Nhân vật ngƣời lính – hình tƣợng trung tâm

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh của ba nhà văn trẻ (Trên cứ liệu ba tác phẩm Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, Bên dòng sầu diện của Nguyễn Đình Tú, Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy) (Trang 63)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Nhân vật ngƣời lính – hình tƣợng trung tâm

Nói đến nhân vật trong tiểu thuyết sử thi nói chung là phải nói đến kiểu nhân vật anh hùng, nói đến nhân vật anh hùng thì phải nói đến vẻ đẹp phẩm chất và tài năng phi thƣờng, sự dũng cảm và những chiến công hiển hách. Những ngƣời chiến đấu bảo vệ đất nƣớc, hy sinh vì đất nƣớc nhƣ Vinh (Màu rừng ruộng), Cói (Bên dòng Sầu Diện). Những ngƣời nhƣ Phƣơng, Trạm trƣởng Tiến, trung đội trƣởng Linh…(Biển xanh màu lá) là những ngƣời anh hùng gìn giữ biên cƣơng, bờ cõi…

Và thế giới nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh nói riêng có hệ thống nhân vật điển hình nhất đó là nhân vật ngƣời lính. Ngƣời lính hôm nay đƣợc xây dựng nhƣ những số phận cá nhân hơn so với cấu trúc tính cách của ngƣời anh hùng trong sử thi truyền thống. Con ngƣời không phải chỉ là nhân chứng cho lịch sử mà chính lịch sử trở thành phƣơng tiện để các nhà văn khám phá bản chất, số phận con ngƣời.

Nhìn chung văn học từ sau 1975 đã phát triển theo 2 chặng: chặng đầu từ 1975-1986 đƣợc coi là chặng chuyển tiếp văn học từ chỗ “trƣợt theo quán tính cũ” đến chỗ dần xác định cho mình con đƣờng đổi mới. Chặng 2 từ 1986 đến nay là thời kì văn học đổi mới mạnh mẽ và toàn diện.

Ở giai đoạn này tiểu thuyết viết về chiến tranh và ngƣời lính vẫn giữ vị trí trọng yếu. Do mục đích của luận văn, chúng tôi đi khảo sát hình tƣợng này ở ba tiểu thuyết, Biển xanh màu của Nguyễn Xuân Thủy, Màu rừng ruộng

của Đỗ Tiến Thụy, Bên dòngSầu Diện của Nguyễn Đình Tú…

Với tiểu thuyết Bên dòng Sầu Diện Nguyễn Đình Tú đã nói về cuộc sống của con ngƣời sau khi Miền Bắc đƣợc giải phóng, những ngƣời nhƣ Nguyên Bình đƣợc đề cao vì có công với cách mạng nhƣng chỉ vì cái quá khứ mà đến chính bản thân anh sau này mới biết đã làm cho sự nghiệp và gia đình của anh thay đổi, rồi dến đứa con trai mà khi lên tám anh mới bắt đầu nuôi

59

nấng sau khi chiến đấu vì Tổ quốc quay trở về là nạn nhân của chất độc màu da cam…..

Chiến tranh đƣợc phản ánh từ góc độ mới, sự nhận thức lại về hiện thực và sự mở rộng quan niệm nghệ thuật, đã khiến hình tƣợng ngƣời lính đƣợc phản ánh đa dạng hơn và cũng chân thực hơn. Sự thật về chiến tranh hôm nay và thân phận ngƣời lính đã đƣợc nhìn lại và đó là một sự thật day dứt, trăn trở trong tâm hồn nhà văn, hơn thế nữa nó còn là những nếm trải của ngƣời “chịu trận” trong cuộc.

Điểm nhìn chủ yếu của tiểu thuyết là điểm nhìn nhân vật chính (Minh Việt) đã góp phần tạo cho tác phẩm có tính chất tự truyện, nhân vật cứ nhƣ tự kể về chuyện của mình. Theo logic thông thƣờng nếu mọi sự kiện, tình huống của tác phẩm đều nằm trong trƣờng nhìn, trƣờng liên tƣởng của nhân vật chính thì sẽ có ƣu điểm là mạch truyện thƣờng tập trung nhƣng cũng có hạn chế là không gian nghệ thuật ít đƣợc mở rộng, mà tâm lý tiếp nhận của bạn đọc thƣờng là muốn nhập thân vào những thế giới mới lạ. Nhƣng với Bên dòng Sầu Diện, tác giả đã vƣợt qua thách thức này.

