Công tác khuyến nông trong chuyển giao KHKT về lĩnh vực trồng trọt tạ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã Hữu Vinh - huyện Yên Minh - Hà Giang. (Trang 51)

trọt tại xã Hữu Vinh.

Công tác khuyến nông của xã trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, thông qua các hoạt động khuyến nông đã nâng cao nhận thức của người dân lên một tầm cao mớị Từ chỗ chủ yếu sử dụng các giống cây con cũ của địa phương có năng suất, sản lượng thấp nay phần lớn họ đã biết đưa các giống cây con mới có năng suất sản lượng cao vào sản xuất, chăn nuôi góp phần đảm bảo an ninh lương thực tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của chính họ. Khuyến nông xã đã thường xuyên tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân, giúp người dân thay đổi được tập quán canh tác. Đồng thời xây dựng các mô hình trình diễn về giống cây con mới làm điển hình để người dân tham quan học tập và làm cơ sở để khuyến cáo nhân ra

diện rộng. Tình hình công tác đào tạo tập huấn và xây dựng các mô hình trình diễn ra saỏ Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu.

4.2.2.1. Công tác đào tạo tập huấn

Sự hiểu biết về kỹ thuật là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng và chất lượng cây trồng. Vì vậy nâng cao sự hiểu biết, trình độ canh tác cho người dân là nhiệm vụ cần thiết không thể thiếu trong công tác hoạt động của tổ chức KN.

* Tình hình công tác đào tạo, tập huấn của KN xã Hữu Vinh Bảng 4.6: Kết quả đào tạo, tập huấn cho nông dân qua 3 năm

2011 - 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm Tổng số Tỷ lệ (%) 2011 2012 2013 Ị Tổng số lớp Lớp 6 8 13 27 100,00 1. Trồng trọt Lớp 4 5 7 16 59,26 2. Chăn nuôi Lớp 2 3 5 10 37,04 3. Lâm nghiệp Lớp 0 0 1 1 3,70

IỊ Tổng số người tham dự Người 204 360 676 1240 -

BQ/lớp Người/lớp 34 45 52 44 -

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp 37.04% 3.7% 59.26% Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ các lớp học trong các ngành kinh tế của xã

Qua bảng 4.6 và biểu đồ trên cho thấy trong 3 năm qua xã đã tổ chức được 27 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho 1240 lượt người bình quân trên 44 người/lớp. Số lớp tập huấn qua các năm biến đổi theo một chiều hướng nhất định đó là tăng dần số lớp tập huấn, số lớp tập năm 2011 là 6 lớp, đến năm 2012 là tăng lên tổng số là 8 lớp, đến năm 2013 là 13 lớp. Điều này cho thấy tầm quan trọng của các buổi tập huấn kỹ thuật tới kết quả sản xuất nông nghiệp. Trồng trọt là lĩnh vực được quan tâm đặc biệt số lớp tập huấn về lĩnh vực trồng trọt nhiều nhất, tổng trong 3 năm có 16 lớp chiếm 59,26% trong cơ cấu các ngành, bao gồm các nội dung: Kỹ thuật thâm canh lúa, ngô, đậu tương; Bảo vệ phòng chống dịch bệnh cho cây trồng; Tập huấn kỹ thuật trồng cây khoai tây, Kỹ thuật trồng và chăm sóc mía,…Lĩnh vực được quan tâm thứ 2 đó là ngành chăn nuôi số lớp tập huấn là 10 lớp trong 3 năm chiếm 37,04% trong cơ cấu lớp tập huấn cho các ngành, gồm các nội dung: Phòng chống dịch bệnh cho gia cầm; Xử lý gia cầm bị chết; Kỹ thuật chăn nuôi lợn theo trang trạị..số lớp năm 2013 tăng mạnh do gia cầm mắc dịch bệnh dẫn dến tổng số đàn gia cầm giảm từ năm 2012 là 16842 con xuống 13790 (con) năm 2013. Cuối cùng là lâm nghiệp ngành này không được quan tâm mấy có 1 lớp chuyển giao KHKT về trồng cây phân tán chiếm 3,70% trong cơ cấu lớp tập huấn các ngành. Tất cả các lớp tập huấn tổ chức nhận được sự tham gia nhiệt tình của người dân phục vụ chính lợi ích của họ, giảng viên là những người có

chuyên môn được cử từ Tỉnh, Huyện đứng giảng dạỵ Xã giáp với thị trấn nên những lớp mở ở Huyện và một số xã lân cận như Mậu Duệ người dân đều tích cực tham giạ 0 100 200 300 400 500 600 700 2011 2012 2013 Người tham dự 204 360 676

Biểu đồ 4.5: Thể hiện số người tham dựđào tạo, tập huấn của KN xã trong 3 năm 2011 - 2013

Qua biểu đồ trên ta thấy, số người tham dự các buổi tập huấn theo chiều hướng tăng lên, cụ thể năm 2011 có 204 người tham dự, năm 2012 tăng lên con số 360 người, đến 2013 đã đạt được là 676 người tham dự. Điều đó chứng tỏ rằng công tác khuyến nông của xã khá mạnh mẽ và theo chiều hướng tích cực, đần dần đáp ứng được nhu cầu, sự tin tưởng của người dân, dân trí của người dân ngày càng caọ Công tác này ưu tiên các lĩnh vực chủ chốt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đó là ngành trồng trọt, sau đến ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, ngành thủy sản chưa thực sự được quan tâm. Do vậy công tác khuyến nông của xã trong thời gian tới cần hoạt động có hiệu quả hơn và hoạt động mạnh trên tất cả các lĩnh vực.

* Tình hình công tác đào to, tp hun ca xã v lĩnh vc trng trt và lâm nghip

Khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính thức mà đối tượng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao

hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ. Do vậy công tác đào tạo tập huấn luôn được khuyến nông xã xem trọng và được tiến hành thường xuyên, liên tục đặc biệt trước thời vụ gieo trồng.

Bảng 4.7. Tình hình đào tạo tập huấn kỹ thuật về lĩnh vực trồng trọt và lâm nghiệp cho nông dân trong 3 năm 2011 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 BQ Tổng Lớp 4 5 8 125 160 142.5 Trồng trọt Lớp 4 5 7 125 140 132.5 Lâm nghiệp Lớp 0 0 1 0 - -

Số người tham gia Người 136 225 416 165.44 184.88 175.16 Bq người/ lớp Người/lớp 34 45 52 - - -

Nguồn: (Tài liệu thống kê UBND xã Hữu Vinh,2013)

Qua bảng 4.7 ta thấy tổng số lớp tập huấn kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt đối với một xã vùng cao như vậy là khá nhiều tổng số 16 lớp qua 3 năm. Số lớp tập huấn qua các năm biến đổi theo một chiều hướng nhất định đó là tăng dần số lớp tập huấn, số lớp tập năm 2011 là 4 lớp, đến năm 2012 là tăng lên tổng số là 5 lớp, đến năm 2013 là 7 lớp, điều này chứng tỏ tổ chức khuyến nông đã thấy được tầm quan trọng của các buổi tập huấn tới kết quả sản xuất trồng trọt và đã tăng cường công tác này hơn. Việc tập huấn của khuyến nông xã không những được bà con nông dân tham gia vào các mô hình trình diễn mà cả những nông dân có nhu cầu học tập hưởng ứng nhiệt tình, với số lượng người tham gia trong các buổi tập huấn năm 2011 là 136 người, năm 2011 là 225 người, năm 2012 là 416 nguời, bình quân một lớp trong 3 năm này đều tăng lên đáng kể. Nhận thức của người nông dân ngày càng nâng cao, họ cũng đã biết rằng KHKT là rất cần thiết, nó mang lại hiệu quả nhiều mặt nên hầu hết mọi người đều có mong muốn khuyến nông xã tổ chức nhiều hơn nữa những buổi học này để người dân đựơc tiếp cận với cái mới, làm theo cái mớị

4.2.2.2. Công tác xây dựng mô hình trình diễn

Trồng trọt vẫn là một ngành quan trọng trong SXNN của xã Hữu Vinh. Khuyến nông xã với vai trò là nơi tiếp nhận và chuyển giao KHKT tới cho nông dân đã đưa được nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao vào sản xuất trên địa bàn xã. Khuyến nông xã đã tập trung đầu tư nhiều cho xây dựng các mô hình trình diễn và thực tế cho thấy kết quả các mô hình đều đạt yêu cầu, được bà con nông dân hưởng ứng nhiệt tình.

