Kết quả phân lập vi khuẩn từ phủ tạng của lợn mắc VRHT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của lợn con theo mẹ mắc bệnh viêm ruột hoại tử do clostridium perfringens và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 43)

- Lên men đường (Fructose, Lactose, Maltose, Glucose,

3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn từ phủ tạng của lợn mắc VRHT

Lợn tiêu chảy do vi khuẩn gây ra thường gặp ở lợn con bao gồm: E.coli, Salmonella, C. perfringens… trong đó vi khuẩn C. perfringens luôn là tác nhân nguy hiểm nhất, đe dọa nghiêm trọng tới hiệu quả chăn nuôi lợn của các nông hộ.

Để biết chính xác tiêu chảy ra máu ở lợn con dưới 30 ngày tuổi tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang có phải do vi khuẩn C. perfringens gây ra hay không? Chúng tôi

đã tiến hành phân lập vi khuẩn C. perfringens từ các mẫu bệnh phẩm của lợn dưới 30 ngày tuổi bị tiêu chảy ra máu.

Cách tiến hành: Lấy mẫu máu của 30 con trong tổng số 67 con bị chết nghi do mắc VRHT để kiểm tra dương tính với C. perfringens. Sau khi kiểm tra dương tính, chúng tôi tiến hành mổ khám và lấy mẫu ở gan, lách, ruột non và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

ruột già để kiểm tra dương tính với C. perfringens. Các mẫu lấy có bệnh tích và tổn thương điển hình như: ruột căng phồng, thành ruột mỏng và xuất huyết; Gan nhão, tụ huyết; lách nhồi huyết, tụ huyết. Kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra dương tính với C. perfringens

Ngày tuổi Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu dương tính (mẫu) Tỷ lệ (%) SS - 7 15 13 86,67 7 - 14 5 4 80 14 - 21 5 3 60 21 -30 5 3 60 Tính chung 30 23 76,67

Số liệu bảng 3.3 cho thấy: Có 23 mẫu dương tính với C. perfringens trong tổng số 30 mẫu kiểm tra, chiếm tỷ lệ 76,67%. Trong đó, số mẫu của giai đoạn sơ

sinh đến 7 ngày tuổi dương tính với C. perfringens cao nhất (86,67%), tiếp đến là giai đoạn 7 - 14 ngày tuổi (80%), thấp nhất ở giai đoạn 14 - 21 ngày tuổi và giai

đoạn 21 - 30 ngày tuổi (60%).

Từ 23 mẫu dương tính với C. perfringens chúng tối tiến hành phân lập vi khuẩn C. perfringens trong lách, gan, ruột non và ruột già. Kết quả phân lập được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả phân lập vi khuẩn C. perfringens trong bệnh phẩm của lợn bị tiêu chảy Bệnh phẩm Số mẫu kiểm tra (n = 23) Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Lách 23 7 33,33 Gan 23 10 40 Ruột non 23 20 86,67 Ruột già 23 23 100

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

Số liệu ở bảng 3.4 cho thấy:

- Tỷ lệ phân lập C. perfringens đều thấy ở gan, lách, ruột non và ruột già. Tỷ

lệ phân lập C. perfringens được ở ruột già chiếm tỷ lệ cao nhất (100%), tiếp đến là ở

ruột non (86,67%), ở gan (40%) và thấp nhất là ở lách (33,33%).

Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy, lợn con bị tiêu chảy ra máu tại huyện Việt Yên do vi khuẩn C. perfringens gây ra. Điều này đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của vi khuẩn C. perfringens trong nguyên nhân gây tiêu chảy ra máu ở

lợn từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi tại Việt Yên.

Kết quả nghiên cứu của Taylor D.J, Bergeland.M.E (1986), Nguyễn Ngọc Nhiên, Trần Thị Hạnh và cs. (1996), Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996) cũng khẳng định: vi khuẩn yếm khí

C. perfringens là nguyên nhân đặc biệt nguy hiểm, gây bệnh viêm ruột hoại tử

cho lợn con giai đoạn theo mẹ và các bệnh xảy ra trầm trọng đối với lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho đến dưới 1 tuần tuổi.

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2005, tác giả Nguyễn Văn Sửu cho biết đã phân lập được C. perfringens trong bệnh phẩm của bê chết vì tiêu chảy với tỷ lệ 63,64% (ruột già, gan); 36,36% (ruột non); 18,18% (hạch) và 9,09% ở

lách. Lê Văn Tạo và cs (2006) đã phân lập được C. perfringens trong 9/10 mẫu chất chứa ruột, 6/10 mẫu gan lấy từ trâu, bò chết đột ngột ở các tỉnh phía Bắc. Các tác giả cho rằng vi khuẩn C. perfringens cư trú thường trực ở ruột của trâu bò, sản sinh

độc tố xâm nhập vào máu, đến cư trú và gây bệnh tích ở gan và một số cơ quan phủ

tạng khi trâu, bò bị bệnh.

Kết quả của chúng tôi cao hơn so với các tác giả khác, nguyên nhân là do các bệnh phẩm được chúng tôi đem phân lập đều được lấy từ những lợn bị tiêu chảy ra máu. Do đó, có thể kết luận chắc chắn rằng lợn con dưới 30 ngày tuổi bị tiêu chảy ra máu là mắc bệnh VRHT do vi khuẩn C. perfringens gây ra.

Mỗi loại vi khuẩn có một số đặc tính sinh vật hóa học khác nhau. Việc giám

định các đặc tính này của các chủng vi khuẩn nhằm phân loại và xác định đúng loài, trên cơ sở đó có những nghiên cứu tiếp theo. Kết quả này được trình bày ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Bảng 3.5. Kết quả giám định đặc tính sinh học của các chủng C. perfringens

phân lập được STT Các đặc tính Số lượng chủng Kết quả giám định 1 Hình thái khuẩn lạc 10 Tròn, gọn, màu trắng, hơi vàng, có mặt vồng đặc trưng

2 Hình thái vi khuẩn 10 Trực khuẩn

3 Gram 10 +

4 Dung huyết 10 +

5 Di động 10 -

6 Phản ứng CAMP ngược 10 +

7 Litmus Milk 10 +

8 Egg Yolk Agar 10 +

9 Sinh H2S 10 +

10 Sinh Indol 10 -

Ghi chú: (-): phản ứng âm tính (+): phản ứng dương tính

Số liệu bảng 3.4 cho thấy: các chủng vi khuẩn C. perfringens phân lập

được đều mang đặc tính sinh học giống như tài liệu kinh điển đã mô tả (Eman và Meghawery, 2007; Mainil và cs, 2006; Quinn và cs, 2001). 100% các chủng vi khuẩn phân lập được từ phủ tạng ở lợn con dưới 30 ngày tuổi bị tiêu chảy ra máu là trực khuẩn, bắt màu Gram (+). Các chủng vi khuẩn C. perfringens được giám định đều tạo dung huyết kép khi nuôi cấy trên môi trường thạch máu, có khả năng sinh H2S, không có khả năng di dộng và không sinh Indol, có hoạt tính men Lecithinase khi nuôi cấy trên môi trường thạch lòng đỏ trứng và phản ứng CAMP ngược dương tính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của lợn con theo mẹ mắc bệnh viêm ruột hoại tử do clostridium perfringens và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)