- Lên men đường (Fructose, Lactose, Maltose, Glucose,
3.3. Kết quả triệu chứng lâm sàng của lợn mắc VRHT
Biểu hiện lầm sàng của con vật bị bệnh là yếu tố hàng đầu để phản ánh tình trạng và mức độ bệnh. Ở trạng thái khỏe mạnh con vật nhanh nhẹn, béo tốt, da căng, lông mượt và tính thèm ăn cao. Khi con vật mắc bệnh thường có biểu hiện bên ngoài là gầy yếu, lông xù, da thô, mệt mỏi ủ rũ và tính thèm ăn giảm. Ngoài các biểu hiện chung như trên, con vật ốm còn có những biểu hiện đặc trưng riêng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
của từng bệnh.
Do vậy, việc theo dõi các biểu hiện lâm sàng của con vật mắc bệnh sẽ giúp cho việc đánh giá tiên lượng bệnh và xây dựng phác đồ điều trị thích hợp để đem lại hiểu quảđiều trị cao.
Đểđánh giá được tình trạng bệnh và mức độ bệnh của những con lợn bị tiêu chảy ra máu, chúng tôi tiến hành theo dõi những biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh.
Theo dõi biểu hiện lâm sàng ở 23 lợn con dưới 30 ngày tuổi mắc VRHT do C. perfringens chúng tôi thu được kết quảở bảng 3.6.
Số liệu bảng 3.6 cho chúng ta thấy lợn con mắc bệnh VRHT có các triệu chứng điển hình như: nước tiểu đặc sánh, tiêu chảy kéo dài phân nhão có lẫn máu và các mảng niêm mạc hoại tử (100%), lợn sút cân, gầy gò (86,96%), lười bú, bỏ ăn, giảm ăn (82,61%), da khô, lông xù, xơ xác (78,26%) và ủ rũ, mệt mỏi, chậm chạp (73,91%). Sở dĩ lợn bệnh có các biểu hiện lâm sàng như vậy theo chúng tôi là khi lợn bị viêm ruột ỉa chảy thì số trực khuẩn C. perfringens tăng lên nhanh chóng và sinh ra nhiều độc tố, cùng với một số vi khuẩn có hại khác trong đường tiêu hóa gây loạn khuẩn đường ruột và ỉa chảy đồng thời gây độc cho cơ thể.
Bảng 3.6. Biểu hiện lâm sàng ở lợn từ 1 - 30 ngày tuổi mắc VRHT Các biểu hiện lâm sàng Số lợn bệnh có biểu hiện (con) (n = 23) Tỷ lệ lợn biểu hiện các triệu chứng (%) Lười bú, giảm ăn, bỏăn 19 82,61 Da khô, lông xù, xơ xác 18 78,26 Ủ rũ, mệt mỏi, chậm chạp 17 73,91
Tiêu chảy kéo dài 23 100
Phân nhão, lẫn máu và các
mảng niêm mạc ruột 23 100
Sút cân, gầy gò 20 86,96
Nước tiểu đặc sánh 23 100
Ngoài ra, các độc tố đường ruột gắn vào các thụ thể của tế bào ruột non của lợn gây tổn thương niêm mạc ruột gây ra ỉa chảy ra máu, có lẫn các mảng niêm mạc ruột bong tróc và làm biến đổi chức năng sinh lý màng tế bào, làm tăng bài xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
nước và chất điện giải khỏi màng tế bào, nước rút vào ruột nhiều dẫn đến thiếu nước trong mạch quản, khiến tuần hoàn bịảnh hưởng làm cho nước tiểu đặc sánh.
Mặt khác thức ăn trong đường ruột lên men sinh hơi đã tạo ra các sản phẩm
độc như: H2S, Indol, Statol làm ruột căng phồng… Những tác nhân này kích thích vào niêm mạc ruột làm tăng cường nhu động ruột, tăng tiết dịch gây ỉa chảy nhiều và phân loãng.
Độc tố của C. perfringens tác động vào trung khu điều hòa thân nhiệt làm con vật sốt. Khi con vật sốt thì nhiệt độ cơ thể tăng lên, làm cho con vật kém ăn. Rối loạn tiêu hóa cộng với các tế bào ruột non bị tổn thương đã làm giảm việc hấp thu dinh dưỡng đồng thời do ỉa chảy, cơ thể mất nước nhiều qua phân khiến con vật có biểu hiện mệt mỏi, sút cân, gầy yếu.
Hơn nữa, khi con vật kém ăn làm cho lượng nước cung cấp từ ngoài vào cơ
thể giảm, khiến tình trạng thiếu nước của cơ thể càng trở nên trầm trọng, con vật có biểu hiện da khô rõ nhất ở da chân và làm con vật suy kiệt nhanh.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giảĐào Trọng Đạt và cs. (1996), Đoàn Băng Tâm (1987) khi lợn con đi ngoài nhiều lần sẽ dẫn tới tình trạng mất nước, gây rối loạn chức năng sinh lý tiêu hóa, hấp thu của ống tiêu hóa. Tác giả Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng (1997) cho rằng: ở lợn bị tiêu chảy, khả
năng tiêu hóa, khả năng chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng đều giảm nên lợn gầy còm, chậm tăng trọng, dễ dàng mắc các bệnh khác. Theo Phạm Sỹ Lăng (2009), lợn VRHT biểu hiện đặc trưng ở lợn 1 - 3 ngày tuổi là tiêu chảy ra máu, lợn suy sụp đột ngột và chết nhanh, trường hợp không cấp tính thì hiện tượng tiêu chảy phân màu nâu từ 3 - 5 ngày. Kết quả của tác giả Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2006) cũng cho rằng triệu chứng của bệnh thường thể hiện 6 - 24 giờ sau khi ăn thức ăn bị nhiễm C. perfringens. Gia súc biểu hiện đau đột ngột ở vung bụng, tiếp theo là buồn nôn, ỉa chảy nhưng con vật thường không sốt và không nôn mửa.