* Tình hình triển khai mô hình trình diễn của xã Hữu Vinh

Bảng 4.8. Số lượng các mô hình trình diễn đã được triển khai trong 3 năm 2011 - 2013

Mô hình 2011 2012 2013 Tổng Tỷ lệ (%)

Trồng trọt 1 3 5 9 75

Chăn nuôi 1 1 1 3 25

Tổng 2 4 6 12 100

Nguồn: (Tài liệu thống kê UBND xã Hữu Vinh,2013) Qua bảng trên ta thấy số lượng các mô hình trình diễn của xã trong 3 năm qua là 12 mô hình ở hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôị Lĩnh vực trồng trọt rất được quan tâm với số lượng mô hình được triển khai nhiều có 9 mô hình chiếm 75% trong 12 mô hình được triển khaị

Còn trong lĩnh vực chăn nuôi mỗi năm có một mô hình chiếm 25%. * Tình hình triển khai mô hình trình diễn của khuyến nông xã về lĩnh vực trồng trọt.

Trong những năm qua xã rất chú trọng tới việc triển khai các mô hình trình diễn về lĩnh vực trồng trọt, nhân dân xã chủ yếu sống nhờ sản xuất nông nghiệp với dân số ngày càng tăng cao, diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm như hiện nay làm thế nào để đảm bảo an ninh lương thực cho toàn huyện? Câu hỏi lớn đặt ra cho những người làm công tác khuyến nông, giải pháp tối ưu nhất là cơ giới hoá và đưa tiến bộ KHKT mới vào trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt. Sau đây là một số kết quả hoạt động công tác xây dựng mô hình trình diễn của khuyến nông xã Hữu Vinh trong 3 năm 2011 - 2013.

Bảng 4.9. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn về cây lương thực củatổ chức khuyến nông xã Hữu Vinh (2011 - 2013)

Năm Loại cây Tên mô hình

Quy mô DT (m2) Số hộ (hộ) Số thôn tham gia (thôn) Số lượng MH Năm 2011 Cây ngô MH trồng thử nghiệm giống ngô GS8 5.333 5 1 1 Năm 2012 Cây lúa

MH luân canh 3 vụ (lúa xuân - lúa

mùa - khoai tây vụđông) 10.000 18 1

2 Cây đậu

tương MH trồng đậu tương cấp 1 DT84 50.000 60 1 Năm

2013

Cây lúa MH lúa chất lượng cao DS1 10.000 75 2

2 Cây ngô MH giống ngô NK54 4.000 22 1

Nguồn: (Tài liệu thống kê UBND xã Hữu Vinh, 2013)

Qua bảng số liệu cho thấy: Mô hình trình diễn về cây lương thực ta thấy hoạt động công tác khuyến nông trong việc chuyển giao KHKT mới về cây lương thực khá mạnh mẽ qua các năm. Hoạt động này chỉ diễn ra chủ yếu trên 3 cây trồng chính của xã đó là cây lúa, cây ngô và đậu tương.

- Mô hình trình diễn về cây hoa màu

Bảng 4.10. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn về cây hoa màu củatổ chức khuyến nông xã Hữu Vinh (2011 - 2013)

Năm Loại cây Tên mô hình

Quy mô DT (m2) Số hộ (hộ) Số thôn tham gia (thôn) Số lượng MH Năm 2012 Cây lạc MH trồng lạc 28.639 24 1 1 Năm 2013

Rau MH cây rau bắp cải, su hào vụđông 10.000 24 1

2 Cây khoai

tây MH trồng cây khoai tây vụđông 10000 40 1

Xã thực hiện triển khai các mô hình rau màu với mục tiêu:

- Khai thác tiềm năng lợi thế, xây dựng và phát triển vùng sản xuất rau đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn huyện.

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bỏ hóa vụ đông sang trồng cây rau màu để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

- Xây dựng và phát triển vùng sản xuất rau tại xã Hữu Vinh thành hàng hóa từng bước nâng cao thu nhập cho người nông dân.

- Áp dụng các quy trình kỹ thuật, tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân thực hiện mô hình.

Sau khi được phê duyệt cán bộ khuyến nông kết hợp với trạm khuyến nông tham gia chỉ đạo sản xuất thực hiện các mô hình, kết quả đạt được qua các năm như bảng 4.9:

- Năm 2011: không có mô hình nào về cây hoa màụ

- Năm 2012 triển khai mô hình trồng lạc với diện tích 28.639m2

trên 24 hộ được thực hiện ở thôn Khai hoang Bản vàng của xã đã đạt được năng suất cao tăng thêm thu nhập cho người dân.

