0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến hiệu suất sử dụng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT BÓN PHÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA TH3 - 7 VỤ XUÂN 2013 TRÊN ĐẤT GIA LÂM, HÀ NỘI (Trang 92 -92 )

dng NPK

Hiệu suất NPK là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón trong sản xuất. Kết quả tính toán hiệu suất NPK trong điều kiện thí nghiệm của giống lúa TH3-7 được thể hiện trong bảng 3.24.

Bảng 3.24. Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến hiệu suất NPK của giống lúa TH3-7 CT NSTT (tạ/ha (kg thóc/kg NPK) Hiu sut NPK P0 42,47 - P1 62,09 16,34 P2 71,24 15,98 P3 78,87 15,17 P4 78,26 14,91

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82

Kết quả tính toán hiệu suất sử dụng NPK của giống lúa TH3-7 ở bảng 3.24 cho thấy, dạng phân bón và lượng phân bón khác nhau ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng NPK. Khi bón với liều lượng NPK thấp, hiệu suất sử dụng NPK cao, sau đó cùng với việc tăng lượng NPK bón thì hiệu suất NPK giảm dần và ở cùng lượng NPK bón nhưng hiệu suất sử dụng NPK của công thức bón phân đơn cao hơn công thức bón phân hỗn hợp.

Hiệu suất sử dụng NPK trong điều kiện thí nghiệm của giống lúa TH3-7 dao

động 14,91 - 16,34kg thóc/kg NPK. Trong đó, hiệu suất sử dụng NPK của giống lúa TH3-7 ở công thức P1 (60N + 30P2O5 + 30K2O, phân đơn) là cao nhất, trung bình là 16,34kg thóc/kgNPK, tiếp đến là công thức P2 (90N + 45P2O5 + 45K2O, phân đơn)

đạt 15,98kg thóc/kg NPK; công thức P3 (120N + 60P2O5 + 60K2O, phân đơn) đạt 15,17kg thóc/kg NPK; và thấp nhất là công thức P4 (120N + 60P2O5 + 60K2O, phân hỗn hợp), đạt 14,91kg thóc/kg NPK.

Kết qu nghiên cu nh hưởng ca dng phân bón và lượng phân bón đến sinh trưởng phát trin và năng sut ca ging lúa TH3-7 v Xuân 2013 cho thy: Trong 5 công thức thí nghiệm công thức có lượng phân bón 120N + 60P2O5 + 60K2O/ha (công thức P3, P4) lúa sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa TH3-7 vụ xuân 2013 trên đất Gia Lâm, Hà Nội chúng tôi rút ra một số kết luận sơ bộ sau:

* Ảnh hưởng của tỷ lệ và dạng phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống lúa TH3-7:

Với lượng bón 120kg N, tỷ lệ N:P:K là 1:0,5:0,5 và 1:0,75:0,75 và dạng phân bón (phân đơn và phân đâu trâu) ảnh hưởng không rõ đến thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số nhánh/khóm, chỉ số diện tích lá và tích lũy chất khô của giống lúa TH3-7.

Tỷ lệ bón N:P:K là 1:0,5:0,5 sâu đục thân và cuốn lá nhỏ cao hơn so với tỷ

lệ bón 1:0,75:0,75. Giữa 2 dạng phân đơn và phân đầu trâu không có sự sai khác về mức độ nhiễm sâu bệnh trong thí nghiệm.

Tỷ lệ N:P:K và dạng phân bón trong thí nghiệm không ảnh hưởng đến năng suất giống TH3-7. Tỷ lệ bón N:P:K là 1:0,5:0,5 cho hiệu suất phân bón (14,80 - 15,35kg thóc/kg NPK) cao hơn so với tỷ lệ bón 1:0,75:0,75 (12,62 - 13,10kg thóc/kg NPK).

* Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống TH3-7:

Dạng phân bón và lượng phân bón ảnh hưởng đến chiều cao cây, tốc độ

tăng trưởng chiều cao cây, số nhánh đẻ và tốc độ đẻ nhánh của giống lúa TH3-7. Thời gian sinh trưởng của công thức không bón phân là ngắn nhất và dài nhất ở

công thức P3 ((120N + 60 P2O5 + 60 K2O)/ha, phân đơn). Chiều cao cây cao nhất

ở mức phân bón (120N + 60 P2O5 + 60 K2O)/ha, trung bình là 110,1cm và thấp nhất là 99,4cm ở công thức không bón phân. Trong 5 công thức thí nghiệm, công thức không bón phân cho số nhánh tối đa và số nhánh hữu hiệu thấp nhất, công thức bón (120N + 60 P2O5 + 60 K2O)/ha có số nhánh hữu hiệu cao nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84

Dạng phân bón và lượng phân bón ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá, khối lượng chất khô tích lũy và tốc độ tích lũy chất khô của giống lúa TH3-7 ở cả 3 thời kỳ theo dõi (đẻ nhánh rộ, trước trỗ, chín sáp).

Khi tăng lượng phân bón có xu hướng làm tăng mức độ nhiễm sâu bệnh hại, đặc biệt khi thay đổi từ không bón phân sang có bón phân. Hai dạng phân bón khác nhau (phân đơn, phân hỗn hợp) không ảnh hưởng đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống lúa TH3-7.

Dạng phân bón và lượng phân bón ảnh hưởng rõ đến số bông/m2, số

hạt/bông và năng suất thực thu của giống lúa TH3-7. Trong 5 công thức thí nghiệm, công thức không bón phân có năng suất thực thu thấp nhất, trung bình

đạt 42,47 tạ/ha, công thức bón phân với lượng (120N + 60 P2O5 + 60 K2O)/ha cho năng suất cao nhất, trung bình đạt 78,87 tạ/ha.

2. Đề nghị

Từ kết quả của các thí nghiệm chúng tôi đề nghị đưa vào áp dụng thử

nghiệm các công thức cho năng suất và hiệu suất sử dụng NPK cao tại một sốđịa

điểm khác trên đất Gia Lâm - Hà Nội.

Để có kết luận chắc chắn trước khi đưa vào xây quy trình canh tác giống lúa TH3-7, cần tiếp tục tiến hành thí nghiệm ở những vụ tiếp theo và trên những vùng đất khác nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1.Quách Ngọc Ân và Lê Hồng Nhu (1995). Sản xuất lúa lai và vấn đề bón cho lúa lai, Báo cáo tại hội thảo về dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội 30/11/1995.

2.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005). Khoa học Công nghệ Nông thôn

và Phát triển nông thôn 20 năm đổi mới. Tập 3. Đất- phân bón. NXB chính trị quốc gia.

3. Nguyễn Văn Bộ (1995). Cơ chế hiệu lực kali bón cho lúa, NXB Nông nghiệp. 4.Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh, Phạm Văn Ba, Cao Kỳ Sơn, Bùi Thị Trâm, Lê Duy Mỳ (1996). Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho lúa lai ở Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 21-37.

5.Nguyễn Văn Bộ, Bùi Huy Hiền, Hồ Quang Đức, Nguyễn Công Vinh, Nguyễn Văn Vấn (2009). Hướng dẫn quản lý dinh dưỡng cho cây lúa theo vùng đặc thù ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp.

6.Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Trọng Thi, Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Chiến (2003).

Bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7.Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2009). Sản xuất lúa gạo Việt Nam - Thành tựu và

thách thức, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện lúa Đồng bằng sông

Cửu Long.

8.Nguyễn Tất Cảnh, Nguyễn Văn Dung (2006). Tưới tiết kiệm nước và bón phân

viên nén trong thâm canh lúa, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 1/2006,

trang 77 - 80.

9.Phạm Văn Cường và Phạm Thị Khuyên và Phạm Văn Diệu (2009). Ảnh hưởng

của liều lượng đạm đến năng suất chất khô ở các giai đoạn sinh trưởng và năng suất

hạt của một số giống lúa lai và lúa thuần, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp - Tập

III, số 5/2009.

