* Vị trí địa lý
Huyện Yên Minh có tọa độ địa lý của nằm trong khoảng từ 220
16’12” đến 22052’35” vĩ độ Bắc, 104057’21” đến 105023’15” kinh độ Đông. Huyện Yên Minh nằm phía đông bắc tỉnh Hà Giang, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía đông bắc giáp huyện Đồng Văn, phía đông giáp huyện Mèo Vạc, đông nam giáp huyện Bảo Lâm (Cao Bằng), phía tây giáp huyện Quản Bạ và phía nam giáp huyện Bắc Mê.
Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 4C chạy qua là tuyến giao thông quan trọng của tỉnh Hà Giang, trung tâm huyện cách thành phố Hà Giang 100km về phía Bắc. Yên Minh vừa là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Hà Giang, vừa là một điểm trên trục trung chuyển giữa vùng cao Đồng Văn - Quản Bạ với Trung Quốc và thành phố Hà Giang. Vị trí đó vừa là lợi thế, vừa là thách thức đối với huyện Yên Minh trong xu thế hội nhập nền kinh tế của cả huyện nói riêng và cả tỉnh Hà Giang nói chung với nền kinh tế của cả nước.
* Địa hình
Yên Minh nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung địa hình đồi núi đá vôi, chia cắt mạnh, hiểm trở, đỉnh nhọn và cao, trên 1.000 m, có nhiều hang động. Trên địa bàn Yên Minh có 2 con sông chính chảy qua là sông Miện và sông Nhiệm cùng một hệ thống sông, suối nhỏ dày đặc.
Tổng diện tích tự nhiên 783,65 Km2. Yên Minh là huyện nằm trên cấu trúc địa chất phức tạp, chia cắt mạch, độ dốc lớn, địa hình Yên Minh được chia thành các vùng:
- Địa hình núi cao: Phân bố ở các xã vùng cao như: Lao Và Chải, Ngam La, Ngọc Long, Du Già với độ dốc phần lớn trên 250.
- Địa hình núi thấp: Có độ cao thay đổi dưới 900m phân bố ở các xã Mậu Duệ, Na Khê, thị trấn Yên Minh, Bạch Đích, ở dạng địa hình này, độ dốc
và mức độ chia cắt rất phức tạp, nhiều khu vực có độ dốc lớn trên 250, độ chia cắt yếu, tầng đất hình thành dàỵ
- Địa hình thung lũng: Ở Yên Minh có các thung lũng kín xung quanh là núi thấp như thung lũng thị trấn Yên Minh, Mậu Duệ, Bạch Đích. Địa hình các thung lũng này khá bằng phẳng. Đất trên địa hình này được cấu tạo từ các sản phẩm bồi đắp của Aluvi và Deluvị
- Địa hình castơ: Phân bố ở các xã Thắng Mố, Phú Lũng, Sủng Thài, Sủng Cháng, Lũng Hồ và Đường Thượng, chủ yếu là các dãy núi đá vôị Đất hình thành thường là đất đỏ vàng (Ferasols), tầng đất dày, kết cấu đất tốt. Về mùa khô dạng địa hình khu vực này thường thiếu nước nghiêm trọng.
Trên địa bàn huyện có 2 con sông lớn là sông Miện và sông Nhiệm. Sông Miện bắt nguồn từ Trung Quốc qua Yên Minh đến thị xã Hà Giang, đổ ra sông Lô có chiều dài là 48km, đi qua 6 xã của Yên Minh. Sông Nhiệm chảy qua Yên Minh - Mèo Vạc và hợp lưu với sông Gâm, có chiều dài 22km. Đây là 2 nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông lâm nghiệp của huyện. Ngoài ra, hệ thống sông suối nhỏ khá dày đặc. Do địa hình khá phức tạp, các sông suối đều ngắn và dốc nên vào mùa khô thường thiếu nước, vào mùa mưa hay gây ra lũ quét.
* Điều kiện thời tiết, khí hậu
Yên Minh nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùạ Mùa hè cũng là mùa gió Đông Nam (từ tháng 5 đến tháng 10), thời tiết vào mùa này nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông có gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) thời tiết lạnh, khô và ít mưa, lượng mưa trung bình vào khoảng 1.200 mm/năm. Nhiệt độ trung bình năm 15,70C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 20,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 8,80
C (tháng 1).
* Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
Hiện nay, Yên Minh có 17 xã và 1 thị trấn, gồm: Thị trấn Yên Minh và các xã: Thắng Mố, Phú Lũng, Sủng Tráng, Bạch Đích, Na Khê, Sủng Thài, Hữu Vinh, Lao Và Chải, Mậu Duệ, Đông Minh, Mậu Long, Ngam La, Ngọc Long, Đường Thượng, Lũng Hồ, Du Tiến, Du Già.
Toàn huyện có 15.555 hộ = 80.473 khẩu, với 18 dân tộc cùng sinh sống; trong đó: dân tộc Mông chiếm 54 %, Dao 17 %, Tày 13 %, Giấy 6 %, Kinh 4 %, Nùng 5 %, còn lại là các dân tộc khác 1 %. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc trưng riêng, bao gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể góp phần tạo nên một kho tàng văn hoá phong phú và hấp dẫn như: Hát cọi của dân tộc Tày; Hát phươn của dân tộc Nùng, Giấy; Hát giao duyên của dân tộc Mông, Dao…Bên cạnh các nét đẹp văn hóa, trên địa bàn huyện còn có các lễ hội lớn như: Lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông (tháng 01 âm lịch); Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày - Nùng (tháng 01 âm lịch); Lễ Gọi Trăng của dân tộc Tày (Rằm tháng 8 âm lịch);Lễ Cấp sắc của dân tộc Dao (tháng 10 - 12 âm lịch); Lễ thượng thọ; Lễ cướị..
Các di tích lịch sử, danh thắng: Khu căn cứ Cách Mạng xã Đường Thượng; Cổng thành Lao Và Chải; Ruộng bậc thang Sa Lỳ (Ngam La); Hang động: Hang Nà Luông (Mậu Long), Hang “Nàng Leèng” (Bục Bản - thị trấn Yên Minh); Hang Du Già…Rừng nguyên sinh xã Du Già, núi Ba Tiên; Nằm trong quần thể Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn.
* Điều kiện về đất đai
Đất đai ở Yên Minh gồm 5 nhóm: Phù sa, gley, đen, xám đỏ, thích hợp cho các loại cây trồng như: ngô, lúa, dược liệu, dưa hấu, xoài, rừng sa mộc... và chăn nuôi đại gia súc như: bò, dê, ngựa, gà, lợn,...