Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến sinh trưởng, phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa TH3 - 7 vụ xuân 2013 trên đất gia lâm, hà nội (Trang 73)

phát trin ca ging lúa TH3-7.

Nghiên cứu về quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng giúp con người hiểu rõ hơn vềđời sống và nhu cầu sinh lý của mỗi loài, từđó tác động các biện pháp kỹ thuật hợp lý vào sản xuất để thu được hiệu quả kinh tế cao nhất.

Do vậy, khi nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác trong thâm canh lúa, cụ thể là dạng phân bón và lượng đạm bón, chúng tôi tiến hành theo dõi đặc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

3.2.1.1. Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến thời sinh trưởng của giống lúa TH3-7.

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng là đặc tính của giống nhưng cũng bị biến

động theo mùa vụ và các yếu tố kỹ thuật tác động.

Trong đời sống của mình, cây lúa trải qua hai thời kỳ sinh trưởng chính là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng là thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây lúa, có liên quan đến dự trữ dinh dưỡng và tạo tiền đề cho năng suất lúa về sau. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực quyết

định trực tiếp đến năng suất cá thể và năng suất cuối cùng của ruộng lúa vì nó quyết

định đến số hạt chắc trên bông, độ mẩy của hạt.

Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của giống lúa TH3-7 trong thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và dạng phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống lúa TH3-7 được trình bày trong bảng 3.13.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa TH3-7.

Công thức Tumạổi Thời gian hồi xanh Thời gian đẻ nhánh KTĐN - bắt đầu trỗ Thời gian trỗ bông Thời gian chín Thời gian sinh trưởng P0 21 6 33 34 5 28 127 P1 21 5 35 32 5 30 128 P2 21 5 36 32 5 31 130 P3 21 5 38 31 6 31 132 P4 21 5 37 31 5 31 130

Ở vụ Xuân 2013, sau khi cấy nhiệt độ bình quân ngày thấp nên phải mất 5 - 6 ngày lúa mới hồi xanh. Sau khi hồi xanh, cây lúa chuyển sang thời kỳ đẻ

nhánh. Ở công thức P0 (không bón phân) do không được bổ sung dinh dưỡng từ

bên ngoài, giống lúa thí nghiệm thiếu dinh dưỡng dẫn đến cây lúa kết thúc thời gian đẻ nhánh sớm hơn các công thức có sử dụng phân bón (P1, P2, P3, P4). Tuy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

nhiên, nếu thời gian từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh quá dài sẽ không có lợi vì sẽ

làm tăng số nhánh vô hiệu, tăng số bông xanh làm tiêu hao vật chất.

Vụ Xuân 2013, thời gian đẻ nhánh của giống lúa TH3-7 ở công thức không bón phân là 33 ngày, công thức P1 ((60N + 30 P2O5 + 30 K2O)/ha, phân

đơn) là 35 ngày; P2 ((90N + 45 P2O5 + 45 K2O)/ha, phân đơn) là 36 ngày; P4 ((120N + 60 P2O5 + 60 K2O)/ha, phân hỗn hợp) là 37 ngày và công thức P3

((120N + 60 P2O5 + 60 K2O)/ha, phân đơn) là 38 ngày.

Thời gian từ khi kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trỗ của giống lúa TH3-7 trong vụ Xuân 2013 là 31 - 34 ngày. Giữa các công thức, thời gian này chênh nhau từ 0 - 3 ngày. Ở công thức không bón phân (P0) có thời gian này dài hơn so với các công thức có bón phân do cây phải hút từđất lượng dinh dưỡng cần thiết

để bước vào thời kỳ làm đốt, làm đòng - trỗ bông. Còn ở các công thức có bón phân, giống lúa thí nghiệm được bổ sung một lượng dinh dưỡng từ bên ngoài nên thời gian này được rút ngắn hơn so với công thức không bón phân.

Trong vụ Xuân 2013, thời kỳ trỗ bông của giống lúa TH3-7 gặp điều kiện ngoại cảnh rất thuận lợi nên lúa trỗđều, tập trung, thời gian trỗ trung bình là 5 - 6 ngày. Ở công thức P3, thời gian này kéo dài hơn là do có số nhánh/khóm nhiều nhất và các nhánh con ra sau trỗ muộn hơn.

