a. Các chỉ tiêu sinh trưởng
Phương pháp theo dõi: lấy mẫu theo đường chéo 5 điểm, mỗi điểm 2 khóm cốđịnh, 7 ngày theo dõi 1 lần.
- Thời gian sinh trưởng:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
Số nhánh /khóm: đếm số nhánh/khóm qua các lần theo dõi
- Số lá/cây: đếm số lá/thân chính qua các lần theo dõi bằng cách đánh dấu sơn
b. Các chỉ tiêu sinh lý
Theo dõi tại 3 thời kỳ: đẻ nhánh rộ, trước trỗ và chín sáp.
- Chỉ số diện tích lá (LAI): m2 lá/m2đất bằng phương pháp cân nhanh. - Khối lượng chất khô tích luỹ (DM ): g/m2đất bằng phương pháp sấy
c. Chỉ tiêu các yếu tố cấu thành năng suấtvà năng suất
Phương pháp: lấy mẫu theo đường chéo 5 điểm, mỗi điểm 1 khóm. + Số bông/m2
+ Số hạt/bông + Tỷ lệ hạt chắc (%) + P1000 hạt (g).
+ Năng suất lý thuyết
Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = Số bông/m2 x Số hạt chắc/bông x P1000 × 104
+ Năng suất thực thu: bằng năng suất thực thu của toàn bộ ô thí nghiệm ở độẩm 13%.
+ Năng suất sinh vật học: Mỗi ô lấy 5 khóm, phơi khô rơm rạ (không kể
rễ) và cân cùng với thóc. + Hệ số kinh tế:
Hệ số kinh tế =
d. Các chỉ tiêu về sâu bệnh
- Sâu hại: sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ trĩ... - Bệnh hại: khô vằn, bạc lá, đạo ôn...
- Phương pháp: đánh giá sâu bệnh hại theo tiêu chí đánh giá của IRRI, 2002.