Trạm Khuyến nông huyện Yên Minh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang, thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy,
UBND huyện Yên Minh và chịu sự quản lý trực tiếp của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang.
Trạm Khuyến nông huyện Yên Minh có chức năng thực hiện các chương trình khuyến nông của tỉnh Hà Giang và các chương trình khuyến nông quốc gia, các dự án khuyến nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông (gọi tắt là khuyến nông) trên địa bàn huyện, phối hợp với các tổ chức, đơn vị và các đoàn thể, mặt trận trong huyện, để làm công tác khuyến nông; đồng thời, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia xây dựng và thực hiện các chương trình dự án Khuyến nông của các tổ chức trong và ngoài nước. Phổ biến cho nông dân thực hiện các quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo chủ trương của nhà nước và pháp luật.Tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về Nông - Công - Lâm - Ngư nghiệp và những kinh nghiệm hay trong sản xuất để nông dân học tập và nhân rộng.Triển khai, thực hiện các đề tài ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho công tác khuyến nông. Tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án Khuyến nông, tổ chức cho nông dân đi tham quan, học hỏi các mô hình sản xuất giỏi trong và ngoài tỉnh. Chịu trách nhiệm xây dựng mạng lưới khuyến nông cơ sở và hướng dẫn, chỉ đạo các khuyến nông viên cơ sở. Xây dựng các mô hình trình diễn, thí nghiệm, thực nghiệm để phục vụ cho công tác khuyến nông. Tư vấn và thực hiện nhiệm vụ khuyến nông cho nông dân và tổ chức khuyến nông tự nguyện. Dịch vụ trong các lĩnh vực: Tập huấn, cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, cung ứng vật tư kỹ thuật nông nghiệp bao gồm giống, Bảo vệ thực vật, Thú y, công cụ nông nghiệp, thủy nông, thủy sản theo quy định của pháp luật.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ khuyến nông cấp xã, cộng tác viên khuyến nông thôn xóm và một số hộ tham gia phát triển lĩnh vực trồng trọt tại xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
3.2. Địa điểm tiến hành
3.2.1. Địa điểm
- Tại UBND xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
3.2.2. Thời gian tiến hành
- Từ 01/2014 đến tháng 05/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Hữu Vinh.
- Nghiên cứu tình hình công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ KHKT về trồng trọt tại xã.
- Phân tích thuận lợi, khó khăn trong hoạt động khuyến nông của xã. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ KHKT về lĩnh vực trồng trọt tại địa phương.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Điều tra thu thập số liệu
Địa bàn nghiên cứu:
- Dựa trên số liệu thứ cấp và kết quả đánh giá nhanh nông thôn (phương pháp RRA) lựa chọn 3 thôn trong xã làm đơn vị nghiên cứu đại diện cho xã về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và đặc trưng của xã về trồng trọt (Bản Vàng, Bản Trưởng, Tân Tiến)
Thu thập số liệu: + Số liệu thứ cấp
- Số liệu thu thập từ tài liệu đã công bố của UBND xã Hữu Vinh, các báo cáo tổng kết của UBND xã về các lớp tập huấn, số lượng cán bộ tham gia chuyển giao, số liệu của cơ quan liên quan, tài liệu sách báo và internet
+ Số liệu sơ cấp: Điều tra thu thập:
- Phương pháp chọn mẫu điều tra: chọn ngẫu nhiên 20 hộ nông dân trên một thôn điều tra, tổng số mẫu điều tra là 60 hộ/ 3 thôn, phỏng vấn 14 cán bộ khuyến nông đang thực hiện công tác chuyển giao TBKT.
Phương pháp điều tra:
- Sử dụng phương pháp PRA, phỏng vấn nhóm và phỏng vấn những người cung cấp thông tin chủ chốt về cơ cấu tổ chức của hệ thống khuyến nông, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động khuyến nông trong công tác chuyển giaọ
- Sử dụng bảng câu hỏi để điều tra thu thập thông tin về điều kiện kinh tế xã hội, các hoạt động sản xuất về lĩnh vực trồng trọt và đánh giá của người dân.
3.4.2. Tổng hợp và phân tích số liệu
- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích.