3.2.1.1. Ngƣời lính với những suy tƣ, trăn trở

Câu chuyện về những ngƣời lính ở đảo Trƣờng Sa, những nỗi niềm, tâm tƣ, suy nghĩ, sự trăn trở của những ngƣời lính là câu chuyện khó nói , khó kể, chỉ có trong những dòng nhật kí mà nhƣ Phƣơng đã viết mới có thể là nơi dãi bày những suy tƣ trăn trở về cuộc sống cũng nhƣ công việc bảo vệ biên cƣơng của đất nƣớc.

“Thế hệ của bố tự hào và có quyền tự hào vì những gì mình đã làm, phải làm và được làm để đem lại vinh quang cho dân tộc. Còn chúng con, chúng con làm được gì? Chúng con đã làm gì để tổ quốc này đẹp hơn? Con đã có mặt ở nơi đây, nơi tận cùng của những khó khăn, của thử thách mong tìm ra chính mình, và con vẫn đang kiếm tìm điều đó. Liệu có thấy không hả bố?.

60

Viết đến đây Phương ngồi ngây ra. Màn đêm đặc quánh như bóp nghẹt lấy cậu và khoảng sáng nhỏ tỏa ra bởi cây nến.” [35, tr.38].

Những ngƣời lính ra đảo xa làm nhiệm vụ với sự đau đáu trong lòng một nhiệm vụ cao cả, mong muốn tìm ra chân lí, lí tƣởng sống và chiến đấu, cho chính bản thân mình.

Khi đứng trƣớc biển: “Ai đã từng cảm thấy nhỏ bé khi lần đầu tiên đứng trước biển thì ở đây cảm giác đó sẽ được nhân lên gấp bội . Mong manh quá những con người ở biển…Bây giờ thì mình đã chính thức là một cư dân của đảo, tất nhiên không phải với tư cách là nhữung người đi khai phá, mà là làm nhiệm vụ của thế hệ hậu sinh. Những người như mình có trách nhiệm bảo vệ hòn đảo này, bảo vệ đất thiêng, vành đai chắn sóng cho đất mẹ. Nhiệm vụ thì cao cả và thiêng liêng thế đấy. Còn cụ thể hóa nó ra thì là những công việc như bắt chuột, đánh cá, nuôi chó, trồng rau. Vậy có chán không cơ chứ. Mình cảm thấy hụt hẫng vô cùng…” [35, tr. 51-52].

“Ngày xưa chiến tranh ác liệt thế, sống chết là thế mà tại sao vẫn có những người lính ghi được nhật kí để lại cho thế hệ sau?...Đó là những trăn trở, suy tư, cho mình, cho đất nước, cho đồng đội, cho hậu phương…Sống mà không có những lúc trăn trở suy tư thì con người ta sẽ thành cái gì hả bố?”

[35, tr. 150].

Ngƣời lính ra đảo với những hoài bão, mong muốn đƣợc chiến đấu, đƣợc phục vụ tổ quốc, xây dựng và phát triển thành quả của cha ông ta tự ngàn xƣa để lại. Nhƣng công cuộc xây dựng và bảo vệ bờ cõi là một quá trình trƣờng kì và gian khổ, vì thế sự trăn trở của những con ngƣời chỉ mong phục vụ cho tổ quốc cũng là một điều dễ hiểu. Họ là những ngƣời yêu nƣớc, yêu tổ quốc da diết. Những chiến sĩ đảo xa ơi! Chúng tôi biết ơn vô cùng công lao, tấm lòng của các chiến sĩ, vì sự bình yên của tổ quốc, vì cuộc sống yên bình của nhân dân mà hy sinh hạnh phúc riêng của bản thân để đi trên con đƣờng

61

gìn giữ, bảo vệ đất nƣớc Việt Nam giàu đẹp, văn minh: “Con đã đi về nơi bố đã từng đi, để thấy những gì là giá trị của cuộc sống này” [35, tr. 53].

