3. Ý nghĩa của đề tài
3.4.2. Hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá
3.4.2.1. Hiệu quả về mặt kinh tế
Bảng 3.18: Hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá
ĐVT: 1000đ
Loại hình
Chỉ tiêu Cá vụ 3 Cá xen lúa Cá nuôi ao hồ
Tổng giá trị sản xuất (GO) BQ/ha 104.000 76.000 208.000 Chi phí trung gian (IC) BQ/ha 62.580 33.500 68.000 Giá trị gia tăng (VA) BQ/ha 41.420 42.500 140.000 Thu nhập hỗn hợp (MI) Trên đất khoán Trên đất 64 33.920 37.420 35.000 38.500 61.400 64.900 Lợi nhuận ròng (Pr) Trên đất khoán Trên đất 64 28.370 31.970 26.750 30.250 50.450 53.950
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét: GO của các hộ nuôi cá ao hồ năm 2013 đạt 208.000 nghìn đồng cao gấp 2,7 lần so với một sào cá xen lúa chỉ đạt 76.000 nghìn đồng/ha và gấp 2 lần so với cá vụ 3 đạt 104.000 nghìn đồng/ha.
Tuy nhiên IC đầu tư cho một ha cá ao hồ chỉ cao gấp 1,3 lần so với nuôi cá vụ 3 và cao gấp 2,4 lần so với nuôi cá xen lúa, bởi vì khi nuôi cá vụ 3 thì chi phí cho việc mua giống rất lớn. Trong chọn giống, người nuôi cá phải chọn giống cá lớn, không thể chọn cá hương vì thời gian nuôi cá vụ 3 chỉ kéo dài gần 4 tháng thì đã phải thu hoạch để trồng vụ lúa tiếp theo. Vì vậy kích cỡ cá giống được chon trong cá vụ 3 vào khoảng 7-8 con/kg và được thả với mật độ 1,5 con/m2 còn nuôi cá xen lúa và nuôi cá ao hồ thì kích cỡ cá giống đưa vào nuôi vào khoảng 30 con/kg.
VA của 1 ha cá nuôi ao hồ đạt là 127300 nghìn đồng/ha, cao gấp 3,05 lần so với VA của nuôi cá vụ 3 là 41700 nghìn đồng/ha, gấp 2,98 lần so với VA nuôi cá xen lúa.
So sánh hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá tại xã Trung Sơn
Sản xuất là một quá trình phối hợp và điều hoà các các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Nuôi cá ở xã do hộ nông dân thực hiện nên chưa có một quy trình kỹ thuật thống nhất, các yếu tố đầu vào như giống, thức ăn, nhân công,…sử dụng còn tuỳ tiện, không hợp lý và không đồng nhất.
Để đánh giá xem khi bỏ ra chi phí vật tư sản xuất cam sẽ ảnh hưởng như thế nào tới HQKT ta so sánh các chỉ số trên một đồng IC: Đối với cá vụ 3 GO/IC đạt 1,67 lần, còn đối với cá xen lúa thì cao hơn đạt 2,27 lần và cao nhất là cá nuôi ao hồ là 3,07 lần. Như vậy khi bỏ ra 1 đồng IC thì 1 ha cá nuôi ao hồ thu được lợi cao nhất, thứ nhì là nuôi cá xen lúa và thấp nhất là nuôi cá vụ 3. Còn đối với VA/IC cũng như thế cá vụ 3 VA/IC đạt 0,67 lần, còn đối với cá xen lúa thì cao hơn đạt 1,27 lần và cao nhất là cá nuôi ao hồ là 2,07 lần. Tuy nhiên do thời gian nuôi của 3 loại hình trên là khác nhau. Thời gian nuôi của các hộ nuôi cá vụ 3 là 4 tháng, của các hộ nuôi cá xen lúa là 6-7 tháng, của các hộ nuôi cá ao hồ là 10 tháng. Vì vậy lợi nhuận thu được bình quân trên 1 tháng của các hộ nuôi cá có sự thay đổi về thứ tự cao nhất vẫn là cá nuôi ao hồ với VA/tháng là 14.300 nghìn đồng, thứ 2 là cá nuôi vụ 3 là 10.425 nghìn và thấp nhất là các hộ nuôi cá xen lúa với 6.090 nghìn.