- Số liệu thu thập được trong các phiếu điều tra, tổng hợp theo từng nội dung. - Xử lý thông tin: Các số liệu được thu thập được biểu thị qua phương pháp phân tích tổng hợp nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứụ
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Tình hình khái quát huyện Yên Minh
* Vị trí địa lý
Huyện Yên Minh có tọa độ địa lý của nằm trong khoảng từ 220
16’12” đến 22052’35” vĩ độ Bắc, 104057’21” đến 105023’15” kinh độ Đông. Huyện Yên Minh nằm phía đông bắc tỉnh Hà Giang, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía đông bắc giáp huyện Đồng Văn, phía đông giáp huyện Mèo Vạc, đông nam giáp huyện Bảo Lâm (Cao Bằng), phía tây giáp huyện Quản Bạ và phía nam giáp huyện Bắc Mê.
Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 4C chạy qua là tuyến giao thông quan trọng của tỉnh Hà Giang, trung tâm huyện cách thành phố Hà Giang 100km về phía Bắc. Yên Minh vừa là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Hà Giang, vừa là một điểm trên trục trung chuyển giữa vùng cao Đồng Văn - Quản Bạ với Trung Quốc và thành phố Hà Giang. Vị trí đó vừa là lợi thế, vừa là thách thức đối với huyện Yên Minh trong xu thế hội nhập nền kinh tế của cả huyện nói riêng và cả tỉnh Hà Giang nói chung với nền kinh tế của cả nước.
* Địa hình
Yên Minh nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung địa hình đồi núi đá vôi, chia cắt mạnh, hiểm trở, đỉnh nhọn và cao, trên 1.000 m, có nhiều hang động. Trên địa bàn Yên Minh có 2 con sông chính chảy qua là sông Miện và sông Nhiệm cùng một hệ thống sông, suối nhỏ dày đặc.
Tổng diện tích tự nhiên 783,65 Km2. Yên Minh là huyện nằm trên cấu trúc địa chất phức tạp, chia cắt mạch, độ dốc lớn, địa hình Yên Minh được chia thành các vùng:
- Địa hình núi cao: Phân bố ở các xã vùng cao như: Lao Và Chải, Ngam La, Ngọc Long, Du Già với độ dốc phần lớn trên 250.
- Địa hình núi thấp: Có độ cao thay đổi dưới 900m phân bố ở các xã Mậu Duệ, Na Khê, thị trấn Yên Minh, Bạch Đích, ở dạng địa hình này, độ dốc
và mức độ chia cắt rất phức tạp, nhiều khu vực có độ dốc lớn trên 250, độ chia cắt yếu, tầng đất hình thành dàỵ
- Địa hình thung lũng: Ở Yên Minh có các thung lũng kín xung quanh là núi thấp như thung lũng thị trấn Yên Minh, Mậu Duệ, Bạch Đích. Địa hình các thung lũng này khá bằng phẳng. Đất trên địa hình này được cấu tạo từ các sản phẩm bồi đắp của Aluvi và Deluvị
- Địa hình castơ: Phân bố ở các xã Thắng Mố, Phú Lũng, Sủng Thài, Sủng Cháng, Lũng Hồ và Đường Thượng, chủ yếu là các dãy núi đá vôị Đất hình thành thường là đất đỏ vàng (Ferasols), tầng đất dày, kết cấu đất tốt. Về mùa khô dạng địa hình khu vực này thường thiếu nước nghiêm trọng.
Trên địa bàn huyện có 2 con sông lớn là sông Miện và sông Nhiệm. Sông Miện bắt nguồn từ Trung Quốc qua Yên Minh đến thị xã Hà Giang, đổ ra sông Lô có chiều dài là 48km, đi qua 6 xã của Yên Minh. Sông Nhiệm chảy qua Yên Minh - Mèo Vạc và hợp lưu với sông Gâm, có chiều dài 22km. Đây là 2 nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông lâm nghiệp của huyện. Ngoài ra, hệ thống sông suối nhỏ khá dày đặc. Do địa hình khá phức tạp, các sông suối đều ngắn và dốc nên vào mùa khô thường thiếu nước, vào mùa mưa hay gây ra lũ quét.
