Các loại và các dạng phân bón sử dụng cho lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa TH3 - 7 vụ xuân 2013 trên đất gia lâm, hà nội (Trang 29)

Lúa là cây trồng có phản ứng tốt với phân hóa học nên bón phân hóa học cho lúa cho hiệu quả cao. Trong thâm canh lúa, bón phân hữu cơ chủ yếu nhằm

ổn định hàm lượng mùn trong đất, tạo nền thâm canh nên có thể sử dụng các loại phân hữu cơ khác nhau, kể cả rơm rạ lúa sau khi thu hoạch.

Các loại phân đạm thích hợp cho lúa là phân đạm amon, ure. Ure đang trở

thành dạng phân đạm phổ biến đối với lúa nước vì có tỷ lệđạm cao, lại rất thích hợp để bón trên các loại đất thoái hóa. Phân đạm Nitrat có thể dùng để bón thúc ở

thời kỳđòng, đặc biệt hiệu quả khi bón trên đất chua mặn.

Đất chua trồng lúa, bón phân lân nung chảy thường cho kết quả ngang phân supe lân hay có thể cao hơn trong điều kiện ngập nước cung dễ cung cấp cho lúa mà ít bị rửa trôi và còn cung cấp cả silic là yếu tố dinh dưỡng có nhu cầu cao ở cây lúa. Tuy nhiên nếu cần bón thúc lân và trồng lúa trên đất nghèo lưu huỳnh (đất bạc màu bón ít phân hữu cơ) thì phải dùng supe lân.

Loại phân kali thích hợp bón cho lúa là kaliclorua. Ngoài ra, còn thường dùng các loại phân NPK, đặc biệt tốt là loại phân chuyên dùng cho lúa, phù hợp với điều kiện của từng vùng đất trồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

Khả năng chịu chua của cây lúa khá, nhưng ở đất quá chua, cây lúa sinh trưởng kém, có thể do nhôm hòa tan gây ra vì hiện tượng ngộ độc nhôm ít thấy trên các loại đất có pH trên 5,5. Mặt khác, sau khi đưa nước vào ruộng đất có thể

bị chua hơn, nên bón vôi là biện pháp quan trọng ởđất lúa nước quáchua và việc bón vôi phải được kết hợp với một chế độ bón phân hợp lý thì mới thu được kết quả mong muốn nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa TH3 - 7 vụ xuân 2013 trên đất gia lâm, hà nội (Trang 29)