Giải pháp về kĩ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá trên địa bàn xã Trung Sơn - huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An. (Trang 59)

3. Ý nghĩa của đề tài

4.2.2. Giải pháp về kĩ thuật

4.2.2.1. Giải pháp về giống và thức ăn

Giải pháp về giống: Trung Sơn là một xã có diện tích nuôi cá lớn ở trong huyện, tuy vậy vấn đề đầu vào vẫn còn khó khăn: Giống chưa đảm bảo chất lượng lẫn số lượng, xuất xứ giống chưa rõ ràng. Trên địa bàn chưa có trại giống nên không cung cấp đủ và kịp thời dể sản xuất. Vì vậy cần xây dựng trại giống giúp kiểm tra chặt chẽ chất lượng con giống nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi.

Ngoài ra về phía bà con nông dân nên mua con giống ở những cơ sở tin cậy và qua kiểm dịch nhằm đảm bảo tôm sạch bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt.

Giải pháp về thức ăn: Cho ăn hợp lí đúng quy trình phát triển, nên cho ăn thức ăn công nghiệp lẫn thức ăn tươi để nâng cao năng suất, cho lượng thức ăn tươi (phân, cỏ…) phù hợp với mật độ cá tránh ô nhiễm môi trường nước.

4.2.2.2. Giải pháp về công tác khuyến nông

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, khuyến nông là cầu nối giữa khoa học và thực tiễn của sản xuất. Khuyến nông giúp người dân phát triển nuôi cá. Khuyến nông giúp khuyến cáo người dân thả với mật độ thích hợp, phù hợp với cơ sở hạ

tầng của vùng nuôi, trình độ kỹ thuật và khả năng đầu tư của người dân. Sớm ban

hành lịch thời vụ, phối hợp với các xã nuôi cá để chỉ đạo việc thả giống theo chỉ đạo. Tăng cường công tác kiểm tra tình hình dịch bệnh trên diện rộng.

Công tác khuyến nông có phát triển thì mới có điều kiện thúc đẩy nghề nuôi cá tại địa phương phát triển. Những năm vừa qua công tác này được xã đặc biệt quan tâm nên kết quả của các lớp tập huấn và số lượng người tham gia tập huấn kỹ thuật cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, mạng lưới khuyến nông của xã chưa có, vì vậy

nhiều hộ nuôi còn lung túng khi có bất thýờng xảy ra ảnh hýởng không tốt ðến kết

quả sản xuất. Trong những nãm tới, ðể ðýa nghêÌ caì của xaÞ phát triển thì yêu cầu đặt ra cho công tác khuyến nông là:

- Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật nuôi cá phù hợp với tình hình thực tế sản xuất cho nông dân. Cán bộ kỹ thuật chuyên ngành tỉnh, huyện xã, phối hợp trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nông dân về cải tạo ao đầm, quản lý môi trường ao nuôi, thức ăn, thuốc phòng, trị bệnh cá và chế phẩm sinh học phục vụ cho nuôi cá.

- Khuyến nông phải tổng kết được mô hình, điển hình từ đó nhân ra diện rộng. Khuyến nông vừa nắm bắt được khoa học cơ bản chung, vừa nắm được mô hình, điển

hình chung nuôi cá thế giới, trong nước, trong tỉnh đồng thời phải nắm được tình hình nuôi cá của từng huyện, từng vùng và từng đầm để khi có vấn đề phát sinh trong sản xuất liên quan đến kỹ thuật nuôi là có thể giải quyết được cho người nuôi.

- Xây dựng mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư đồng bộ từ tỉnh, huyện đến cơ sở để thuận tiện cho việc theo dõi hướng dẫn người dân ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong nuôi trồng và sản xuất.

- Tăng cường nguồn vốn cho công tác nghiên cứu khoa học về giống mới, công nghệ nuôi mới, các loại chế phẩm sinh học phục vụ cho nuôi theo hướng sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để đạt được những yêu cầu đó thì đòi hỏi các cấp, các ngành cần phải quan tâm hơn nữa tới công tác khuyến nông, khuyến ngư của tỉnh. Phải củng cố lại công tác khuyến nông từ cấp tỉnh đến các huyện, xã. Mỗi huyện, xã có diện tích nuôi cá lớn cần thành lập hội nuôi cá và có nội dung hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy nghề cá phát triển.

4.2.2.3. Các giải pháp về tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ và quản lý cho các chủ hộ và người lao động trong các hộ

Nhân tố con người và nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu, có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nuôi cá. Từ thực trạng phân tích trên, để cho kinh tế các hộ nuôi cá phát triển và mang lại hiệu quả cao, rất cần thiết phải đặt vấn đề tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ hộ và những người lao động làm việc trong các hộ.

Việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho các chủ hộ cần tập trung vào những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh, về cách tiếp cận với kinh tế thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ mới, cách lập và thực hiện các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án vay vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương pháp quản lý và hạch toán kinh tế trong nông hộ… Trước mắt cần thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại năng lực trình độ thực tế của chủ hộ và các vấn đề mà họ quan tâm để có kế hoạch mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho phù hợp, nội dung tập huấn, bồi dưỡng tập trung vào kỹ thuật canh tác các cây trồng, vật nuôi cụ thể và nghiệp vụ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hộ.

Về căn bản địa phương phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực nông xóm, nông nghiệp nói chung và cho phát triển nghề cá nói riêng. Đây là việc làm hết sức cần thiết để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông xóm phát triển. Về hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cần kết hợp đa dạng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhưng về chủ đạo nhà nước phải có chương trình, dự án quốc gia về phát triển nguồn nhân lực cho khu vực nông xóm nông nghiệp, trong đó đối tượng

hưởng lợi có cả các nông hộ.

Đối với lao động làm thuê trong các hộ cũng phải được đào tạo, bồi dưỡng thành những lao động có kỷ luật, kỹ thuật và tay nghề vững vàng. Đồng thời Nhà nước cần có các quy định ràng buộc chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ giữa chủ hộ và

người làm thuê trong các hợp đồng lao động để các bên hoàn toàn thoả mái, yên

tâm dưới sự bảo vệ của pháp luật Nhà nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá trên địa bàn xã Trung Sơn - huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An. (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)