- Chẩn đoán lâm sàng: dựa vào triệu chứng lâm sàng, các đặc điểm dịch tễ học và bệnh tích đặc trưng (bệnh thường chỉ xảy ra ở lợn con từ 1 - 30 ngày tuổi, nặng nhất là lứa tuổi từ 1 - 7 ngày với các hội chứng điển hình: ỉa chảy ra máu, xuất huyết, lợn chết đột ngột và hoại tử ruột).
- Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm: bệnh dễ nhầm lẫn với một số bệnh như
cầu trùng lợn (do Isospora suis), bệnh do Rotavirus, bệnh PED, bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm do virus TGE… do đó cần lấy mẫu bệnh phẩm (thường là đoạn ruột non còn nguyên của lợn bệnh) để phân lập và xác định độc tố của vi khuẩn hoặc lấy ruột để làm tiêu bản chẩn đoán tổ chức học.
Các bước tiến hành trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán bệnh do C. perfingens gây ra:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
+ Lấy bệnh phẩm: bệnh phẩm thường lấy là chất chứa ở ruột của gia súc chết hoặc phân gia súc nghi mắc bệnh. Mẫu bệnh phẩm cần vận chuyển ngay đến phòng thí nghiệm trong điều kiện yếm khí.
+ Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn trên các môi trường thích hợp: căn cứ vào tính chất mọc của vi khuẩn trên các môi trường để kết luận.
+ Làm tiêu bản, nhuộm Gram, soi kính quan sát hình thái, tính chất bắt màu của vi khuẩn.
+ Giám định các đặc tính sinh hóa của vi khuẩn: khả năng lên men đường, phản ứng Catalase, Urease, khả năng sinh Indol, H2S…
+ Một sốđặc tính sinh hóa của vi khuẩn C. perfingensđược trình bày ở bảng sau: