Một số thuận lợi, khó khăn trong công tác hoạt động khuyến nông của xã về

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã Hữu Vinh - huyện Yên Minh - Hà Giang. (Trang 71)

của xã về lĩnh vực trồng trọt.

* Thuận lợi

- Các chương trình, dự án và các hoạt động khuyến nông được xây dựng phù hợp với nhu cầu thực tế của sản xuất, do vậy khi triển khai nhận được sự đồng tình, ủng hộ và tham gia của bà con nông dân. Đây là tiền đề đảm bảo cho sự thắng lợi của công tác khuyến nông.

- Hệ thống tổ chức khuyến nông các cấp tiếp tục được củng cố và tăng cường đặc biệt mạng lưới khuyến nông cơ sở; đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp hầu hết có kinh nghiệm, thường xuyên lăn lộn, bám sát thực tiễn sản xuất ở địa phương, cơ sở, tổ chức triển khai các hoạt động khuyến nông thiết thực, có hiệu quả cho nông dân.

- Hoạt động khuyến nông xã được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của Trạm Khuyến nông huyện Yên Minh.

- Xã đã có các chính sách hỗ trợ nông nghiệp phù hợp với chức năng nghiệp vụ của công tác khuyến nông đáp ứng nhu cầu chuyển đổi, chuyển giao kỹ thuật.

- Người dân tham gia nhiệt tình vào các hoạt động khuyến nông. - Nông dân là những người có kinh nghiệm, có kiến thức và kỹ năng. - Được sự chỉ đạo sát sao của hội đồng nhân dân và UBND xã Hữu Vinh cùng với các đoàn thể chính quyền xã, sự cố gắng nỗ lực của cán bộ khuyến nông xã và toàn thể nhân dân xã Hữu Vinh.

* Khó khăn

- Điều kiện làm việc, trang thiết bị phục vụ hoạt động khuyến nông còn thiếu thốn, lạc hậu; chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người hoạt động

khuyến nông còn thấp, chưa thu hút và tạo động lực để cán bộ khuyến nông yên tâm công tác.

- Cán bộ khuyến xã còn yếu kém về mặt chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Một số người dân trong xã vẫn chưa coi trọng các hoạt động khuyến nông nên việc mở rộng các lớp tập huấn còn khó khăn.

- Thời tiết bất lợi có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của các hoạt động khuyến nông: Như xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học kỹ thuật...

- Nông dân chưa phát huy hết nội lực và khả năng sẵn có của địa phương mà chỉ trông chờ ỉ lại sự hỗ trợ của nhà nước.

- Do tâm lý sợ rủi ro cho nên nhiều hộ nông dân vẫn chưa áp dụng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mớị Họ vẫn sản xuất theo phương pháp truyền thống.

- Do điều kiện kinh tế của nhiều hộ gia đình vẫn gặp nhiều khó khăn, họ không có vốn đầu tư vào sản xuất: Mức đầu tư phân bón cho cây trồng còn thấp, đặc biệt là nguồn phân hữu cơ.

- Trình độ nhận thức của người dân không đồng đều nên công tác chuyển giao vẫn gặp nhiều khó khăn.

- Công tác tuyên truyền giúp người dân nâng cao nhận thức trong việc áp dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa sâu rộng

- Công tác khuyến công, khuyến thương chưa gắn với khuyến nông. Việc triển khai nghị quyết của tỉnh phát triển sản xuất hàng hóa và mối liên kết “4 nhà” chưa cao do sự vào cuộc của các ngành chức năng, chính quyền các cấp còn hạn chế. Kết quả thực hiện phương án, đề án của tỉnh không cao, ngành chức năng.

- Nguồn vốn cho các hoạt động khuyến nông còn hạn chế, không đầy đủ và kịp thời so với yêu cầu thực tế.

- Công tác chỉ đạo sản xuất ở một số xóm chưa kịp thời, chưa sâu sát, tiến độ làm đất, gieo cấy còn chậm so với thời vụ đề rạ

- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nhân rộng các mô hình kinh tế, mô hình sản xuất thâm canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao còn nhiều hạn chế .

- Địa hình chủ yếu là núi đá, người dân sống phân tán, nhỏ lẻ khó khăn trong việc triển khai các mô hình quy mô lớn

- Cuộc sống khó khăn nên việc tiếp cận các kiến thức, công nghệ thông tin còn rất hạn chế

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã Hữu Vinh - huyện Yên Minh - Hà Giang. (Trang 71)