7. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Nhân vật ngƣời nông dân
Bên cạnh những nhân vật ngƣời lính là hình tƣợng nhân vật ngƣời nông dân có sức sống bền bỉ, cũng có những đặc trƣng riêng. Hình tƣợng nông dân trong ba tiểu thuyết đƣợc thể hiện qua nhân vật cụ thể nhƣ: nhân vật ngƣời già
73
(bà Quản, ông Ét…trong Màu rừng ruộng), nhân vật phụ nữ ( cái Cói, chị Miền…trong Bên dòng Sầu Diện) và nhân vật số đông:
“Đấy là ông Ét. Ông cao lỏng khỏng, tứ mùa diện độc quần đùi phô bộ gọng thẳng đuột như hai cây tre đực. Dáng ông đi ve vẩy như đàn bà. Mà đàn bà quá đi chứ còn gì nữa. Đàn ông gì mà miệng lúc nào cũng nhai trầu nhem nhép, cặp môi đỏ rói như hoa râm bụt. Chưa thấy người đâu đã thấy tiéng eo éo như bà đồng. Đã thế lại nói tục như ranh. Chẳng câu nào ông không đệm một câu tục vào cho thêm phần khí vị” [34, tr.18].
“Ông Sùng là người duy nhất của làng không vào hợp tác. Không vào hợp tác nhưng lúa nhà ông Sùng lại nhiều nhất làng Bùi. Ông có nghề chăn gà thả đồng rất giỏi. Sáng sáng, ông quảy hai lồng gà hình mui thuyền ra đồng. Lồng gà từ lúc còn nhẹ bẫng toàn gà con đến khi nặng trịch toàn gà giò núc ních vẫn chỉ một vai ông gánh. Có lẽ vì thế mà lưng ông gù hẳn xuống. Cái lưng gù gù với bản mặt rỗ hoa âm âm không sinh khí của ông Sùng rất khó ưa, nhưng ông là chủ nợ khét tiếng….”[34, tr. 29].
Trong Màu rừng ruộng thì các nhân vật chị Miền, chị Sự [ 34, tr. 354- 355], YThan (chƣơng Voi Sao), ngƣời đàn bà Rơ Mân (vợ Đéc) sinh con bị băng huyết [34, tr.306], ngƣời đàn bà mới mổ ruột thừa năn nỉ Vinh “đi khách” ở sân ga [34, tr.152], nàng YThan xinh đẹp, con của Nuk, có khát vọng yêu thƣơng cháy bỏng với Krol. Tình yêu ấy bị vùi dập do hủ tục. YThan bị cha đuổi khỏi làng khi đang mang thai, sau chết trong một trận dịch [34, tr. 235]. Số phận của chị Miền cay đắng muôn phần. Chị Miền 26 tuổi, đẹp nhất làng Bùi. Chị bị coi là ế vì bố chị là ông Sùng thách cƣới “bảy mƣơi cân thịt (lợn) móc hàm”, nhà trai không lo đƣợc. Chị chấp nhận ăn nằm với Sản để đƣợc đi khỏi cái làng Bùi nghèo khổ [34, tr. 65]. Số phận cứ quấn lấy chị, sau chị bị ép lấy lão Ét để nuôi 9 đứa con cho lão [34, tr. 116]. Cái đói, cái nghèo thƣờng đi kèm với sự lạc hậu. Trong Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến
74
Thụy, sự lạc hậu, ấu trĩ của ngƣời nông dân đƣợc thể hiện chủ yếu qua cuộc đời của ông Ét và chị Miền. Một ngƣời đàn ông tuổi đã ở cái tuổi “tri thiên mệnh” mà vẫn còn cay cú vì những lời chế giễu không có con trai, ăn cỗ phải ngồi mâm dƣới để rồi bắt vợ phải đẻ, đẻ mãi. Đẻ cho đến khi ông thoát khỏi cái tiếng bố đĩ mới thôi. Để rồi vợ ông qua đời khi sinh cho ông đứa con gái thứ chín. Trƣớc sức ép của gia đình, dòng họ, ông đành bỏ xác ngƣời vợ nằm chơ vơ trong căn nhà dột nát để cƣới chạy tang đặng tìm cho đƣợc đứa chống gậy sau này. Bên cạnh khát vọng có con trai một cách mù quáng của ông Ét và gia tộc là những suy nghĩ thiển cận của chị Miền. Một ngƣời con gái xinh đẹp đã từng dám đánh đổi sự trinh trắng của mình cho ngƣời lái xe để thoát khỏi cái làng Bùi nghèo nàn đơn điệu ấy lại không đủ kiên quyết đến cùng, chấp nhận về làm vợ một ngƣời đàn ông đứng tuổi có chín đứa con với lý lẽ thế là cho xong một đời ngƣời, cho khỏi bị mang tiếng là “ê sắc ế”.
Cuối cùng thì lão Ét đã chết trên bụng chị, dân làng phải gói hai ngƣời vào chăn khiêng ra trạm xá [34, tr. 356]. Ông Ét, ông Sùng và Miền. Ở họ vừa có những đặc điểm chung của ngƣời nông dân không lẫn vào đâu đƣợc lại vừa có những nét tính cách riêng rất đáng chú ý. Ông Ét láu cá, khôn ngoan vặt nhƣng tốt bụng, giàu lòng trắc ẩn. Ông Sùng thất học nhƣng có đầu óc kinh doanh. Miền là cô gái có những ý nghĩ táo bạo nhƣng rốt cục vẫn không thoát ra khỏi nếp nghĩ của một cô gái làng. Và điều quan trọng là ở họ thấp thoáng những thân phận đầy chất “văn học”.
Tất cả những nhân vật trên là những nhân vật đại diện cho những ngƣời nông dân sau chiến tranh. Mỗi ngƣời họ có một hình dáng, một tính cách, một cuộc sống và một số phận riêng. Sự vất vả khi sống trong một xã hội chƣa lấy gì làm công bằng cho lắm hiện lên trên tuèng khuôn mặt, từng dáng dấp và cuộc đời của những ngƣời nông dân sống trong xã hội cũ. Dƣ âm của chiến tranh và những hủ tục lạc hậu chƣa đƣợc xóa bỏ đè nặng lên cuộc sống của
75
những ngƣời dân, tầng lớp thấp cổ bé họng, ít đƣợc chú ý tới nhƣng lại là tầng lớp đông đảo và vô cùng quan trọng trong xã hội, trong mọi thời đại. Họ đáng đƣợc hƣởng cuộc sống thanh bình, sung túc và hạnh phúc.