Kết quả thu thập trong quá trình điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã Hữu Vinh - huyện Yên Minh - Hà Giang. (Trang 64)

4.2.4.1. Kết quả thu thập từ cán bộ khuyến nông

Khuyến nông viên thôn bản (KNVTB) là những người được tuyển chọn ở thôn bản, họ hoạt động công tác khuyến nông tại chính thôn bản mà họ sinh sống. Vì vậy, KNVTB là những người có trình độ tiêu biểu, nổi bật trong quá trình sản xuất nông lâm nghiệp tại thôn bản. Cũng do đặc thù đó, cho nên KNVTB là những người thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, điều kiện sản xuất, phong tục tập quán,…của người nông dân tại thôn bản mà họ phụ trách. Vì vậy, họ chính là một cầu nối quan trọng để chuyển giao có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tới người nông dân bằng hình thức “cầm tay, chỉ việc” từ những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân và qua thực tiễn trồng trọt, chăn nuôi của chính gia đình mình.

CBKN là những người có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả công tác khuyến nông và hiệu quả sản xuất của bà con nông dân. Họ là người hướng dẫn, chỉ đạo, cùng thực hiện sản xuất nông nghiệp. Việc nhận xét đánh giá của họ về các hoạt động khuyến nông và nhu cầu mong muốn của họ như thế nàỏ

Bảng 4.12. Đánh giá của CBKN về mức độ tham gia, mức độ phù hợp, nhu cầu, trình độ trong hoạt động KN. (n=14) STT Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%) 1

Mức độ tham gia hoạt động KN

- Rất nhiều 6 42,86 - Nhiều 3 21,43 - Ít 5 35,71 2 Mức độ phù hợp của hoạt động KN Phù hợp 7 50,00 Ít phù hợp 7 50,00 Không phù hợp 0 0 3

Hoạt động KN có xuất phát từ nhu cầu của người dân

Có 10 71,43

Không 4 28,57

4

Sự đáp ứng về trình độ chuyên môn cho hoạt động KN lĩnh vực trồng trọt

Được 6 42,86

Một phần 6 42,86

Chưa được 2 14,28

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra phỏng vấn cán bộ khuyến nông, 2014)

Qua bảng đánh giá mức độ kết quả của CBKN, họ đánh giá các mức độ như sau:

- Mức độ tham gia vào các hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực trồng trọt: Đa số CBKN đều đã tham gia vào hoạt động khuyến nông nhưng do thời gian công tác ngắn nên số lượng tham gia nhiều còn ít.

- Về mức độ phù hợp của hoạt động khuyến nông đã thực hiện: Tất cả các hoạt động đa số triển khai cho toàn huyện, toàn tỉnh nên có hoạt động phù hợp đáp ứng được nhu cầu, điều kiện của xã, bên cạnh đó có rất nhiều hoạt động không phù hợp.

- Về sự đánh giá hoạt động khuyến nông có xuất phát từ nhu cầu của người dân hay không thì 71,43% đều trả lời là có, bên cạnh đó còn có những hoạt động do trên triển khai xuống.

- Về sự đáp ứng trình độ chuyên môn cho hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực trồng trọt: Có 6 phiếu cho rằng kiến thức chuyên môn của họ có thể đáp ứng được tương ứng 42,86%, 6 phiếu đánh giá đã đáp ứng được một phần, có 2 phiếu nào đánh giá là chưa được chiếm 14,28%. Do đội ngũ khuyến nông viên thôn bản cơ bản của xã về trình độ chuyên môn đa số họ học không hết phổ thông, đều được huấn luyện sơ cấp tại trung tâm dạy nghề của Huyện để phục vụ cho công việc.

Bảng 4.13. Đánh giá của CBKN về số lượng các hoạt động khuyến nông trong xã Hữu Vinh

(n=14)

Chỉ tiêu

Mức độ tham gia

Nhiều Ít Không tham gia

Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%) Lĩnh vực Trồng trọt 11 78,57 3 21,43 0 0 Chăn nuôi 6 42,86 8 57,14 0 0 Lâm nghiệp 3 21,43 7 50,00 4 28,57 Thủy sản 0 0 2 14,29 12 85,71 Loại cây Cây lương thực 12 85,71 2 14,29 0 0

Cây hoa màu 9 64,29 4 28,57 1 7,14

Cây rau xanh 5 35,71 6 42,86 3 21,43

Cây ăn quả 1 7,14 7 50,00 6 42,86

Cây lâm nghiệp 1 7,14 3 21,43 10 71,43

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra phỏng vấn cán bộ khuyến nông, 2014) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4.13 cho thấy Đa phần CBKN thuộc xã Hữu Vinh đều đánh giá các hoạt động khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt được tham gia nhiều, sau đó đến hoạt động các hoạt động khuyến nông về lĩnh vực chăn nuôi, còn về lĩnh vực lâm nghiệp và thủy sản có những rất ít.