* Điều kiện thời tiết, khí hậu
Yên Minh nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùạ Mùa hè cũng là mùa gió Đông Nam (từ tháng 5 đến tháng 10), thời tiết vào mùa này nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông có gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) thời tiết lạnh, khô và ít mưa, lượng mưa trung bình vào khoảng 1.200 mm/năm. Nhiệt độ trung bình năm 15,70C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 20,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 8,80
C (tháng 1).
* Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
Hiện nay, Yên Minh có 17 xã và 1 thị trấn, gồm: Thị trấn Yên Minh và các xã: Thắng Mố, Phú Lũng, Sủng Tráng, Bạch Đích, Na Khê, Sủng Thài, Hữu Vinh, Lao Và Chải, Mậu Duệ, Đông Minh, Mậu Long, Ngam La, Ngọc Long, Đường Thượng, Lũng Hồ, Du Tiến, Du Già.
Toàn huyện có 15.555 hộ = 80.473 khẩu, với 18 dân tộc cùng sinh sống; trong đó: dân tộc Mông chiếm 54 %, Dao 17 %, Tày 13 %, Giấy 6 %, Kinh 4 %, Nùng 5 %, còn lại là các dân tộc khác 1 %. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc trưng riêng, bao gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể góp phần tạo nên một kho tàng văn hoá phong phú và hấp dẫn như: Hát cọi của dân tộc Tày; Hát phươn của dân tộc Nùng, Giấy; Hát giao duyên của dân tộc Mông, Dao…Bên cạnh các nét đẹp văn hóa, trên địa bàn huyện còn có các lễ hội lớn như: Lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông (tháng 01 âm lịch); Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày - Nùng (tháng 01 âm lịch); Lễ Gọi Trăng của dân tộc Tày (Rằm tháng 8 âm lịch);Lễ Cấp sắc của dân tộc Dao (tháng 10 - 12 âm lịch); Lễ thượng thọ; Lễ cướị..
Các di tích lịch sử, danh thắng: Khu căn cứ Cách Mạng xã Đường Thượng; Cổng thành Lao Và Chải; Ruộng bậc thang Sa Lỳ (Ngam La); Hang động: Hang Nà Luông (Mậu Long), Hang “Nàng Leèng” (Bục Bản - thị trấn Yên Minh); Hang Du Già…Rừng nguyên sinh xã Du Già, núi Ba Tiên; Nằm trong quần thể Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn.
* Điều kiện về đất đai
Đất đai ở Yên Minh gồm 5 nhóm: Phù sa, gley, đen, xám đỏ, thích hợp cho các loại cây trồng như: ngô, lúa, dược liệu, dưa hấu, xoài, rừng sa mộc... và chăn nuôi đại gia súc như: bò, dê, ngựa, gà, lợn,...
4.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Hữu Vinh, Huyện Yên Minh, Tỉnh Hà Giang Tỉnh Hà Giang
4.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Xã Hữu Vinh, là một xã vùng cao của huyện Yên Minh, cách trung tâm huyện lỵ 3km về phía Đông Bắc. Xã có vị trí:
- Phía Đông giáp với xã Vần Chải của Huyện Đồng Văn. - Phía Tây giáp với Thị Trấn Yên Minh.
- Phía Nam giáp xã Đông Minh và xã Mậu Duệ.
- Phía Bắc giáp với xã Sủng Thài của huyện Yên Minh và xã Lũng Thầu của huyện Đồng Văn.
Xã Hữu Vinh được chia thành 13 thôn bản: Tân Tiến, Bản Vàng, Khai Hoang Bản Vàng, Muôn Vải, Nà Tậu, Bản Trưởng, Bản Chang, Khai Hoang I, Khai Hoang II, Sủng Pảo I, Sủng Pảo II, Nà Ảm, Nà Hảọ Có địa hình phức tạp trong đó một số thôn có địa hình đồi núi cao chia cắt mạnh, đường Xã đi lại khó khăn và một số thôn có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc đi lại . Độ cao trung bình trên từ 1550m so với mặt nước biển. Điều kiện địa hình khí hậu, đất đai, nguồn nước tương đối đa dạng, thích hợp phát triển Nông - Lâm nghiệp như cây Sa mộc, cây chè, cây ăn quả , lúa nước, cây ngô và phát triển rừng,...