Vinh (Màu rừng ruộng) đã đƣợc nhìn thấy hổ trong rừng vào ban

đêm: “Cho đến hết đời Vinh cũng không thể nào quên được cảnh tượng ấy. Cảnh tượng khiến toàn thân Vinh sởn hạt, tóc tai dựng đứng và mấy hôm sau thì đua nhau rụng từng mảng. Con hổ vằn vện cạp gáy đứa bé gái kéo sền sền quanh những ngôi nhà. Chân tay bé vẫn còn giãy giãy. Chiếc váy tuột ra để lộ một thân thể thiếu nữ máu me lõa lợi…” [34, tr. 260-261].

Những ngƣời chiến sĩ đóng quân trong rừng vào bao nguy hiểm rình rập nhƣng tất cả đều không làm nhụt đi ý chí chiến đấu của họ. Nó là những kỉ niệm không bao giờ quên trong suy tƣ của những ngƣời lính.

Rồi khi đứng trƣớc biển Vinh có những suy nghĩ về bóng dáng kẻ thù, về việc mình sẽ làm khi là một ngƣời lính: “Biển xanh cát trắng, sóng gió cồn cào. Vinh căng mắt dõi ra khơi cố hình dung hướng quân thù có khả năng đột nhập…Trước biển, Vinh thấy lòng mình trống trải” [34, tr. 150].

- “Đêm qua tao nằm mơ…Tao mơ thấy một đoàn quân chân mang giày cỏ, áo vải thắt chẽn ngang hông, gươm giáo sáng lòa, cờ đào rợp đất….cất giọng vang như sấm dậy giữa ba quân: “nay Lê Chiêu Thống đang tâm rước voi về dày mả tổ….Hỡi tướng sĩ ba quân, phen này hãy cùng nhau đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng…Đánh cho chúng bỏ mộng thôn tính nước Nam!” [34, tr. 146].

Ngƣời lính luôn thƣờng trực những suy nghĩ về kẻ thù, về những cuộc chiến, ngay cả trong giấc mơ của mình Vinh cũng mơ đến nhữung cuộc chiến oanh liệt, những chiến thắng oai hùng và hy vọng chiến đấu để bảo vệ đất nƣớc nhƣng sao mỗi khi nghĩ tới chiến tranh họ lại buồn, lại trống trải. Vì chiến tranh mà kẻ thù gây ra là phi nghĩa, là cái mà con ngƣời không bao giờ muốn.

62

Nguyên Bình (Bên dòng Sầu Diện) khi thấy cảnh anh Hồng bị giặc bắn chết: “Một cảm giác sợ hãi lần dọc người Nguyên Bình, tập trung về mang tai. Đánh nhau là thế này ư?...” [36, tr. 22].

Ngƣời lính khi tham gia chiến đấu dù là tinh thần vững vàng đến đâu cũng không thể tránh khỏi những cảm giác sợ hãi khi phải chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh. Họ chỉ ƣớc không bao giờ có chiến tranh.

3.2.1.2. Ngƣời lính đối mặt với những bi kịch cuộc sống

Trong cuộc sống đời thƣờng, khi chiến tranh đã kết thúc, những ngƣời lính trở về với cuộc sống của mình nhƣng họ sẽ đối mặt với nó nhƣ thế nào?

Nhân vật Minh Việt (Bên dòng Sầu Diện) đƣợc xây dựng theo nguyên tắc bi kịch hoá, nguyên nhân vẫn là chiến tranh, chào đời thì không có cha, khi có cha thì mất mẹ, vào dân quân thì gặp nạn “hủ hoá”, vào bộ đội thì bị thƣơng rồi lạc đơn vị, bị bắt, đến ngày hết giặc thì vƣớng cảnh có con mà không có vợ, rồi bệnh tật do chất độc hoá học của kẻ thù, không chỉ đời cha tàn tạ dần mà còn di chứng sang cả đứa con duy nhất...: “Lần này về đưa ma cháu Ly, Đức cũng khóc. Minh Việt bảo: “Thôi, phận cháu có thế, chú khóc làm gì, chỉ đau lòng thêm”. Đức cố ghìm lại không khóc nữa nhưng mắt vẫn đỏ hoe:

- Em chưa một lần gặp mặt nó, nghe bà và chú Đạo khen con bé thông minh, giỏi giang lắm, em lại càng thương. Mà sao đời anh khổ thế hả anh Việt?” [36, tr. 297].

