Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Duyên Linh (Trang 27)

1.7.5. Phương pháp tính giá thành phân bước

* Điều kiện áp dụng:

Đặc điểm quy trình công nghệ trong các doanh nghiệp này là quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục:

- Sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau.

- Nửa thành phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn trước lại là đối tượng tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn sản xuất.

Đối tượng tính giá thành là thành phẩm của giai đoạn cuối cùng hoặc nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.

1.7.5.1. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm thành phẩm

Điều kiện áp dụng:

Phương pháp áp dụng thích hợp trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm ở các giai đoạn chế biến và thành phẩm của giai đoạn cuối cùng.

Nội dung:

Kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được ở từng giai đoạn sản xuất.

Lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự. Cứ như vậy cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm.

Trình tự tính giá thành:

- Tính giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm tự chế ở giai đoạn 1 Công thức: ZN1 = Dđk1 + C1 – Dck1

Sinh viên: Vũ Thị Lan Phương Lớp: CQ44/21.07

- Tính giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm tự chế ở giai đoạn 2 Công thức: ZN2 = Dđk2 + C2 + Zn-1 – Dck2

Các bước cứ theo tuần tự như vậy cho đến giai đoạn n

- Tính giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm tự chế ở giai đoạn n. Công thức: ZTP = Dđkn + Cn+ Zn-1 – Dckn

Có 2 cách kết chuyên chi phí là kết chuyển tuần tự tổng hợp và kết chuyển tuần tự từng khoản mục chi phí

Kết chuyển tuần tự tổng hợp là giá thành nửa thành phẩm ở giai đoanh trước khi kết chuyển sang giai đoạn sau chỉ cần bằng một con số tổng hợp

Ưu điểm: Tính toán nhanh, đơn giản

Nhược điểm: Giá thành nửa thành phẩm ở các giai đoạn sau và giá thành của thành phẩm không phản ánh chính xác các khoản mục chi phí. Nếu muốn tính từng khoản mục chi phí thì sau đó phải hoàn nguyên ngược trở lại tương đối phức tạp.

Kết chuyển tuần tự từng khoản mục là là khi kết chuyển giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn trước sang giai đoạn sau phải tính toán riêng từng khoản mục cụ thể để tính nhập vào các khoản mục tương ứng của CPSX giai đoạn sau.

Ưu điểm: Giá thành chính xác, phản ánh chính xác các khoản mục chi phí.

Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, phức tạp.

1.7.5.2. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm thành phẩm

* Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất kiểu phức tạp, liên tục đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.

* Nội dung: = Q1 = Q2 zN2 ZN2 = QTP ZTP ZTP zN1

Chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm đã tính sẽ được kết chuyển song song theo từng khoản mục chi phí để tổng hợp tính giá thành của thành phẩm.

Trình tự tính giá thành: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm ở giai đoạn i QiTP = QTP x Hi

QiTP: Khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm ở giai đoạn i Hi: Hệ số sử dụng sản phẩm ở giai đoạn i

- Công thức: ZTP = ∑ −

n

i 1 CiTP

CiTP: Chi phí của giai đoạn i nằm trong giá thành của thành phẩm - Xác định chi phí từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm Chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu

Chi phí bỏ dần dần theo mức độ chế biến

Trong đó: Q’dcki = Qdcki * mc

với Qdcki : Là khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ở giai đoạn i

mc: Là mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ ở giai đoạn i

1.7.6. Phương pháp tính giá thành định mức

Giá thành định mức sẽ được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức được tính trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ để quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm, là thước đo chính xác để xác định hiệu quả sử dụng tài sản, lao động, tiền vốn trong sản xuất.

= QTP ZTP ZTP = Qni+ Qdi CiTP Dđki + Ci x Q iTP = Qni+ Q’dcki CiTP Dđki + Ci x QiTP

Sinh viên: Vũ Thị Lan Phương Lớp: CQ44/21.07

1.8. HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN

Sổ kế toán dùng để ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất gồm hai hệ thống sổ Sổ kế toán tổng hợp

Sổ kế toán chi tiết

Tuỳ theo mô hình doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất, yêu cầu quản lý mà kế toán có thể áp dụng một trong các hình thức sau:

Hình thức kế toán Nhật ký chung Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ

Hình thức kế toán máy

Sơ đồ 10: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

MÁY VI TÍNH CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp

- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị

PHẦN MỀM KẾ TOÁN

Sinh viên: Vũ Thị Lan Phương Lớp: CQ44/21.07

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở

CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG DUYÊN LINH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XIMĂNG DUYÊN LINH MĂNG DUYÊN LINH

2.1.1. Lịch sử hình thành, quá trình phát triển của Công ty cổ phần xi măng Duyên Linh Duyên Linh

Vài nét về công ty cổ phần xi măng Duyên Linh:

Tên tổ chức kinh doanh : Công ty cổ phần xi măng Duyên Linh

Trụ sở chính : Duy Tân – Kinh Môn – Hải Dương

Tên giám đốc : Phạm Quang Phúc

Điện thoại : 0320 3.824.900

FAX : 0320 3.824.841

Nơi mở tài khoản: Ngân Hàng Công Thương Nhị Chiểu

Công ty Cổ phần xi măng Duyên Linh có địa chỉ tại xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, với diện tích 10ha cách quốc lộ 5A 10km về phía Tây, cách Hà Nội 100 km về phía Bắc, có vị trí địa lý nằm kề bên dãy núi đá vôi và vùng đất thạch sét được bao bọc bởi sông Kinh Thày do vậy rất thuận lợi cho việc khai thác nguyên liệu.

