một số sâu bệnh hại chính.
Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng xấu
đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất gạo. Do vậy, trong kỹ thuật thâm canh lúa, phải nắm rõ quy luật phát sinh, phát triển của các loại sâu bệnh hại chính, đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện và có những biện pháp xử lý thích hợp.
Khí hậu nước ta vốn nóng ẩm, mưa nhiều rất thích hợp cho các loại sâu bệnh phát sinh phát triển gây hại. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên giống lúa TH3-7 trong vụ Xuân 2013 được trình bày trong bảng 3.21.
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính của giống lúa TH3-7.
CT
Sâu hại Bệnh hại
Cuốn lá nhỏ
Đục thân Khô vằn Bạc lá Đạo ôn
Đợt 1 Đợt 2 P0 1 1 1 0 0 0 P1 1 1 1 1 1 0 P2 1 3 1 1 1 0 P3 1 3 3 1 1 1 P4 1 3 3 1 1 1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77
Kết quả theo dõi cho thấy, trong điều kiện vụ Xuân 2013, trên giống lúa TH3-7 nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính như: sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn, đạo ôn và bệnh bạc lá. Do thường xuyên kiểm tra, theo dõi và có biện pháp phòng trừ kịp thời nên mức độ gây hại ít.
Kết quả bảng 3.21 cho thấy, đối tượng gây hại chủ yếu trong vụ Xuân 2013 trên giống lúa TH3-7 là sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân. Sâu cuốn lá nhỏ
xuất hiện và gây hại sớm, xuất hiện ngay từ 30 ngày sau cấy. Chúng nhả tơ cuốn lá thành ống rồi nằm trong đó gặm nhấm lá cây làm giảm khả năng và diện tích quang hợp. Đợt 1 lúa đang trong thời kỳđẻ nhánh, sâu cuốn lá xuất hiện với mật
độ thấp và ít gây hại (điểm 1). Đến thời kỳ trước trỗ xuất hiện đợt sâu cuốn lá mới phát sinh, phát triển mạnh hơn. Do phát hiện sớm và phun thuốc kịp thời nên mức độ gây hại của sâu cuốn lá không lớn và vẫn giữ được bộ lá đòng không bị ảnh hưởng. Trong các công thức thí nghiệm, sâu cuốn lá gây hại mạnh nhất ở
công thức P2 ((90N + 45 P2O5 + 45 K2O)/ha, phân đơn), P3 ((120N + 60 P2O5 + 60K2O)/ha, phân đơn), và P4 ((120N + 60 P2O5 + 60 K2O)/ha, phân hỗn hợp) (điểm 3), đây là công thức có lượng phân bón cao, các công thức còn lại ở mức
độ thấp (điểm 1). Mức độ nhiễm sâu đục thân của công thức P3 và P4 (điểm 3) cao hơn các công thức khác (điểm 1). Bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn và bệnh bạc lá phát sinh, phát triển rất ít (điểm 1) hoặc không phát sinh (điểm 0).