Nhìn ở góc độ nhân vật, tiểu thuyết là tiếng nói tố cáo, lên án chiến tranh phi nghĩa, đằng sau đó là một khát khao hoà bình để cho con ngƣời đƣợc sống với chính bản chất ngƣời đích thực, nhân văn và an lành.

Một nhân vật nữa trong tác phẩm Bên dòng Sầu Diện đó là Nguyên Bình – cha đẻ của Minh Việt cũng là một ngƣời lính. Nguyên Bình cầm súng tấn công vào nhà Phán Quý cứu Tuấn Thành hay tham gia tiêu diệt đội Com-

63

măng-đô. Ở nhân vật này ngƣời đọc nhớ nhiều đến việc anh đƣợc cô Mến cƣu mang, chạy chữa cho lành vết thƣơng do chiến đấu. Anh chia tay Mến và để lại cho Mến một cái thai đang lớn dần trong bụng nhƣng ngày gặp lại anh không diám nhận Mến và con vì sợ ảnh hƣởng đến con đƣờng công danh của mình. Mến chết vì bệnh lị và Nguyên Bình phải nhận đứa con rơi của mình về nuôi và anh bị kỉ luật: “Tạm bỏ đi cái lí lịch oai hùng trận mạc một thuở của ông, bỏ đi bao nhiêu danh hiệu cao quý mà ông treo trên tường kia nữa, sẽ thấy ông hiện lên là một con người đầy rẫy những mâu thuẫn và cũng đáng thương như bao số phận khác mà thôi…Quá khứ của ông phức tạp hơn tôi tưởng…”[36, tr. 243-244].

Ngƣời lính nhƣng cũng là con ngƣời với những bản năng vốn có của nó. Với Vinh trong Màu rừng ruộng”là chàng trai mới lớn với những cảm giác đầu đời, Vinh có tình cảm đặc biệt với chị Miền nhƣng lại vô tình chứng kiến cảnh chị Miền nằm trong vòng tay anh Sản - lái xe, Vinh đau đớn, hụt hẫng. Với Minh Việt trong Bên dòng Sầu Diện thì lần đầu vô tình “chạm phải hai vật tròn mềm ẩn sau làn áo ngực của cô bạn gái” [36, tr.147].

Có những cuộc giao tình của ngƣời lính không xuất phát từ tình yêu. Minh Việt là kết quả của bản năng trỗi dậy, trƣớc khi Nguyên Bình và cô Mến chia tay, sau khi đƣợc cô Mến chăm sóc, chữa trị vết thƣơng. Hay cái “yêu” giữa Minh Việt và Chị Vi Lay chỉ là sự giúp đỡ cho việc tìm lại cái bản năng đàn ông của Minh Việt. Chị Miền cũng vậy, chị nằm trong vòng tay anh Sản chỉ là: “Vinh ơi! Chị muốn đi khỏi cái làng này.” [34, tr. 65]. Đó là những bản năng vốn có trong mỗi con ngƣời. Vậy họ có lí trí không? Lí trí của họ ở đâu? Minh Việt yêu Cói nhƣng khi lần đầu tiên chạm vào ngƣời Cói, con ngƣời đạo lí trong Minh Việt nhắc nhở anh về câu chuyện của cái Lý, vì chửa hoang mà phải tự vẫn. Anh nhớ đến bố mình, chỉ vì giây phút không làm chủ đƣợc bản thân mà bây giờ phải chịu kỉ luật. Tất cả hiện lên nhƣ nhắc nhở Minh Việt

