Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến các yếu tốc ấu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa TH3 - 7 vụ xuân 2013 trên đất gia lâm, hà nội (Trang 88)

thành năng sut .

Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đầy đủ tình hình sinh trưởng, phát triển trong quá trình sinh sống của cây trồng. Năng suất luôn là chỉ tiêu được quan tâm trong nghiên cứu và chọn tạo giống vì nó quyết định giá trị kinh tế của giống cây trồng. Năng suất lúa được tạo thành từ 4 yếu tố: số bông/đơn vị diện tích, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Các yếu tố này được hình thành trong thời gian khác nhau với những quy luật khác nhau và chịu tác động của các điều kiện khác nhau song chúng lại có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, đểđạt năng suất cao cần có cơ cấu các yếu tố cấu thành năng suất hợp lý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa TH3-7 được thể hiện trong bảng 3.22.

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa TH3-7. CT Số bông/m2 (bông) Số hạt/bông (hạt) TL hạt chắc (%) M1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) P0 200,0c 149,7d 88,50 26,73 42,47d P1 229,3b 161,7c 92,90 26,93 62,09c P2 296,0a 168,0b 92,87 27,00 69,24b P3 314,7a 192,8a 93,21 27,07 78,87a P4 306,7a 189,8a 93,57 27,07 78,26a LSD0,05 28,91 5,67 0,14 2,03 CV% 5,7 1,7 0,3 1,6

Ghi chú: Các số mang chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự

sai khác không có ý nghĩa, các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự

sai khác có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%.

Trong 4 yếu tố cấu thành năng suất thì số bông/m2 là yếu tố có tính chất quyết định nhất và sớm nhất đến năng suất lúa. Kết quả bảng 3.22 cho thấy, số

bông/m2 dao động trong khoảng 200,0 - 314,7 bông/m2. Số bông/m2đạt cao nhất

ở công thức P3 (314,7 bông/m2), P4 (306,7 bông/m2), P2 (296,0 bông/m2), đến công thức P1 (229,3 bông/m2 ), và thấp nhất là công thức P0 (200 bông/m2). Điều này chứng tỏ khi bón phân ở mức thấp làm giảm số bông/m2 khi tăng lượng phân bón tăng thì số bông/m2 tăng lên nhưng khi lượng bón đủ cho nhu cầu của cây thì số

bông/m2 không tăng nữa dù lượng bón tăng lên. Sự khác nhau về số bông/m2 giữa công thức P3, P4 và P2 là không có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95%.

Số hạt/ bông là yếu tố thứ 2 cấu thành năng suất lúa, nó được kiểm soát chặt chẽ hơn bởi yếu tố di truyền. Tuy nhiên, số hạt/ bông nhiều hay ít cũng phụ

thuộc vào số gié, số hoa phân hóa cũng như số gié, số hoa thoái hóa. Các quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực từ lúc làm đòng đến trỗ bông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79

và có chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Do đó, có thể tác động các biện pháp kỹ thuật canh tác đểđiều chỉnh số hạt/bông thích hợp nhất. Kết quả theo dõi cho thấy, số hạt/bông của công thức P3 (192,8 hạt/bông) và P4 (189,8 hạt/bông) là cao nhất và thấp nhất là công thức P0, đạt 149,7 hạt/bông.

Đối với lúa, hạt chắc là những hạt nặng, có tỷ trọng trên 1,06. Tỷ lệ hạt chắc cao làm trọng lượng bông tăng nên năng suất cuối cùng cũng tăng. Tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lượng phân bón, cường độ ánh sáng, nhiệt độ, các điều kiện ngoại cảnh thời kỳ trỗ... Trong vụ Xuân 2013, tỷ lệ hạt chắc của giống lúa TH3-7 đều cao ở tất cả các công thức, dao động từ 88,50% - 93,57%. Trong đó, công thức P4 ((120N + 60P2O5 + 60K2O)/ha, phân hỗn hợp) có tỷ lệ hạt chắc cao nhất (93,57%) và thấp nhất là công thức P0 (không bón phân), đạt 88,50%.

Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng cấu thành nên năng suất lúa và cũng là yếu tố ít biến động nhất, chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi yếu tố di truyền. Kết quả thí nghiệm cho thấy, giữa các công thức có sự biến động rất ít về khối lượng 1000 hạt, dao động từ 26,73g - 27,07g. Sự khác nhau về khối lượng 1000 hạt của các công thức khác nhau là không có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa TH3 - 7 vụ xuân 2013 trên đất gia lâm, hà nội (Trang 88)