10.Phạm Văn Cường và Trần Thị Vân Anh (2006). Ảnh hưởng của liều lượng phân

đạm đến các đặc tính quang hợp và nông học của các giống lúa lai, lúa cải tiến và lúa

địa phương, Báo cáo Khoa học hội thảo Quản lý Nông nghiệp vì sự phát triển Nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86

11.Phạm Văn Cường (2007). Ảnh hưởng của kali đến hiệu suất sử dụng nitơđối với

quang hợp, sinh khối tích lũy và năng suất hạt của lúa lai F1, Hội nghị khoa học quốc

gia về nghiên cứu cơ bản. Trang 441 - 445.

12.Bùi Huy Đáp (1980). Cây lúa Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

13. Bùi Huy Đáp (1985). Văn minh lúa nước và nghề trồng lúa Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 24 - 37, 159 - 175.

14.Trần Văn Đạt (2005). Sản xuất lúa gạo thế giới- hiện trạng và khuynh hướng

phát triển trong thế kỷ 21, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

15.Nguyễn Ngọc Đệ (2008). Giáo trình cây lúa, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr. 34 - 37,109, 149 - 150.

16.Mai Thị Giang (2011). Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân

bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011 tại

huyện Bắc Quang, Luận văn Thạc sỹ ngành Trồng trọt, Trường Đại học Nông Lâm -

Đại học Thái Nguyên.

17.Nguyễn Như Hà (1999). Phân bón cho lúa ngắn ngày thâm canh trên đất phù

sa sông Hồng, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

18.Nguyễn Như Hà, Vũ Hữu Yêm (2000). Sử dụng phân bón N-P-K cho lúa trên

đất phù sa sông Hồng, Kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón ở miền Bắc Việt Nam

(Chương trình hợp tác nghiên cứu Norsk Hydro Đông Dương - Đại học Nông nghiệp I Hà Nội), tr. 120-131.

19.Nguyễn Như Hà (2005). Xác định lượng phân bón cho cây trồng và tính toán

kinh tế trong sử dụng phân bón, Chương 3, trong sách Bài giảng cao học, Nguyễn Như

Hà (biên tập), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

20.Nguyễn Như Hà (2006). Nghiên cứu mức phân bón và mật độ cấy thích hợp cho

lúa chịu hạn tại Hà Giang, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp (4 + 5), Trường

Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, tr. 135-138.

21.Nguyễn Như Hà (2006). Giáo trình bón phân cho cây trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.19 - 33.

22.Đỗ Nguyên Hải và Đỗ Thị Hải (2007). Nghiên cứu trường hợp sử dụng phân

đạm cho lúa và một số vấn đề liên quan đến tích luỹ NO3

và NH4+ trong vụ xuân ở xã

Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Báo cáo tại hội thảo quốc tế lúa lai và hệ sinh thái nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87

23.Nguyễn Văn Hoan (2006). Cẩm nang cây lúa, NXB Lao động.

24. Nguyễn Văn Hoan (2009). Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

25.Võ Minh Kha (1996). Hướng dẫn thực hành bón phân cho lúa, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

26.Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2005). Giáo trình phương pháp thí nghiệm,

NXB Nông nghiệp.

27.Nguyễn Thị Lẫm (1994). Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến sinh trưởng, phát

triển và năng suất của một số giống lúa, Luận án thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Viện

Khoa học kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

28.Nguyễn Thị Lẫm, Hoàng Văn Phụ, Dương Văn Sơn, Nguyễn Đức Thạnh (2003).

Giáo trình cây lương thực, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

29.Niên giám thống kê 2013. NXB Thống kê Hà Nội.

30. Nguyễn Ngọc Nông (1999). Giáo trình nông hóa học, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr 54 - 72.

31.Mai Văn Quyền (2002). 160 câu hỏi - đáp về cây lúa và kỹ thuật trồng lúa, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

32.Trần Thúc Sơn và Đặng Văn Hiền (1995). Xác định lượng phân bón cho lúa trên

đất phù sa sông Hồng để có năng suất cao và hiệu quả kinh tế, Đề tài KN01 - 10, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

33.Trần Thúc Sơn (1996). Nâng cao hiệu quả phân đạm bón cho lúa nước thông

qua quản lý dinh dưỡng tổng hợp, Kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Thổ nhưỡng

Nông hóa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 120 - 140.