Thời gian chín của giống lúa TH3-7 trong vụ Xuân 2013 dao động 28 - 31 ngày. Kết quả bảng 3.13 cho thấy, lượng phân bón và dạng phân bón ảnh hưởng

đến thời gian sinh trưởng của giống lúa TH3-7. Ở công thức không bón phân (P0) thời gian sinh trưởng của giống lúa TH3-7 ngắn nhất trung bình là 127 ngày, dài nhất ở mức bón P3, trung bình 132 ngày. Các mức bón P1, P2, P4 thời gian sinh trưởng của TH3-7 lần lượt là 128, 130, 130 ngày.

Cùng một mức phân bón nhưng sử dụng dạng phân bón khác nhau, thời gian sinh trưởng cũng thay đổi, thời gian sinh trưởng của giống lúa TH3-7 ở công thức sử dụng phân đơn dài hơn công thức sử dụng phân hỗn hợp. Trong vụ Xuân 2013, thời gian sinh trưởng của giống lúa TH3-7 ở công thức P3 ((120N + 60 P2O5 + 60 K2O)/ha, phân đơn) là 132 ngày, dài hơn thời gian sinh trưởng của công thức P4 ((120N + 60 P2O5 + 60 K2O)/ha, phân hỗn hợp) 2 ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

3.2.1.2. Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa TH3-7.

Ở cây lúa, sự tăng trưởng chiều cao cây chính là kết quả của sự tăng trưởng của thân từ khi cây lúa nảy mầm đến vươn lóng và trỗ bông hoàn toàn. Sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tăng trưởng chiều cao cây lúa phản ánh rõ nét ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, chếđộ ánh sáng, chế độ tưới nước… và đặc biệt là mật độ cấy và chếđộ phân bón cho cây.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến

động thái tăng trưởng chiều cao của giống lúa TH3-7 được trình bày tại bảng 3.14 và hình 3.6.

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa TH3-7

CT

Chiều cao cây qua các tuần theo dõi (cm)

2TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC 7TSC 8TSC CCCC P0 34,3 49,8 63,4 71,4 83,5 88,1 92,8 99,4c P1 37,7 53,2 68,8 78,1 84,1 89,2 94,5 100,6c P2 38,2 55,6 70,7 79,8 86,5 92,7 98,0 104,8b P3 38,0 55,6 73,4 86,4 94,1 99,3 105,8 110,1a P4 38,3 56,6 73,7 85,5 93,9 99,1 105,6 110,1a LSD0,05 4,08 CV% 2,1

Ghi chú: Các số mang chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự

sai khác không có ý nghĩa, các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66

Hình 3.6. Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa TH3-7.

Kết quả bảng 3.14 và đồ thị 3.6 cho thấy, tất cả các công thức đều có chiều cao cây từ khi lúa đẻ nhánh rộ đến phân hóa đòng. Các công thức có bón phân thì chiều cao cây cao hơn công thức không bón phân ở tất cả các thời kỳ

theo dõi. Chiều cao cây có xu hướng tăng lên khi tăng lượng phân bón, cùng một lượng phân bón nhưng sử dụng loại phân khác nhau (phân đơn, phân hỗn hợp) thì chiều cao cây tương đương nhau.

Chiều cao cây cuối cùng thấp nhất ở công thức P0 (không bón phân), trung bình là 99,4cm; cao nhất ở công thức P3 ((120N + 60 P2O5 + 60 K2O)/ha, phân

đơn), P4 ((120N + 60 P2O5 + 60 K2O)/ha, phân hỗn hợp), trung bình là 110,1cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy, sự khác nhau về chiều cao cây cuối cùng giữa công thức P4, P3 và các công thức P2, P1,P0; giữa công thức P2 và P1, P0 là có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%.

Để rõ hơn ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến đặc điểm sinh trưởng chiều cao cây của giống lúa TH3-7, chúng tôi theo dõi chỉ tiêu tốc độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa TH3-7

CT

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/tuần)

2TSC- 3TSC 3TSC- 4TSC 4TSC- 5TSC 5TSC- 6TSC 6TSC- 7TSC 7TSC- 8TSC P0 15,5 13,6 8,0 12,0 4,6 4,7 P1 15,5 15,6 9,3 6,0 5,1 5,3 P2 17,3 15,1 9,2 6,7 6,2 5,3 P3 17,6 17,8 12,9 7,7 5,2 6,4 P4 18,3 17,1 11,8 8,4 5,2 6,6

Kết quả bảng 3.15 cho thấy, quá trình tăng trưởng chiều cao cây tuân theo quy luật: tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng nhanh từ giai đoạn bắt đầu đẻ

nhánh đến phân hóa đòng, sau đó tốc độ giảm dần cho tới khi đạt chiều cao cuối cùng (từ lần theo dõi thứ 1 (2TSC) đến lần theo dõi thứ 2 (3TSC), chiều cao cây tăng 15,5 - 18,3 cm/tuần; từ lần theo dõi 2 (3TSC) đến lần theo dõi 3 (4TSC) tốc

độ tăng chiều cao cây giảm còn 13,6 - 17,8 cm/tuần; từ lần theo dõi thứ 6 (7TSC)

đến lần theo dõi thứ 7 (8TSC) tốc độ còn 4,7 - 6,6 cm/tuần).

