩm Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, Bên dòng sầu diện của Nguyễn Đình Tú, Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy) (Trang 84)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Nhân vật thanh niên

Với tác phẩm Màu rừng ruộng, nhân vật Vinh, là nhân vật chính của chuyện, cũng là nhân vật duy nhất trong tác phẩm đại diện cho tầng lớp thanh niên nông thôn thời bấy giờ: “Làng Bùi từ ngày có chữ quốc ngữ chưa ai vào đại học. Vinh phải chứng tỏ cho thien hạ biết rằng, dù bút lông hay bút sắt thì nhà ta vẫn là kẻ trí. Niềm hy vọng trong cha lớn bùng khi Vinh giật giải học sinh giỏi Toán cấp huyện rồi cấp tỉnh…” [34, tr. 12].

Thế nhƣng khi đi thi đại học Vinh đã không làm đƣợc cái việc cha Vinh vẫn mong đợi. Vinh thi trƣợt đại học. “Suốt mấy tuần liền, Vinh sống như một kẻ thừa. Vinh chưa tròn mười bảy, chưa đủ tuổi để vào hợp tác. Thân trai sức dài vai rộng chả nhẽ ăn xong lại nằm ươn…” [34, tr. 15].

Sau đó Vinh chọn việc đi chăn nghé. Nhƣng nhƣ thế chỉ để Vinh “khỏi mang tiếng là ăn bám” chứ không phải là mơ ƣớc của một thƣ sinh đèn sách nhƣ Vinh. Nhƣng rồi Vinh thi lại đại học và một lần nữa Vinh lại không đạt đƣợc điều mình mong muốn. Vinh đến lò gốm làm với chị Miền, nhƣng một con ngƣời có hoài bão lớn lao nhƣ Vinh, Vinh không thể cứ chui trong cái lò gốm nóng nực, trong cái làng Bùi bé tí, bí bách này. Vinh quyết định đi bộ đội, Vinh tham gia đi tìm hài cốt của những chiến sĩ hy sinh trong chiến tranh. Chỉ có vậy, một thanh niên nhƣ Vinh mới cảm thấy mình đang làm những việc có ý nghĩa cho cuộc đời.

Hay những ngƣời lính trẻ bảo vệ biên cƣơng ngoài hải đảo xa xôi, họ gác lại công việc học hành đang dang dở mà tham gia vào công cuộc chiến đấu bảo vệ bờ cõi ngoài Trƣờng Sa xa xôi.

80

“- Bác Phương ạ, vào bờ em sẽ thi lại…(Mạnh nói)

- Hả chú bảo gì cơ?

- Vào bờ em sẽ thi lại.

- Ừ, thi. Phải thi chứ…

- Lần trước em chỉ thiếu có một điểm thôi. Lần này chác chắn sẽ đỗ”

[35, tr. 155].

Nhân vật ngƣời thanh niên luôn luôn sống với những hoài bão lớn lao của cuộc đời mình. Họ sống và học tập, phấn đấu để thực hiện lí tƣởng, ƣớc mơ của mình. Trong chiến tranh những ngƣời thanh niên đều xung phong ra trận để bảo vệ Tổ quốc và kể cả khi hòa bình thì những ngƣời thanh niên ấy cũng sẵn sàng dành trí lực của mình để phục vụ lợi ích quốc gia trƣớc khi nghĩ đến ƣớc mơ của riêng bản thân mình. Đó là những con ngƣời đáng trân trọng vì những việc họ đã làm.

3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu đặc trƣng

Gọi là đặc trƣng vì chúng tôi chỉ dám xin làm nổi rõ những đặc điểm riêng biệt về ngôn ngữ, giọng điệu ở ba tiểu thuyết Bên dòng Sầu Diện, Biển xanh màu lá, Màu rừng ruộng.

Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học, là nghệ thuật của ngôn từ, ngôn từ làm chất liệu, phƣơng tiện. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Ngôn ngữ là hệ thống ngữ âm, những từ và những quy tắc kết hợp mà những ngừoi trong cúng một cộng đồng dùng làm phƣơng tiện để giao tiếp với nhau [26]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học; “giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trƣờng, tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn, bằng cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cảm thụ…”.

Ngôn ngữ, giọng điệu không chỉ phản ánh lập trƣờng xã hội, thái độ, tình cảm, thẩm mĩ của nhà văn mà còn góp phần khu biệt đặc trƣng phong

81

cách của nhà văn. Mỗi tác phẩm bao giờ cũng có nhiều giọng điệu mang sắc thái khác nhau trên cơ sở giọng điệu chủ đạo.

Ngôn ngữ trong ba cuốn tiểu thuyết trên là ngôn ngữ mang sắc thái giản dị, ngôn ngữ đặc tả, ngôn ngữ trữ tình, ngôn ngữ mang sắc thái thông tục.

Nhờ lớp ngôn ngữ xác nhận có tính lịch sử cụ thể, ngƣời đọc có thể khám phá đƣợc đời sống bên trong của mỗi thời đại cũng nhƣ hiểu đƣợc tâm hồn con ngƣời qua mỗi thời kỳ biến thiên của lịch sử xã hội. Mặt khác, nó cho thấy các nhà văn khi lựa chọn tiểu thuyết lịch sử, đã một phần nào đó thể hiện sự kết hợp giữa tƣ duy hiện đại và cổ điển trong việc chuyển tải ngôn từ.

Ngôn ngữ là chất liệu, phƣơng tiện biểu hiện mang tính đặc trƣng của văn học thì ngôn ngữ tiểu thuyết đƣợc coi là ngôn ngữ gần gũi tới mức tối đa với đời sống. Đây là một đặc điểm cho ta thấy tính linh hoạt của ngôn ngữ trong tiểu thuyết hôm nay.

Chƣa bao giờ trong văn chƣơng xuất hiện kiểu lời ăn tiếng nói dân gian đƣợc đƣa vào miệng nhân vật nhiều nhƣ trong tiểu thuyết sau 1986. Việc đƣa vào tính chất suồng sã, bớt đi vẻ trang trọng, nghi thức, các nhà văn phần nào thể nghiệm đƣợc “những thành phần ngôn ngữ mới theo định hƣớng rút ngắn triệt để khoảng cách nghệ thuật vào dòng chảy xô bồ, ào ạt của đời sống” đã thực sự làm thay đổi lối văn mực thƣớc, đƣa đẩy tạo nên “tƣ thế dân chủ bình đẳng giữa con ngƣời với con ngƣời”.

Ngôn ngữ nghệ thuật giúp nhận diện một nhà văn có quan niệm nhƣ thế nào về đời sống và con ngƣời. Thông thƣờng ngƣời ta tìm hiểu tiếng nói riêng của anh ta qua ngôn ngữ, thông qua các thành phần đƣợc biểu hiện trong một tác phẩm ở cả ngôn ngữ nhân vật (lời đối thoại, lời độc thoại) và ngôn ngữ trần thuật (lời kể, lời tả, lời bình luận). Khảo sát những thành phần này, chúng tôi rút ra một số đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ trong ba tiểu thuyết.

82

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh của ba nhà văn trẻ (Trên cứ liệu ba tác phẩm Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, Bên dòng sầu diện của Nguyễn Đình Tú, Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy) (Trang 84)