Hầu hết CBKN đều đánh giá hoạt động khuyến nông về cây lương thực nhiều nhất sau đó đến cây hoa màu, cây lâm nghiệp và cây ăn quả trong những năm gần đây các hoạt động khuyến nông dường như không có.

Vậy theo sự đánh giá mức độ của các nội dung trên ta thấy hoạt động khuyến nông xã Hữu Vinh đã được tổ chức mạnh mẽ rộng khắp trên toàn thôn, tất cả cán bộ khuyến nông trên địa bàn xã đã từng tham gia hoạt động khuyến nông lĩnh vực trồng trọt, và hầu như đều nhận được sự đồng tình của bà con nông dân, tuy nhiên số lượng các hoạt động khuyến nông thuộc các lĩnh vực khác nhau không đồng bộ, chưa tương thích với tiềm năng của xã.

Trình độ chuyên môn của CBKN xã tương đối cao nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng đầy đủ được hết nội dung mà hoạt động khuyến nông yêu cầụ Trong thời gian tới số cán bộ khuyến nông xã đều có nhu cầu được đào tạo thêm về phương pháp, kỹ năng, số cán bộ trung cấp mong muốn được đào tạo thêm để nâng cao trình độ. Do vậy trong những năm tới khuyến nông xã Hữu Vinh cần tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo thêm về phương pháp kỹ năng cho cộng tác viên khuyến nông thôn xóm nhằm giúp cho công tác khuyến nông trong toàn xã đạt kết quả tốt hơn nữạ

4.2.4.2. Đánh giá của người dân về hoạt động khuyến nông lĩnh vực trồng trọt

Tong toàn bộ sự nghiệp xây dựng nông thôn hiện nay, nông dân giữ vị trí là “chủ thể”, đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn cả về kinh tế, văn hóa và xã hội đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng của họ. Công tác khuyến nông phải thực sự hướng tới người nông dân, lấy người nông dân làm trung tâm cho mọi hoạt động khuyến nông và phát triển nông nghiệp nông thôn. Việc nông dân chấp nhận các kiến thức được chuyển giao và áp dụng nó vào sản xuất là kết quả để đánh giá phương pháp, khả năng làm khuyến nông. Chính vì vậy cần lắng nghe các ý kiến thông tin phản hồi từ phía người dân về hiệu quả hoạt động khuyến nông cũng như nhu cầu của họ.

Bảng 4.14. Đánh giá của người dân trong xã về hoạt động khuyến nông lĩnh vực trồng trọt (n=60)

STT Nội dung Số

phiếu Tỷ lệ (%)

1 Sự tham gia của nông dân vào hoạt động khuyến nông

- Có 52 86,67 - Không 8 13,33 2 Sự bổ ích của các hoạt động KN Rất bổ ích 28 46,67 Bổ ích 20 33,33 Không bổ ích 12 20,00

3 Phương thức tiếp cận kiến thức thông tin nông nghiệp

- Đào tạo, tập huấn hội thảo 31 51,67 - Ti vi, đài, sách báo, tờ rơi tờ gấp kỹ thuật 30 50,00 - Từ các cuộc đến thăm nông dân của CBKN 35 58,33

- Hàng xóm, bạn bè 31 51,67

4 Lợi ích khi tham gia thực hiện mô hình

- Kiến thức KHKT mới 23 38,33

- Tăng năng suất, sản lượng, chất lượng cho cây trồng 22 36,67

- Tăng thu nhập 35 58,33

- Lợi ích khác 10 16,67

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông dân, 2014)

Qua bảng 4.14 ta thấy: Mức độ tham gia của nông dân vào hoạt động khuyến nông: Phần lớn các hộ nông dân đều đã tham gia vào hoạt động khuyến nông, chỉ có số ít không tham giạ Cụ thể trong 60 hộ chiếm tới 86,67% là tham giạ Sự bổ ích của các hoạt động KN hầu hết người dân nói rất bổ ích và bổ ích chiếm tới 80%, chỉ có 20% các hoạt động KN là không bổ ích.