Kết quả theo dõi cho thấy, tốc độ tăng trưởng chiều cao các công thức có bón phân đều cao hơn ở công thức không sử dụng phân bón ở hầu các thời kỳ theo dõi. Cùng một lượng phân bón nhưng sử dụng dạng phân bón khác nhau (công thức P3, P4) thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây không có sự khác biệt lớn.

3.2.1.3. Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến động thái đẻ

nhánh và tốc độđẻ nhánh của giống lúa TH3-7 trong vụ Xuân 2013.

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh vật học của cây lúa, khả năng đẻ nhánh phụ

thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thời vụ, điều kiện dinh dưỡng, đất đai, mật độ, tuổi mạ.... Hoạt động đẻ nhánh của cây lúa có vai trò quan trọng, nó quyết dịnh trực tiếp tới số bông trên một đơn vị diện tích cũng như một phần chất lượng bông, là cơ sở cho việc tạo năng suất hạt sau này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả thí nghiệm cho thấy, trong những tuần đầu sau cấy, tốc độ đẻ

nhánh tăng rất nhanh. Sau đó đạt số nhánh tối đa, cây lúa ngừng đẻ nhánh và chuyển sang thời kỳ làm đốt làm đòng. Trong thời kỳ này, những nhánh đẻ sớm,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

có khả năng thành bông sẽ tiếp tục phát triển, còn các nhánh đẻ muộn không có khả

năng thành bông sẽ teo dần và chết đi. Vì vậy, sau thời kỳđẻ nhánh tối đa, số nhánh trên cây sẽ giảm dần cho đến khi chỉ còn lại các nhánh hữu hiệu. Cụ thể, kết quả theo dõi ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến động thái đẻ nhánh của giống lúa TH3-7 trong vụ Xuân 2013 được thể hiện trong bảng 3.16 và hình 3.7.

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến động thái đẻ nhánh của giống lúa TH3-7.

CT Số nhánh qua các tuần theo dõi (nhánh/khóm) NHH Tỷ lệ (%) 2TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC 7TSC 8TSC NHH P0 2,9 4,9 5,6 6,1 6,4 5,8 5,4 5,0b 78,13 P1 4,1 5,7 6,9 7,6 8,1 7,1 6,1 5,7b 70,49 P2 4,8 6,8 7,9 8,7 9,3 8,6 7,8 7,4a 79,29 P3 4,9 7,1 8,8 9,7 10,3 9,2 8,3 7,9a 76,13 P4 5,2 7,3 10,3 10,6 10,7 10,2 8,9 7,7a 71,88 LSD0,05 0,72 CV% 5,7

Kết quả bảng 3.16 và đồ thị 3.7 cho thấy, khi thay đổi lượng phân bón và dạng phân bón thì khả năng đẻ nhánh của giống lúa TH3-7 cũng thay đổi. Ở tất cả các thời kỳ theo dõi, số nhánh/khóm của các công thức có sử dụng phân bón (P1, P2, P3, P4) đều cao hơn công thức không sử dụng phân bón (P0).

Vụ Xuân 2013, do trong thời gian lúa đẻ nhánh, nhiệt độ bình quân/ngày thấp nên giống lúa TH3-7 đẻ nhánh muộn và thời gian đẻ nhánh kéo dài. Trung bình 2 tuần sau cấy số nhánh dao động từ 2,9 - 5,2 nhánh/khóm, đến 3 tuần sau cấy số nhánh trung bình dao động từ 4,9 - 7,3 nhánh/khóm. Trong đó, công thức P4 có số nhánh cao nhất, trung bình đạt 7,3 nhánh/khóm ở 3 tuần sau cấy và thấp nhất là công thức P0, trung bình đạt 4,9 nhánh/khóm ở 3 tuần sau cấy. Số nhánh đẻ tiếp tục tăng đến 6 tuần sau cấy các công thức đều đạt số nhánh tối đa. Số nhánh đẻ tối đa ở

các công thức có sự khác nhau, cao nhất ở công thức P4 (10,7 nhánh/khóm) và giảm dần theo thứ tự P3 (10,3 nhánh/khóm), P2 (9,3 nhánh/khóm), P1(8,1 nhánh/khóm), cuối cùng thấp nhất là công thức P0 (6,4 nhánh/khóm).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69

Hình 3.7. Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến động thái đẻ nhánh của giống lúa TH3-7.

