Không gian tâm linh, huyền thoại

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh của ba nhà văn trẻ (Trên cứ liệu ba tác phẩm Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, Bên dòng sầu diện của Nguyễn Đình Tú, Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy) (Trang 61)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.4. Không gian tâm linh, huyền thoại

Một yếu tố nữa tạo nên sự phong phú và hấp dẫn của những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh này, đó là không gian tâm linh, huyền thoại. Yếu tố tâm linh, kì ảo giúp các nhà văn bộc lộ quan niệm về một thế giới đa chiều. Nó giúp con ngƣời nhận ra rằng thế giới vẫn mang trong mình nhiều điều bí ẩn, những điều mà con ngƣời chƣa biết đến.

Giấc mơ của Vinh (Màu rừng ruộng): “Vinh đã mơ. Một giấc mơ là lạ. Rực rỡ trong giấc mơ ấy là một chiếc cầu vòng ngũ sắc vắt ngang bầu trời. Vinh cùng Juny dắt tay nhau từ cầu vồng bước xuỗng khu rừng say.

Khu rừng nằm giữa một thảo nguyên xanh ngút mắt. Từng dần muông thú thung thăng nhởn nhơ cùng hoa cỏ…Trong khu rừng say không có bóng dáng của loài móng vuốt…Đàn thú rừng soi mình xuống mặt nước sôi tăm lung linh huyền ảo…Vinh và Juny châng lâng trong một không gian tràn ngập hương hoa….Vinh vươn tay gỡ một giỏ hoa: tặng em! Lan hài đỏ đấy! Juny đón bông hoa ấp vào ngực, ngước mắt nhìn Vinh: Ôi, em thấy như người say!...Hãy yêu nhau đi! Chúng ta sẽ sánh vai trong một thế giới không thù hận, không có nỗi buồn….” [34, tr. 377-378].

Ngƣời Việt Nam thƣờng coi trọng vấn đề tâm linh. Những giấc mơ thể hiện những hy vọng, những niềm khao khát của con ngƣời về một cuộc sống tốt đẹp và yên bình. Khi hiện thực là tiếng máy bay, là những bất công, những sự thất vọng…thì trong giấc mơ họ tìm thấy những gì họ vẫn hằng mong đợi về một cuộc sống mới mà ở đó con ngƣời đƣợc sống với đúng bản thân họ.

Cái chết từ từ đến với Quang (Biển xanh màu lá) nhƣ một giấc mơ huyền ảo: “Quang thấy mình đang ở trên tầu về đất mẹ, bồng bềnh cảm giác

57

say sóng hệt như lúc lên tàu ra đảo cách đây ba năm…..có nhiều người con gái rất xinh mặc áo dài đủ màu tay ôm những bông hoa rực rỡ trước ngực chăm chú nhìn về phía con tàu bé xíu…. Lan bỗng từ ngóc nghách nào đó vụt ra gọi toáng tên nó lên rồi nhảy vù sang tầu trong khi nó cũng đang nhảy từ tàu sang…hai đứa ngất ngây, quay cuồng trong nụ hôn bất tận, phía dưới là chân sóng biển ạt ào xô vào chân cầu tung bọt trắng….Lan đang bồng bềnh trong vòng tay nó bị buông ra bỗng rơi tòm xuống khe vực hun hút được tạo bởi thành tàu và cầu cảng. Nó vội vã lao theo nhưng lao mãi, lao mãi mà không đuổi bắt được. Cả hai cứ rơi mãi, biển thì sâu hun hút ở dưới nhe những chiếc răng nanh, lè những chiếc lưỡi là các ngọn sóng gầm gừ gào thét…” [35, tr. 328-329].

Cõi mơ của Quang, giấc mơ của những ngƣời lính đảo dƣờng nhƣ là một thế giới khác. Nơi ấy “không có chiến tranh, không có tranh giành, không có chủ quyền, không có ranh giới. tất cả những cư dân sống hòa thuận…” [35, tr. 329]. Con ngƣời với những mơ ƣớc tƣởng chừng đơn giản mà sao xa vời, đi mãi, đi mãi vẫn không tìm thấy. Chẳng nhẽ tất cả chỉ có thể có trong những giấc mơ?

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học. Ở thể loại tiểu thuyết, hệ thống nhân vật đóng vai trò trọng yếu trong việc thể hiện tƣ tƣởng thẩm mĩ của nhà văn.

Nhân vật luôn giữ vai trò chủ yếu và có vị trí trung tâm, cho nên các nhà văn rất chú trọng xây dựng nhân vật. Trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cũng vậy, nó có chức năng khái quát các quy luật cuộc sống của con ngƣời thông qua quan điểm của nhân vật và nó còn khái quát đƣợc tính cách, số phận hay những lối sống của cá nhân hay một không gian, thời gian nào đó.

58

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh của ba nhà văn trẻ (Trên cứ liệu ba tác phẩm Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, Bên dòng sầu diện của Nguyễn Đình Tú, Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)