Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá trên địa bàn xã Trung Sơn - huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An. (Trang 30)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Trung Sơn là xã bán sơn địa, có đồi rừng, đồng ruộng, mặt nước sông Lam, quốc lộ 46 đi qua địa phận xã, vị trí nằm phía Đông Nam của huyện Đô Lương. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 841,85 ha với 100% dân tộc kinh được phân bố trên 8 xóm. Vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Đà Sơn, huyện Đô Lương. - Phía Nam giáp xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương.

- Phía Đông giáp xã Xuân Sơn, Lạc Sơn, huyện Đô Lương. - Phía Tây giáp xã Minh Sơn, thị trấn Đô Lương.

3.1.1.2. Đất đai địa hình

Khoảng 80% diện tích xã Trung sơn là đồng bằng tương đối bằng phẳng. Độ dốc nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, nhìn chung địa hình xã cơ bản thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và phát triển nuôi trồng thủy sản.

3.1.1.3. Điều kiện thời tiết khí hậu thủy văn

- Khí hậu: Khí hậu tại địa phương mang đặc điểm chung của khí hậu Bắc Trung bộ, năm được chia làm hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 sang năm.

- Nhiệt độ trung bình năm là 25,40C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, tháng 1, tháng 2, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 150C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, tháng 7, tháng 8, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 300C.

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.950 mm đến 2.200 mm, lượng mưa

trung bình tháng cao nhất là 320mm tập trung vào các tháng 6,7,8 gây ngập úng cho các vùng chiêm trũng, lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 75mm tập trung vào các tháng 12,1,2.

- Số giờ nắng trung bình cả năm là từ 1.500 - 1.560 giờ, số giờ nắng trung bình tháng cao nhất là 215 giờ, số giờ nắng trung bình tháng thấp nhất là 40 giờ.

- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm biến động từ 65 % - 93 %, nhìn

chung các tháng trong đầu mùa đông độ ẩm thấp gây nên sự bốc hơi nước khá lớn

trong khi lượng mưa lại rất thấp gây hạn hán cho cây trồng.

- Gió: Chế độ gió thay đổi theo từng mùa, mùa đông gió Bắc và Đông Bắc

Đông Nam gây ra mưa phùn và sương mù. Mùa hè thịnh hành là gió Lào.

Điều kiện khí hậu trên nhìn chung thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng nhất là các vùng chuyên canh cây rau màu cho giá trị kinh tế cao và phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, mùa đông lạnh và khô hanh kéo dài kèm theo những đợt sương muối gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.4. Điều kiện đất đai

Đất đai Trung Sơn phì nhiêu màu mỡ, tươi tốt do được bồi tụ bởi hệ thống sông Lam. Hệ thống công tŕnh thuỷ lợi tưới tiêu thuận lợi, tổng diện tích đất nông nghiệp là 474,5 ha. Trong đó diện tích nuôi cá là 30ha. Hầu hết đất đai đã được cải tạo hàng năm có thể cấy trồng được 3 - 4 vụ. Ngoài diện tích cấy lúa, đất đai Trung Sơn thích hợp cho các loại cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả nhiệt đới, trồng hoa, trồng cây cảnh.

Bng 3.1: Tình hình s dng đất đai ca xã Trung Sơn năm 2011-2013

Loại đất 2011 2012 2013 So sánh (%) DT (ha) DT (ha) DT (ha) 12/11 13/12 BQ

Đất TN 841,85 841,85 841,85 100% 100% 100% Đất NN 474,52 475,35 475,61 100,18 100,05 100,12 Đất LN 57,50 57,05 57,24 99,22 100,33 99,78 Đất phi NN 285,61 285,95 285,79 100,12 99,94 100,03 Đất chưa SD 24,22 23,50 23,21 96,91 98,77 97,84

(Nguồn: UBND xã Trung Sơn)

- Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét: Diện tích đất tự nhiên của xã không

thay đổi qua các năm, trong đó diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2011 diện tích đất nông nghiệp là 474,52 ha và diện tích đất

nông nghiệp năm 2012 là 475,35 ha tăng 100,18%, diện tích đất nông nghiệp năm

2013 là 475,61 ha tăng 100,05% so với năm 2012, diện tích đất nông nghiệp tăng

bình quân trong 3 năm là 100,12%. Nguyên nhân là do nông dân không ngừng khai hoang hóa đất xu hướng chuyển đổi này là tất yếu tuy nhiên huyện cần có những

chính sách cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tạo công ăn việc

làm quy hoạch cụ thể và chính xác tránh gây thất thoát lãng phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Diện tích đất lâm nghiệp cũng có xu thế tăng cụ thể là năm 2012 diện tích đất lâm nghiệp là 57,05 ha giảm 99,22% so với năm 2011, diện tích đất lâm nghiệp năm 2013 là 57,24 ha tăng 100,33% so với năm 2012. Đây là kết quả của sự lỗ lực phấn đấu của chính quyền cũng như người dân trên địa bàn xã thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc. Hàng chục ha cây lâm nghiệp được trồng mới trên

diện tích còn trống và diện tích rừng mới khai thác, thực hiện phương châm: “Khai thác đến đâu trồng ngay đến đó” giảm thiểu tối đa quá trình xói mòn, rửa trôi đất.

Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng cụ thể là năm 2011 diện tích đất nông nghiệp là 285,61 ha và năm 2012 diện tích đất nông nghiệp là 285,95 ha tăng 100,12% so với năm 2011. Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2013 là 285,79 ha giảm 99,94% so với năm 2012.

Trong xu thế phát triển của xã hội đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, diện tích đất chưa sử dụng đang được tận dụng tối đa và giảm mạnh từ 24,22 ha năm 2011 đến năm 2013 là 23,21 ha giảm bình quân là 97,84%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá trên địa bàn xã Trung Sơn - huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An. (Trang 30)