Phương thức tiếp cận kiến thức thông tin nông nghiệp giúp cho quá trình canh tác, cuộc sống của người dân bổ ích và ngày càng nâng cao về nhận thức,... Hiện nay có rất nhiều phương thức tiếp cận khác nhau cho mỗi bản thân người dân

phù hợp với điều kiện và đạt hiệu quả cao như: Đào tạo, tập huấn hội thảo, Ti vi, đài, sách báo, tờ rơi tờ gấp kỹ thuật,Từ các cuộc đến thăm nông dân của CBKN, Hàng xóm, bạn bè,...Những lợi ích mà người nông dân nhận được khi tham gia vào các hoạt động khuyến nông rất nhiều, không những họ có thêm kiến thức mới để sản xuất mà còn tăng năng suất sản lượng nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Tổng hợp phiếu điều tra hộ nông dân cho thấy họ rất cần sự giúp đỡ của CBKN về lĩnh vực trồng trọt nói riêng. Hầu hết các hộ nông dân đều thiếu những kiến thức KHKT mới trong sản xuất, kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức phòng trừ sâu bệnh, kiến thức bảo quản và chế biến nông sản. Do phương thức sản xuất manh mún lạc hậu nhận thức của người dân còn rất hạn chế, kiến thức không được người dân chú trọng. Trên đây, là đánh giá người dân trong xã về hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực trồng trọt, vậy mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động khuyến nông như thế nàỏ

Bảng 4.15. Mức độ tham gia của nông dân vào hoạt động khuyến

nông(n=60)

Chỉ tiêu

Mức độ tham gia

Nhiều Ít Không tham gia

Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Lĩnh vực 60 100,00 60 100 60 100,00 Trồng trọt 39 65,00 14 23.33 7 11,67 Chăn nuôi 27 35,00 20 33.33 13 21,67 Lâm nghiệp 0 0 21 43.34 39 66,66 Thủy sản 0 0 0 0 60 100,00 Loại cây Cây lương thực 46 76,67 8 13,33 6 10,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây hoa màu 29 48,33 21 35,00 10 16,67

Cây rau xanh 19 31,67 19 31,67 22 36,66

Cây ăn quả 0 0 18 30,00 42 70,00

Cây lâm nghiệp 1 1,67 7 11,67 52 86,66

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ nông dân, 2014)

Nhận xét: Nhìn chung đa số nông dân tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt là nhiều, sau đó đến chăn nuôi, lâm nghiệp rất ít và thủy

sản các hoạt động hầu như là không có. Cụ thể: Lĩnh vực trồng trọt nhiều có 65%, chăn nuôi chiếm 35%.

Hầu hết các hộ nông dân đều hưởng ứng nhiệt tình trong công tác khuyến nông của xã, họ tích cực tham gia vào hoạt động triển khai mô hình trình diễn hay các khóa đào tạo tập huấn về tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản thì họ ít tham giạ Cụ thể: 86,67% Trong lĩnh vực trồng trọt người dân tham gia và quan tâm nhiều nhất đến cây lương thực, cây hoa màu, cây lâm nghiệp, cây rau xanh và cây ăn và cây ăn quả hiện nay rất được xã quan tâm trồng với tính chất gia đình, nhỏ lẻ đất phù hợp trồng các loại xoài, bưởi, dứa,... Các hộ gia đình tham gia các mô hình đều có mong muốn trong thời gian tới sẽ được tham gia nhiều hơn vào các mô hình trình diễn, các hoạt động khuyến nông để họ có cơ hội trực tiếp được áp dụng những tiến bộ KHKT mới trên đồng ruộng.

Bảng 4.16. Các kiến thức mà nông dân cần CBKN hỗ trợ về lĩnh vực trồng trọt (n=60) TT Kiến thức cần hỗ trợ Tỉ lệ % số người yêu cầu hỗ trợ(%) Rất cần Cần Không cần

1 Kiến thức mới về cây lương thực 65,00 31,67 3,33 2 Kiến thức mới về cây hoa màu 30,00 18,33 51,67 3 Kiến thức mới về cây công nghiệp 6,67 13,33 80,00 4 Kiến thức phòng trừ sâu bệnh 36,67 35,00 28,33 5 Kiến thức bảo quản sản phẩm nông sản 31,67 33,33 35,00 6 Giá cả - thị trường 33,33 25,00 41,67

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông dân, 2014)

Nhận xét: Nhìn chung kiến thức mới về lĩnh vực trồng trọt đều được bà con nông dân đánh giá là rất cần thiết và cần thiết. Họ chủ yếu quan tâm đến kiến thức về cây trồng, cách chăm sóc phòng trừ sâu bệnh, thị

trường giá cả là chính. Còn kiến thức về cây công nghiệp và kiến thức khác họ không mấy quan tâm.

Để đáp ứng đúng đầy đủ nhu cầu, mong muốn của người dân CBKN cần thường xuyên tiếp cận với nông dân, tìm hiểu thêm kiến thức mới về mọi lĩnh vực KHKT, giá cả thị trường… nhằm mục đích phục vụ người nông dân, khi người cán bộ KN làm được điều này thì khuyến nông mới đúng là người chuyển giao khoa học và người bạn thân thiết của nhà nông.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã Hữu Vinh - huyện Yên Minh - Hà Giang. (Trang 64)