Bảng 3.19: So sánh kết quả, HQKT của các hộ nuôi cá năm 2013 (tính trên 1ha)
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu Cá vụ 3 Cá xen lúa Cá nuôi ao hồ
GO 104.000 76.000 208.000
IC 62.580 33.500 68.000
VA 41.700 42.630 140.300
MI
Đối với đất khoán Đối với đất 64 33.920 37.420 35.000 38.500 61.400 64.900 Pr
Đối với đất khoán Đối với đất 64 28.370 31.970 26.750 30.250 50.450 53.950 IC/1kg cá 24 18 13 VA/1 kg cá 16 22.4 26 VA/tháng 10.425 6.090 14.300 GO/IC 1,67 2,27 3,07 VA/IC 0,67 1,27 2,07
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra)
Khi tính IC/1 kg cá thì ta thấy giá trị này đối với cá vụ 3 là 24 nghìn đồng, đối với cá xen lúa là 18 nghìn đồng và đối với cá nuôi ao hồ là 13 nghìn đồng. Để đạt được 1 kg cá thì người nuôi cá ao hồ phải bỏ ra chi phí thấp nhất và người nuôi cá vụ 3 phải bỏ ra chi phí cao nhất.
Khi tính VA/1kg cá thì lợi nhuận của nuôi cá ao hồ đạt cao nhất với 26 nghìn /kg, thứ 2 là nuôi cá xen lúa là 22,4 nghìn/kg và thấp nhất là nuôi cá vụ 3 là 16 nghìn/kg.
Mặc dù lợi nhuận của nuôi cá xen lúa lớn hơn so với lợi nhuận của nuôi cá vụ 3 tuy nhiên do thời gian nuôi cá vụ 3 chỉ bằng hơn 1 nửa so với thời gian nuôi cá xen lúa vì vậy lợi nhuận ròng của nuôi cá vụ 3 đạt cao hơn. Đó là 1 trong lý do tại sao số hộ và diện tích nuôi cá vụ 3 trong xã lại nhiều hơn nuôi cá xen lúa. Ngoài ra còn có một số lý do khác như:
- Mật độ cá xen lúa thả thấp.
- Các giống lúa canh tác hiện nay phần lớn dễ nhiễm sâu rầy, do đó sử dụng nông dược trong canh tác lúa là điều khó tránh.
- Mức nước trên mặt ruộng đối với canh tác lúa khoảng 10 - 20 cm, với mức nước này sẽ gây ra biến động lớn về một số yếu tố môi trường. Hơn nữa khi lá lúa ngập nước phân hủy sẽ làm tiêu hao oxy trong nước ảnh hưởng xấu đến cá nuôi.
Phát triển nghề cá là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mang lại hiệu quả nhiều mặt: Xử lý đất hoang hoá, cải tạo ruộng lúa, tận dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương. Nuôi cá đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông xóm, thúc đẩy ngành nông lâm thuỷ sản phát triển, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông xóm. Nghề cá mang lại lợi nhuận cao hơn so với trồng lúa, vì vậy cần có các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng giống cá để nghề cá tại địa phương có những bước phát triển xa hơn trong tương lai.
3.4.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội
Nâng cao hiệu quả sản xuất nghề cá góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ trong nông thôn, nhờ phát triển nghề cá đặc biệt là nuôi cá vụ 3 mà nhiều lao động dư thừa sau mùa vụ ở các nông hộ được giải quyết, số lượng lao động thất nghiệp đã được thu hút khá cao, họ đã có việc làm và thu nhập tương đối ổn định. Do đó, đã làm giảm được các tệ nạn xã hội, thu hút dân cư sống tập chung tạo cơ sở phát triển văn hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ dân, sản phẩm của nghề cá được tiêu thụ lưu thông trên thị trường tạo điều kiện thúc đẩy các dịch vụ sản xuất phát triển, góp phần làm thay đổi nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Cải tạo môi trường sinh thái theo hướng phát triển môi trường sinh thái bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Phát triển sản xuất nghề cá không những đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của vùng mà còn tăng thu nhập. HQKT được nâng
cao, thu nhập của người dân tăng lên, nhiều hộ gia đình có thu nhập ổn định từ nghề cá, nông dân được sống trong điều kiện đầy đủ hơn, con cái được đi học và tiếp cận với khoa học kĩ thuật hiện đại hơn, đời sống dân trí được nâng lên.