34.Nguyễn Công Tạn, Ngô Thế Dân, Hoàng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Trâm, Quách Ngọc Ân (2002). Lúa lai ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

35.H.L.S Tandon và I.J Kimo (1995). Sử dụng phân bón cân đối, Hội thảo hiệu lực phân kali trong mối quan hệ với bón phân cân đối để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

36.Phạm Sĩ Tân (1997). Hiệu quả sử dụng đạm của lúa cao sản ởđồng bằng bằng

sông Cửu Long; phần đóng góp từ đất và từ phân bón, Tạp chí Nông Nghiệp Công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88

37.Nguyễn Hữu Tề và cộng sự (1997). Giáo trình cây lương thực, tập 1, Cây lúa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

38.Lê Vĩnh Thảo (2002). Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển

của giống lúa BM 9855 và IR64 trong vụ Xuân năm 2002, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, tr.1133 - 1134 và 1139.

39.Đỗ Thị Thọ (2004). Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và số dảnh cấy

đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Việt lai 20, Luận văn thạc sĩ nông

nghiệp, trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội.

40.Nguyễn Hạc Thúy (2012). Cần phát huy nội lực của phân bón Việt Nam, Tạp chí Mùa Vàng, số 2, ngày 25/12/2012, trang 24 - 25.

41.Đào Thế Tuấn (1980). Sinh lý ruộng lúa năng suất cao, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

42.Nguyễn Công Vinh (2006). Hỏi - đáp vềđất, phân bón và cây trồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

43.Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2005). Sổ tay phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

44.Vũ Hữu Yêm (1995), Giáo trình phân bón và cách bón phân, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

45.Togari và Matsuo, Sinh lý cây lúa (Nguyễn Văn Uyển và Vũ Hữu Yêm dịch).

46.Yoshida S (1980), Cơ sở khoa học của cây lúa (Trần Minh Thành dịch). NXB TP Hồ Chí Minh.

47.Yoshida S (1985), Những kiến thức cơ bản về khoa học trồng lúa. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

48. Thomas Fairhurst, Christian Witt, Roland Buresh và Achim Dobermann (2008). Cây

lúa - Hướng dẫn thực hành quản lý dinh dưỡng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

49.Nguyen Van Bo, Ernst Muutert, Cong Doan Sat & CS (2003), Banlance Fertilization for Better Crops in Vietnam.

50.Pham Van Cuong (2003), Studies on heterosis in F1 hybrid rice uesing Themo – Sensitive Genic Male Sterile (TGMS) Line – Japanese. Cropsci, p42.

51. Pham Van Cuong, Murayama.S., Ishimime.Y., Kawamistu.Y., Motomura.K. and Tsuzuki.E. (2004), Sterility of Thermo – Sensitive Genic Male Steril Line, Heterosis

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89

for Grain Yield and related Charaters in F1 hybirds rice (oryza sativa L.) plant production Scinece.

52. Nguyen Tri Hoan (2008), Progress of research and development of hybrid rice

Vietnam, 5th International Hybrid Rice Symposium, Changsa, China, September 2008.

53.Ma Guohui and Yuan Longping (2003), ‘‘Hybrid rice achievements and development in China’’, Hybrid rice for food security, Poverty alleviation and

environmental protection, IRRI.

Tài liệu internet

54.Nguyễn Bá Tiếp (2007). Lúa lai và an ninh lương thực trên thế giới”, http://tusach.thuvienkhoahoc.com.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90

PHỤ LỤC I

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM

Ruộng lúa thí nghiệm ở thời kỳ lúa đẻ nhánh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM

Ruộng lúa thí nghiệm ở thời kỳ lúa trỗ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92

PHỤ LỤC II

Kết quả xử lý thống kê một số chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 1

Chiều cao cây cuối cùng, số lá/thân chính

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CC FILE CCTN2 --- --- :PAGE 1

Thiet ke theo kieu split-plot VARIATE V004 CC Chieu cao cay cuoi cung (cm)

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 47.4644 23.7322 8.58 0.018 6 2 DP$ 2 373.195 186.598 32.71 0.005 3 3 Error(A) 4 22.8192 5.70480 2.06 0.204 6

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT BÓN PHÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA TH3 - 7 VỤ XUÂN 2013 TRÊN ĐẤT GIA LÂM, HÀ NỘI (Trang 92 -92 )

×