Nhà máy xi măng Duyên Linh được thành lập theo Quyết định số 548/TC ngày 19/11/1980 của UBND Tỉnh Hải Hưng. Trụ sở đặt tại xã Duy Tân – Kinh Môn – Hải Dương là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập.

Năm 1994, nhà máy được UBND Tỉnh đầu tư xây dựng mở rộng thêm một dây truyền sản xuất xi măng lò đứng công suất 8.8 vạn tấn/năm công nghệ của Trung Quốc, tháng 1/1996 dây truyền II chính thức đi vào hoạt động.

Ngày 21/1/1997 UBND Tỉnh Hải Dương có quyết định số 73/QĐ-UB về việc sáp nhập Nhà máy xi măng Duyên Linh và công ty xi măng Hải Dương thành công ty xi măng Hải Dương, có trụ sở tại 69 Bạch Đằng TP Hải Dương.

Từ khi dây chuyền II hoạt động thì nhà máy cũ được gọi là dây chuyền sản xuất xi măng I gọi tắt là dây chuyền I. Dây chuyền I là một phân xưởng sản xuất xi

măng của nhà máy xi măng Duyên Linh được hạch toán kinh tế phụ thuộc vào công ty xi măng Hải Dương.

Đến tháng 1 năm 1999 theo chủ trương của nhà nước về khuyến khích cổ phần hóa Doanh nghiệp và dây chuyền I công ty xi măng Hải Dương là đơn vị được tỉnh chọn làm thí điểm theo hình thức chuyển đổi này. Được CBCNV đồng tình hưởng ứng do vậy đến tháng 12 năm 1999 dây chuyền I công ty xi măng Hải Dương chính thức được UBND Tỉnh Hải Dương phê duyệt phương án cổ phần hóa và được Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương cấp giấy phép thành lập số 2048 ngày 10 tháng 1 năm 2000 và lấy tên là Công ty cổ phần xi măng Duyên Linh, có trụ sở đặt tại xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Với phương châm phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 150.000 tấn xi măng trên năm, trong nhiều năm nhà máy đã phải hoạt động liên tục hết công suất để hoàn thành mọi chỉ tiêu đề ra. Trong thời gian gần đây sản phẩm xi măng của nhà máy sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường trong tỉnh và trong nước. Hướng tới công ty muốn đầu tư nâng công suất sản xuất của nhà máy lên nhằm đảm bảo đủ sản lượng để cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước đặc biệt là thị trường trong tỉnh Hải Dương.

Trải qua 28 năm xây dựng và trưởng thành, từ ngày thành lập cho đến nay công ty đã vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn từng bước vươn lên nắm vững và làm chủ công nghệ sản xuất xi măng tiên tiến, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào quản lý sản xuất; xây dựng và hoàn chỉnh các quy trình quy phạm quản lý đáp ứng yêu cầu quản lý dây chuyền sản xuất xi măng hiện đại. Thương hiệu xi măng Duyên Linh đã, đang và sẽ được khách hàng, người tiêu dùng mến mộ và tín nhiệm.

Một số kết quả trong hoạt động SXKD:

Với số vôn kinh doanh ban đầu là: 10,6 tỷ đồng Vốn góp của các cổ đông: 10,6 tỷ đồng chiếm 100% Trong đó: - Vốn cố định: 6,611 tỷ đồng

- Vốn lưu động: 3,989 tỷ đồng

Cùng với cơ sở vật chất nghèo nàn, máy móc thiết bị cũ nát, lạc hậu phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của công ty, với sự lỗ lực của cán bộ công nhân viên đã cùng với ban lãnh đạo công ty, các tổ chức Đảng, công đoàn đã tìm ra

Sinh viên: Vũ Thị Lan Phương Lớp: CQ44/21.07

hướng đi đúng đắn trên con đường sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế đầy biến động hiện nay. Đến nay công ty đã có số vốn kinh doanh là: 11,67 tỷ đồng.

Với số vốn như vậy công ty có điều kiện và giải quyết khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là một trong những yếu tố quan trọng giúp công ty hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch mà Đại hội cổ đông 3 năm 2000, 2001, 2002 đã đề ra.

