3. Ý nghĩa của đề tài
3.2.9. Phòng chống dịch bệnh trong các hộ nuôi cá
Bảng 3.12: Các loại bệnh thường gặp ở cá tại các hộ điều tra Loại bệnh Tỷ lệ mắc bệnh Tỷ lệ chết Cách chữa Bệnh do trùng mỏ neo. 46,6- 66,6% Có thể lên đến 100%
Kiểm tra cá trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có trùng mỏ neo ký sinh dùng thuốc tím 10-25g/ m2 tắm trong một giờ. Trị bệnh có thể dùng lá xoan liều lượng 0,3-
0,5kg/m2 nước. Hoặc phun diptrex
Đốm đỏ 30-40% - Cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do vi khuẩn: cá bị bệnh từ 1 - 2 tuần có thể chết với tỉ lệ từ 30 - 40%. - Còn với cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do vi rút: Nếu cá bị bệnh 3 - 5 ngày có thể chết và tỉ lệ chết từ 60 - 80% nhiều ao tỉ lệ chết 100%.
Nếu cá bị bệnh xuất huyết do vi rút (không có biện pháp trị bệnh): Nên
khoanh vùng để tiêu huỷ đàn cá bệnh và
có biện pháp tẩy trùng ao nuôi kịp thời tránh bệnh lây lan sang những vùng nuôi xung quanh.
Đối với bệnh xuất huyết do vi khuẩn: Chúng ta có thể sử dụng một trong các loại thuốc để phòng, trị cho cá như: Thuốc KN - 04- 12 cho cá ăn 3 ngày liên tục, liều lượng 2g thuốc/kg cá/ ngày, để phòng bệnh hoặc 6 - 10 ngày liên tục, liều lượng 4g thuốc/kg/ngày. Thuốc Tiên Đắc 1 dùng 10g thuốc/40kg cá cho ăn trong 3-4 ngày liên tục vào các tháng 3, 5 và tháng 8, 10 hoặc dùng 50g thuốc/40kg cá cho ăn liên tục từ 3 - 5 ngày.
Qua điều tra ta thấy hai bệnh thường gặp nhất ở cá là bệnh đốm đỏ và bệnh trùng mỏ neo, tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết của 2 bệnh này rất cao.
- Nguyên nhân cá bị bệnh: Cá mắc bệnh là kết quả tương tác giữa ba nhân
tố: Môi trường - Tác nhân gây bệnh - Ký chủ (bản thân cá).
+ Yếu tố môi trường: Sự biến động lớn về nhiệt độ, pH, và hàm lượng oxy
Tác nhân gây bệnh: bao gồm bệnh truyền nhiễm (virus, vi khuẩn, nấm), bệnh ký sinh trùng (nguyên sinh động vật, giun sán, giáp xác...), và các sinh vật gây nguy hiểm cho cá (côn trùng nước, cá dữ, rắn, ếch, chim,...) làm tổn thương đến cá tạo điều kiện cho bệnh ký sinh hay bệnh truyền nhiễm phát triển.
+ Yếu tố ký chủ: Sức đề kháng của cá đối với bệnh.
+ Yếu tố con người - kỹ thuật nuôi: Vận chuyển, đánh bắt làm tổn thương cá, quản lý chăm sóc không tốt, mật độ thả nuôi quá cao.
- Để hạn chế dịch bệnh xảy ra cho cá cần làm tốt các khâu:
+ Cải tạo ruộng nuôi: Nhằm hạn chế mầm bệnh phát triển và tạo môi trường thuận lợi cho cá phát triển.
+ Chọn giống tốt và xử lý cá: Không nên thả cá mật độ quá dầy, tốt nhất thả 1-2 con/m2. Cỡ cá thả từ 150 - 250 con/kg; cá khoẻ, không dị hình, không bị xây sát. Cá khi mới mang về tắm trong nước muối, pha 15 g muối trong 1 lít nước, ngâm cá trong 15 phút (lưu ý không được để cá thiếu oxy trong khi đang ngâm cá).
+ Chuẩn bị tốt vào thời điểm giao mùa hay mùa mưa bão: Vào thời điểm giao mùa khả năng chống bệnh của cá yếu, các mầm bệnh dễ phát triển, cá dễ bị nhiễm bệnh. Bón vôi quanh bờ vào đầu mùa mưa, dọn cỏ quanh bờ.
+ Thay nước: Khi thay nước cần lưu ý phải đảm bảo nguồn nước tốt, chỉ thay nước khi cần thiết để tránh làm sốc cá; mỗi lần thay chỉ nên thay khoảng 20 - 30% tổng lượng nước trong ruộng nuôi.
+ Chăm sóc cá tốt để tăng sức đề kháng bệnh: Cho cá ăn đầy đủ về số lượng thức ăn cũng như thành phần dinh dưỡng phải đảm bảo. Vào những ngày thời tiết xấu nên giảm lượng cho ăn và tăng cường thức ăn giàu dinh dưỡng.