Số nhánh hữu hiệu là chỉ tiêu có tính chất quyết định nhất đến năng suất sau này. Công thức P3 cho số nhánh hữu hiệu cao nhất, đạt 7,9 nhánh/khóm; công thức P0

cho số nhánh hữu hiệu thấp nhất, đạt 5,0 nhánh/khóm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy, số nhánh hữu hiệu/khóm khác nhau có ý nghĩa giữa các công thức P0, P1 và các công thức P2, P3, P4ởđộ tin cậy 95%. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu ở các công thức khác nhau là khác nhau, tỷ lệ nhánh hữu hiệu dao động từ 70,49% - 79,29%.

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến tốc độđẻ nhánh của giống lúa TH3-7. CT Tốc độđẻ nhánh (nhánh/tuần) 2TSC-3TSC 3TSC-4TSC 4TSC-5TSC 5TSC-6TSC 6TSC-7TSC P0 2,1 0,7 0,5 0,3 -0,6 P1 1,6 1,2 0,7 0,5 -1,0 P2 2,0 1,1 0,8 0,6 -0,7 P3 2,1 1,7 0,9 0,7 -1,1 P4 2,1 2,9 0,3 0,1 -0,5 Ghi chú: (-) biểu thị số nhánh giảm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70

Kết quả bảng 3.17 cho thấy, trong vụ Xuân 2013, tốc độ đẻ nhánh của các công thức đạt cao nhất từ sau khi cấy 2 - 3 tuần. Sau đó tốc độđẻ nhánh giảm dần

đến 6 tuần sau cấy số nhánh đạt cao nhất và sau đó số nhánh giảm do thời kỳ này cây lúa đã ngừng đẻ nhánh, mặt khác những nhánh đẻ muộn do thiếu dinh dưỡng và ánh sáng đã lụi dần và chết đi. Trong 5 công thức thí nghiệm, công thức P4 ((120N + 60 P2O5 + 60 K2O)/ha, phân hỗn hợp) tốc độ đẻ nhánh giảm chậm hơn các công thức còn lại, sau đó đến công thức P0 (không sử dụng phân bón).

3.2.1.4. Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến động thái ra lá của giống lúa TH3-7.

Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu tạo ra năng suất quang hợp và có liên quan trực tiếp đến năng suất, chất lượng hạt giống lúa. Tốc độ ra lá và số lá trên thân chính chủ yếu là do đặc tính di truyền của giống quyết định. Song, điều kiện ngoại cảnh cũng có ảnh hưởng, đặc biệt là thời vụ cấy và chếđộ canh tác. Trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thuận lợi, nếu chúng ta đảm bảo một chế độ canh tác, phòng trừ sâu bệnh hợp lý sẽ làm cho quần thể ruộng lúa có một bộ lá phát triển thích hợp, tạo điều kiện nâng cao năng suất sinh vật học, năng suất kinh tế và hạn chế sâu bệnh hại phát sinh phát triển.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến

động thái ra lá của giống lúa TH3-7 trong vụ Xuân 2013, được trình bày trong bảng 3.18.

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của dạng phân bón và lượng phân bón đến động thái ra lá của giống lúa TH3-7.

CT Số lá qua các tuần theo dõi (lá/thân chính)

2TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC 7TSC SLCC P0 5,6 7,1 8,9 10,3 11,4 12,3 12,7a P1 5,7 7,5 9,0 10,5 11,5 12,5 12,8a P2 5,5 7,3 8,9 10,6 11,6 12,5 12,9a P3 5,8 7,6 9,4 10,7 11,8 12,7 13,0a P4 5,7 7,7 9,4 10,7 11,6 12,7 12,9a LSD0,05 0,21 CV% 0,9

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy, số lá/thân chính tăng lên qua các tuần theo dõi. Tuy nhiên, giữa các công thức không có sự chênh lệch đáng kể về số lá/thân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa TH3 - 7 vụ xuân 2013 trên đất gia lâm, hà nội (Trang 73)