* Điều kiện khí hậu - thuỷ văn + Thủy văn:
Đối với các thôn có đồi núi cao về nước chủ yếu là dựa vào lượng nước mưa và các khe nước nhỏ, đối với các thôn có đồi núi tương đối thấp bằng phẳng có các khe suối nhỏ. Về thuỷ văn xã Hữu Vinh không được thuận lợi vào mùa khô trong toàn xã thường bị khô hanh thiếu nước sinh hoạt cũng như sản xuất, về mùa mưa thì thường hay xảy ra báo lốc và mưa đá, mưa nhiều có nguy cơ bị ngập úng sạt lở đất và lũ quét.
+Khí hậu
Xã Hữu Vinh, chịu ảnh hưởng của khí hậu miền núi phía Bắc, được chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm 23,40C, thấp nhất 16,20
C, cao nhất 28,60
C.
Lượng mưa trung bình năm từ 135,2 mm phân bố không đồng đều giữa các mùa trong năm, Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm saụ Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa khá lớn, không đều thường tập trung vào tháng 6, 7, 8 chiếm tới 80 - 85% lượng mưa cả năm.
Độ ẩm không khí bình quân trên năm 82,3%, tháng 7, 8, 9 có độ ẩm cao nhất là 87% , thấp nhất là 80%.
Với thời tiết và địa hình như vậy đã tạo cho xã Hữu Vinh có những thảm thực vật phong phú cho nên đã tạo điều kiện để sản xuất nông lâm nghiệp với nhiều chủng loại cây trồng vật nuôi đa dạng.
Để xác định thời vụ hợp lý và biện pháp kỹ thuật để thâm canh tăng năng suất cây trồng cần phải dựa vào diễn biến của thời tiết của từng năm. Kết quả nghiên cứu diễn biến thời tiết khí hậu từ năm 2011 - 2013 của xã Hữu Vinh được thể hiện qua bảng 4.1:
Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu năm 2011 - 2013 xã Hữu Vinh. Tháng Nhiệt độ Lượng mưa TB(mm) Độẩm TB ( %) To Max (oC ) To TB (oC) To Min (oC) 1 18 16,2 16 35 80 2 18,4 17,1 15,8 30 80 3 21,4 21,0 20,4 40 80 4 26,0 24,1 23,4 50 81 5 28,3 27,3 26,3 155 83 6 29 28,6 28,2 190 83 7 28,6 28,1 27,8 327 87 8 28,5 28 27,4 456 86 9 27,4 26,7 25,9 150 85 10 25,6 25 22,4 105 82 11 22,0 21 19,5 45 81 12 18,1 17,6 16,4 40 80 TB 24,2 23,4 22,4 135,2 82,3
( Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn huyện Yên Minh, 2014)
0 5 10 15 20 25 30 35 Thá ng 1 Thá ng 2 Thá ng 3 Thá ng 4 Thá ng 5 Thá ng 6 Thá ng 7 Thá ng 8 Thá ng 9 Thá ng 1 0 Thá ng 1 1 Thá ng 1 2 Nhiệt độ trung bình Tháng
Từ bảng số liệu 4.1 và biểu đồ cho thấy: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,40 C nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, 7,8 (tháng 6 là 28,60C); nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12, 1, 2. Độ ẩm trung bình hàng năm 82,3%; lượng mưa trung bình hàng năm là 135,2mm.
+ Mùa mưa: Thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, những tháng mưa nhiều nhất là tháng 6, 7, 8 (tháng 8 đạt 456mm). Vào mùa mưa nhiệt độ cao (nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,40C) rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó cũng gây khó khăn như lũ quét, ngập úng, sạt lở đất, gió lốc, mưa đá.
+ Mùa khô: bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, đây cũng là thời gian có nhiệt độ thấp, lượng mưa trung bình dao động từ 45mm đến 50mm, ẩm độ trung bình từ 80% - 81%, nhiệt độ trung bình dao động từ 15,80C đến 23,40
C.
Tóm lại: Thời tiết khí hậu trong giai đoạn 2011-2013 tại xã Hữu Vinh, khá thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng chính lúa, ngô..., thời kỳ gieo hạt