Dưới đây là một số chỉ tiêu mà Công ty đã đạt được trong một số năm gần đây: Tên chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 1 Sản phẩm tiêu thụ Tấn 120.842 135.100 143.308 150.155 2 Doanh thu Tỷ đồng 61,63 68,9 73,14 76,57 3 Nộp ngân sách Tỷ đồng 1,62 1,8 1,89 1,96 4 Lợi nhuận Tỷ đồng 6,95 7,89 8,61 9,33 5 Thu nhập bình quân Triệu đồng 1,95 2,15 2,3 2,45 Năm 2009, tổng sản phẩm tiêu thụ của công ty đạt 150.155 tấn, tăng 6847 tấn tương ứng 4,78% so với năm 2008

Doanh thu 2009, đạt 76,57 tỷ tăng 3,43 tỷ tương ứng tăng 4,69% so với năm 2008

Lợi nhuận đạt 9,33 tỷ tăng 0,72 tỷ tương ứng tăng 8.36% so với năm 2008. Chứng tỏ lợi nhuận của công ty không ngừng tăng cao qua các năm.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty qua 4 năm được tính theo công thức sau:

Năm 2009 là 12,18% tăng 0,41% so với năm 2008. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty đã phấn đấu tăng doanh thu, hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước, ổn định đời sống và công ăn việc làm cho CBCNV. Tăng tích lũy để tái mở rộng hàng năm.

Chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của Công ty

Nhiệm vụ chính của công ty không chỉ là sản xuất xi măng mà còn có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh, mở rộng địa bàn tiêu thụ trên cả nước, thực hiện tổ chức và phát động các phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh; phong trào sáng kiến tiết kiệm; phong trào kỉ luật lao động, nội quy vận hành và các quy định an toàn lao động; xây dựng tác phong công nghiệp, xây dựng tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến...

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất, tiêu thụ xi măng PC30 và clinker theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam.

2.1.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ của công ty công ty

2.1.2.1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

Công ty cổ phần xi măng Duyên Linh là một doanh nghiệp cổ phần được hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng. Công ty có nhiệm vụ là: sản xuất, tiêu thụ xi măng PC30 và Clinker.

Hiện tại công ty có tổng số cổ đông là 374 thành viên, trong đó cán bộ quản lý 45 người, công nhân trực tiếp sản xuất 329 người. Phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động của công ty được tổ chức thành các phòng ban, các phân xưởng sản xuất chính, phân xưởng sản xuất phụ trợ có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng có mối liên hệ với nhau.

Bộ phận quản lý: Bao gồm các phòng ban, các quản đốc, phó quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, tổ phó các tổ sản xuất.

Bộ phận sản xuất: Công nhân sản xuất các phân xưởng, các tổ phục vụ. Công nhân sản xuất trực tiếp được chia thành 3 phân xưởng:

Tỷ suất

LN/DT =

Lợi nhuận Doanh thu

Sinh viên: Vũ Thị Lan Phương Lớp: CQ44/21.07

Phân xưởng nghiền liệu: Đảm nhận việc khai thác đá, đập đá, trộn với phụ gia, khoáng hoá đổ vào silô, sau băng tải xích, gầu tải. Nạp nhiên liệu vận hành lò sấy, sấy và thực hiện việc quản lý bảo dưỡng sửa chữa máy móc, trang thiết bị của phân xưởng mình.

Phân xưởng nung Clinke: Thực hiện chịu trách nhiệm điều khiển là nung và việc quản lý vận hành bảo duỡng toàn bộ máy móc thiết bị của phân xưởng mình. vận hành máy nghiền, và hệ thống máy hút bụi của lò nung.

Phân xưởng nghiền xi măng: Đảm nhận chịu trách nhiệm vận hành máy nghiền xi măng có nhiệm vụ nghiền xi măng. Đồng thời đảm nhận việc xả Clinke, xúc chuyển Clinke.Thực hiện việc đóng bao xi măng đạt tiêu chuẩn, nhập kho.

Ngoài ra công ty còn có tổ cơ điện nhằm tổ chức vận hành an toàn hệ thống cung cấp điện, nước của công ty, đảm bảo cung cấp đầy đủ, thường xuyên, liên tục các yếu tố về điện nước nhằm phục vụ tốt cho quá trình sản xuất để sản phẩm đạt chất lượng cao.

2.1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty

Đặc thù của ngành sản xuất xi măng là một ngành công nghiệp có khói, nó phải cần đến rất nhiều các loại máy móc thiết bị, nhà xưởng đặc biệt là lò nung Clinke.

Công nghệ sản xuất đòi hỏi phải có kỹ thuật cao thì mới cho ra đời loại xi măng đạt tiêu chuẩn. Vì vậy công ty đã rất chú trọng đến quy trình sản xuất. Qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh đến nay công ty đã dần dần cải tiến được phần lớn công nghệ tiên tiến khép kín, ít ồn, không gây bụi và đã được Sở khoa học công nghệ môi trường tỉnh Hải Dương xác nhận là một doanh nghiệp đảm bảo tốt vệ sinh môi trường. Dây truyền sản xuất xi măng của công ty được xây dựng theo công nghệ lò đứng, cơ khí hoá đồng bộ và một phần tự động.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Duyên Linh (Trang 27)