Phân tích SWOT về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức các yếu tố ảnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá trên địa bàn xã Trung Sơn - huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An. (Trang 50)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.Phân tích SWOT về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức các yếu tố ảnh

ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ nuôi cá tại xã Trung Sơn.

Thuận lợi:

- Xã Trung Sơn giáp với thị Trấn Đô Lương và các xã Thuận Sơn, Lạc Sơn, Đà sơn đều có chợ, bản thân xã Trung Sơn cũng có chợ Mới vì vậy thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán, vận chuyển cá, giống, thức ăn phục vụ sản xuất cá.

- Khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn xã đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi và phát triển nghề nuôi cá.

- Diện tích đất đai chưa sử dụng vẫn còn và có thể đưa vào khai thác, phát triển các loại hình chăn nuôi, đào ao thả cá.

- Nguồn lao động dồi dào, sẵn sàng chuyển đổi để có thu nhập cao hơn.

- Các hộ có kinh nghiệm lâu năm trong việc nuôi cá.

Khó khăn:

- Các xóm ven Sông Lam thường xuyên xảy ra ngập lụt gây khó khăn cho phát triển nghề cá.

- Quy mô kinh tế nhỏ dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp; công nghệ nhìn chung còn lạc hậu; tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, hạn chế khả năng mở rộng sản xuất xã hội.

- Quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh trên địa bàn xã vì thế gặp sức ép lớn đến diện tích đất đai phát triển nông nghiệp.

- Mật độ dân cư đông, thu nhập thấp, lao động chủ yếu là phổ thông, tỉ lệ qua đào tạo thấp; đội nhũ cán bộ quản lý, các doanh nghiệp chưa theo kịp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường khi hội nhập; việc chuyển đổi lao động bị hạn chế và yêu cầu chi phí lớn.

Cơhội:

- Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của xã, HĐND, UBND xã và các cơ quan của huyện, tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các chủ nông hộ, các cấp các ngành đã phát huy sức mạnh tổng hợp, phấn đấu góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn xã.

Thách thức:

- Sản phẩm sau thu hoạch phải bán ngay, thời gian bảo quản ngắn.

- Khó khăn về vốn, giống và thức ăn. - Vốn nhà nước hỗ trợ chưa đủ đáp ứng phục vụ sản xuất.

Nhóm giải pháp rút ra từ phân tích SWOT:

- Nâng cấp, xây dựng hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước tại xã nhằm hạn chề rủi ro do thiên tai, lũ lụt gây ra.

- Khuyến khích bà con mở rộng diện tích, tập trung quy mô để dễ dàng áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.

- Mở lớp tập huấn, nâng cao tay nghề cho người nuôi cá, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý một cách bài bản, cử cán bộ có nhiều kiến thức về nuôi cá về tập huấn để nâng cao tay nghề cho người dân.

- Tận dụng kinh nghiệm nuôi cá cùng với sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương về phát triển nghề cá cả về chất lượng và số lượng.

- Tăng cường cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, học hỏi nâng cao kinh nghiệm nghề cá. - Hộ gia đình phải nâng cao khả năng tiếp cận thị trường nhằm phục vụ tốt cho việc tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá trên địa bàn xã Trung Sơn - huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An. (Trang 50)