64

hãy dừng lại. Nhƣng trƣớc sự chủ động của bạn gái, “cả chút lí trí cuối cùng cũng không còn chỗ để giãn nở nữa. Minh Việt chồm lên người Cói…”. Đúng cái lúc Minh Việt đang thở dốc…thì tiếng còi hú trên đỉnh núi Cô Hồn bỗng vọng tới, réo khắp triền sông” [36, tr. 188]. Sau đó Cói hy sinh, minh Việt là ngƣời tìm thấy xác Cói chết một cách tức tƣởi. Sau này khi hòa bình Minh Việt vẫn không thể quên, nó trở thành nỗi ám ảnh lớn với Minh Việt, thậm chí là Minh Việt trở nên mắc bệnh trầm uất, mất đi bản năng đàn ông. Và khi anh nhờ có chị Vi Lay để tìm lại đƣợc cái bản năng đó thì cũng là lúc anh bị dân phòng “lập biên bản”. Dù thế nào cuộc đời nhân vật Minh Việt vẫn là một bi kịch. Đó là tội ác do chiến tranh gay nên cho con ngƣời, nó tiêu diệt đến cả cái bản năng của con ngƣời. Viết về con ngƣời bản năng không phải để phê phán con ngƣời mà là để tố cáo chiến tranh, chiến tranh phi nhân tính không để cho con ngƣời sống với bản năng của chính mình.

Hình nhƣ tác giả muốn khai thác một cách triệt để tính chất bi kịch của chiến tranh mà trong tiểu thuyết này có rất nhiều cái chết đậm tính cảm thƣơng. Đó là cái chết oan nghiệt của Lý, một thiếu nữ đƣơng thì nồng nàn sức xuân. Chiến tranh đã không cho cô hạnh phúc bình thƣờng nhất của ngƣời phụ nữ là làm vợ, làm mẹ. Bao nhiêu trai tráng thì cứ ra trận. Cứ chiều chiều Lý ra đứng bên đƣờng ngắm đoàn quân đi về phía Nam khát khao tìm cho mình một ngƣời con trai... Rồi Lý có thai và cô tự vẫn trong tuyệt vọng:

“Minh Việt bật dậy như chiếc dây chun đứt. “Chết ở đâu?”. “Ở cống Đá”. “Sao lại chết ở cống Đá?”. “Chết đuối!”. “Chết đuối làm sao được? Chỗ ấy chỉ là một con mương nhỏ”. “Vậy mà chết đuối đấy, chết trong tư thế ngồi”

[36, tr. 172]. Đó là Cói, một nữ dân quân đã chết tức tƣởi vì bom kẻ thù: “Cói biến dạng đến mức Minh Việt phải ọe ra cả nửa bát cháo vừa kịp húp lúc sang. Người Cói trương lên, căng chật trong lớp vải áo thô dày. Cả một khoảng ngực đẫm máu. Một bên ngực vẫn còn nhô cao sau lớp vải cháy. Bên

65

ngực còn lại là một vết lõm ghê rợn, lổn nhổn những thớ thịt bầm đỏ. Và đôi mắt. Đôi mắt mở to hết cỡ, như lộn cả tròng ra ngoài, đờ dại, lạnh ngắt” [36, tr. 195]. Và sau này cái chết của Cói trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với Minh Việt. Đó là bé Sinh chết oan uổng vì trò chơi đánh trận giả. Uớc gì đừng có chiến tranh để trẻ em chỉ vui chơi dƣới ánh trăng tròn với những trò chơi con trẻ đích thực, hồn nhiên và mơ mộng... Khai thác chất bi kịch này, không phải là bi quan hay là một cái nhìn một chiều phiến diện về chiến tranh mà đó là sự thật, và cái giá trị phổ quát của nó cao hơn một ý nghĩa tả thực, nó hƣớng tới một điều khác: Chúng ta đã phải trả giá bằng máu để có những ngày tự do nhƣ hôm nay, những ngƣời sống ở ngày hôm nay phải biết ơn những ngƣời ngã xuống, phải biết trân trọng quá khứ và biết gìn giữ hoà bình.

Chiến tranh đã kết thúc nhƣng tiểu thuyết về chiến tranh và ngƣời lính

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh của ba nhà văn trẻ (Trên cứ liệu ba tác phẩm Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, Bên dòng sầu diện của Nguyễn Đình Tú, Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy) (Trang 63)