3.4.2.3. Hiệu quả về mặt môi trường
Nuôi cá giúp tận dụng được chất thải từ ngành chăn nuôi và tận dụng được chất thải từ ngay chính bản thân loài cá, phân của loài cá này là nguồn thức ăn cho loài cá khác. Ngoài ra việc nuôi cá theo nhiều tầng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ nhau về nguồn thức ăn vừa tiết kiệm chi phí vừa giảm ô nhiễm môi trường.
3.4.3. Ý kiến của các chủ nông hộ về những khó khăn và ngưyện vọng để phát triển kinh tế chăn nuôi trên địa bàn xã Trung Sơn.
Bảng 3.20: Tổng hợp những khó khăn, nhu cầu, nguyện vọng của các chủ nông hộđiều tra Chỉ tiêu Cá vụ 3 Cá xen lúa Cá nuôi ao hồ Tổng hợp Tổng số ý kiến Tỷ lệ (%) A. Những khó khăn chủ yếu Do thiếu đất
Thủy lợi chưa đáp ứng 16 7 8 31 77,5
Thiếu vốn 9 4 9 22 55
Khó tiêu thụ sản phẩm 2 0 2 4 10
Thiếu hiểu biết về KHKT 16 6 12 34 85
Thiếu thông tin thị trường 6 2 3 11 27,5
Cơ chế chính sách của nhà nước còn
thiếu thông thoáng 15 5 13 33 82,5
B. Nguyện vọng về chính sách của Nhà nước
Được vay vốn ngân hàng 7 3 2 12 30
Được hỗ trợ DV giống 8 4 9 21 52,5
Được hỗ trợ đào tạo kiến thức 14 6 14 34 85
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng trên ta thấy: Đa số khó khăn của người dân là vấn đề nâng cao trình độ, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất (85%), thủy lợi chưa đáp ứng (77,5%), cơ chế chính sách của nhà nước đã thông thoáng hơn tuy nhiên vẫn
còn nhiều hạn chế (82,5%), vấn đề vốn đầu tư sản xuất cũng là 1 vấn đề bức xúc vì các ngân hàng cho vay với lãi suất cao so với tình hình thu nhập của nông hộ, thời gian phải trả vốn ngắn gây khó khăn cho chủ hộ, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ do chất lượng cá sau thu hoạch không đồng đều.
Nguyện vọng của chủ nông hộ là nâng cao kiến thức để phát triển kinh tế ngày càng tốt hơn. Do đa phần chủ hộ đều là nông dân, trình độ học vấn thấp, không có chuyên môn chuyên ngành nên việc xây dựng, quản lý và phát triển nghề cá còn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy việc tổ chức các lớp bổ túc, tập huấn KHKT, kỹ năng quản lý được các chủ nông hộ rất ủng hộ. Vấn đề thị
trường đang là vấn đề cực kỳ nan giải, hầu hết người dân đều chưa hiểu sâu về
thị trường nên gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ cũng như mua bán sản phẩm. Việc tìm hiểu, cung cấp thông tin thị trường và tập huấn đào tạo chủ hộ tự thu thập thông tin thị trường đang là yêu cầu cấp bách của xã.
Chương 4
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ NUÔI CÁ TẠI XÃ TRUNG SƠN
4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ nuôi cá tại xã Trung Sơn xuất cho các hộ nuôi cá tại xã Trung Sơn
4.1.1. Quan điểm
Nghề nuôi cá không chỉ đem lại nguồn thực phẩm mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cho một bộ phận người dân trong xã; khẳng định hướng đi phù hợp, khai thác tiềm năng ao, hồ, ruộng trũng. Từ thành công của những hộ nuôi cá khẳng định nghề cá là phù hợp với những điều kiện của nông dân về mặt ao, ruộng nuôi, kỹ thuật, vốn, hiệu quả kinh tế. Mặt khác, còn góp phần vào mục tiêu đa dạng hóa vật nuôi thủy sản, tạo thêm công ăn việc làm, giải quyết lao động nhàn rỗi ở địa phương. Để nghề nuôi cá nước ngọt phát triển bền vững, thực sự đem lại hiệu quả, cần nắm vững các quan điểm sau:
- Khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên mặt đất, mặt nước phục vụ nuôi cá.