- Năm 2013 triển khai thực hiện mô hình cây rau bắp cải, su hào khoai tây vụ đông, địa điểm thực hiện: Thôn Bản Trưởng, xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.

- Qui mô: 02 ha/74 hộ tham giạ

Trong đó: + Bắp cải: 17 hộ tham giạ (diện tích 0,5 ha)

+ Su hào: 17 hộ tham giạ (diện tích 0,5 ha) + Khoai tây: 40 hộ tham giạ (diện tích 1 ha) Thời gian thực hiện: ( Từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2012).

NSBQ rau bắp cải đạt 18 tấn/ha; NSBQ rau su hào đạt 16 tấn/ha; NSBQ khoai tây đạt 10 tấn củ/ hạ

* Đánh giá kết quảđạt được từ các mô hình:

- Kết qu ni bt chương trình, mô hình đạt được đó là:

Khi đưa mô hìnhcây lạc, cây rau bắp cải, su hào, khoai tây vụ đông năm 2013 trồng diện tích ruộng 2 vụ, cây sinh trưởng mạnh, ít sâu bệnh hại khả năng cho sản lượng cao hơn so với giống địa phương đã sử dụng trong

những năm quạ Từ hiệu quả đó người dân sẽ tự biết nhân ra diện rộng trên diện tích đất ruộng hoang qua vụ đông.

- Hiu qu xã hi, kết qu vic trin khai mô hình đã tác động đến nhn thc ca người dân;

Có thể thấy, thông qua mô hình cây rau bắp cải, su hào, khoai tây vụ đông năm 2013 tại thôn Bản Trưởng xã Hữu Vinh. Các hộ tham gia mô hình được truyền đạt những kiến thức KHKT mới vào sản xuất bằng thực tế mà còn được hưởng lợi từ mô hình. Đây là bước khởi đầu cho việc nhân rộng mô hình cho các hộ gia đình trong thôn Bản Trưởng xã Hữu Vinh nói riêng và huyện Yên Minh nói chung, góp phần vào việc áp dụng thâm canh và luân canh tăng năng suất cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất trên cùng 1 đơn vị diện tích nhằm thay đổi thói bỏ hoang đất sản xuất vụ đông, phát triển kinh tế tại địa phương, đặc biệt nhân dân nâng cao khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, lâu dài, hiệu quả, trên cơ sở đó giúp chính quyền địa phương định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở các vụ và các năm tiếp theo nhằm xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người nông dân.

- Đánh giá Công tác ch đạo, hướng dn k thut, kim tra giam sát:

Đã có sự phối hợp giám sát, chỉ đạo kỹ thuật từ cán bộ Trạm Khuyến nông với UBND xã Hữu Vinh triển khai đến từng hộ thực hiện,

Thường xuyên kiểm tra, theo dõi đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, định kỳ hàng tuần, tháng.

Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện, cán bộ xã Hữu Vinh cùng tham gia chỉ đạo, tạo điều kiện để cán bộ xã nắm bắt ngay từ đầu quá trình thực hiện, sau khi mô hình kết thúc cán bộ xã tiếp quản và duy trì hoạt động và nhân rộng mô hình cho những năm tiếp theo và các thôn còn lạị

- Hiu qu v môi trường:

Từ việc áp dụng KHKT và sản xuất mô hình rau màu vụ đông tại thôn Bản Trưởng - xã Hữu Vinh - huyện Yên Minh, người dân đã biết sử dụng hợp lý lượng phân bón cần thiết, việc sử dụng thuốc BVTV đúng cách và hợp lý, không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời sản phẩm sản xuất ra sẽ an toàn không gây hại đến sức khoẻ cộng đồng.

- Hiu qu v kinh tế:Tăng thêm nguồn thu cho các hộ gia đình.

- Mô hình trình diễn về cây cỏ cho chăn nuôi

Theo báo cáo kết quả công tác của xã ngành chăn nuôi ngày càng phát triển nên nhu cầu trồng cỏ phục vụ chăn nuôi là rất cần thiết. Loại cỏ nào sinh trưởng phát triển tốt và có thể thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai của xã. Qua nhiều năm trồng nhiều giống cỏ như cỏ voi, cỏ Goatemalla với quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ kết quả đạt được cao, phù hợp với khí hậu đến năm 2013 trạm khuyến nông đã tìm hiểu và triển khai mô hình trình diễn trồng cỏ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã Hữu Vinh - huyện Yên Minh - Hà Giang. (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)