- Phát triển sản xuất cá theo định hướng thị trường, trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ.
- Phát triển vùng nuôi cá theo hướng mở, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi sang nuôi các loại cá khác nhau. Bên cạnh đó, phải chú trọng đến các vấn đề an sinh xã hội và bảo vệ môi trường trong các vùng quy hoạch.
- Phải thật sự coi việc nuôi thủy sản nói chung và nghề nuôi cá nói riêng là lĩnh vực kinh tế quan trọng của địa phương. Tập trung phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất sẵn có của địa phương để huy động các nguồn lực đầu tư.
4.1.2. Định hướng phát triển
- Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng quy trình tiến bộ khoa học để nuôi cá năng suất cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường, ưu tiên đầu tư ở vùng có cấp độ thích nghi tốt, khá.
- Trong quá trình phát triển vùng sản xuất tập trung các xóm có thể chủ động điều chỉnh diện tích quy hoạch giữa các vùng nuôi trên địa bàn nhưng đảm bảo tổng diện tích vùng nuôi không vượt quá tổng diện tích quy hoạch và chỉ được điều chỉnh diện tích giữa vùng thích nghi tốt và thích nghi khá, không điều chỉnh diện tích từ vùng thích nghi tốt, khá sang vùng thích nghi trung bình.
-Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn, khuyến khích sử dụng thức ăn có nguồn gốc tự nhiên, đào tạo các chủ hộ nuôi cá cách chế biến thức ăn từ các chế phẩm sinh học, kết
hợp thức ăn công nghiệp để tạo ra sản phẩm cá có năng suất và chất lượng cao.
- Tiếp tục hướng đến nhóm nông dân nuôi cá gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất để giảm thiểu rủi ro, đạt được năng suất cao.
4.1.3. Mục tiêu phát triển
Khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng, nhất là đất bãi bồi ven sông Lam để nuôi cá. Bố trí một cách hợp lý và đồng bộ hệ thống hạ tầng cơ sở tại các vùng nuôi tập trung trên cơ sở khoa học và điều kiện kinh tế - xã hội của từng xóm nhằm hạn chế các rủi ro về môi trường, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ, tránh sự xung đột giữa các ngành kinh tế, hướng tới một nền sản xuất sạch, an toàn và bền vững.
4.2. Giải pháp phát triển kinh tế của các hộ nuôi cá trên địa bàn xã Trung Sơn.
4.2.1. Giải pháp về vốn và chính sách đầu tư
Thực tế, mấy năm vừa qua, việc tiếp cận vốn ngân hàng của các hộ nuôi cá nhỏ lẻ rất khó. Hiện tại không có một chính sách nào của nhà nước để hỗ trợ người dân trong xã phát triển nghề cá vì vậy khó khuyến khích người dân mở rộng quy mô theo hướng tập trung. Trong khi đó được biết diện tích ruộng trũng và đất bỏ hoang tại xã Trung Sơn vẫn còn rất lớn, phần lớn người dân cũng rất mặn mà với nghề nuôi cá, nên khi có chính sách hỗ trợ hợp lý, đến tận tay người nuôi thì chắc chắn không ai bỏ lỡ cơ hội làm giàu chính đáng. Vì vậy yêu cầu đối với nhà nước và chính quyền bây giờ là chính quyền địa phương cần liên kết chặt chẽ với các tổ chức, ngân hàng như ngân hàng phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội để mở rộng mạng lưới tín dụng cho nông dân, cho vay với quy trình và thủ tục đơn giản để tạo điều kiện cho các hộ có khả năng vay vốn để tăng nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, giúp các nông hộ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư phương tiện, cơ sở vật chất. Để giúp nghề cá tiếp tục được phát triển và mở rộng, các cấp chính quyền cần tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân được vay vốn mở rộng sản xuất với hình thức cho vay đơn giản bởi người nông dân của chúng ta luôn e ngại trước những thủ tục rườm rà, phức tạp. Có một hình thức vay vốn sản xuất đơn giản mà xã nên áp dụng đó là: Vay vốn thông qua hộ nông dân trong từng xóm, vốn vay nhỏ nhưng không cần tài sản thế chấp, lãi vay thấp, hình thức này phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ.