Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Duy Tiên – Thực trạng và giải pháp (Trang 54)

BAN GIÁM ĐỐC

3.3.2.Kiến nghị đối với Chính phủ

* Tạo môi trường vĩ mô ổn định:

Bất kì một thay đổi nào trong môi trường kinh tế vĩ mô cũng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM. Những ảnh hưởng này có thể theo hai chiều hướng trái ngược nhau hoặc là tạo điều kiện thuận lợi hoặc là kiềm chế hoạt động huy động vốn của các NHTM. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định với tỷ lệ lạm phát là phù hợp, đảm bảo kích thích đầu tư, mức thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng đều đặn, giá trị đồng nội tệ ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng mở rộng khả năng huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhờ đó hiệu quả huy động vốn của ngân hàng sẽ được nâng cao. Ngược lại, môi trường kinh tế vĩ mô thường xuyên bất ổn, lạm phát tăng cao, đồng nội tệ mất giá, việc huy động vốn của ngân hàng sẽ gặp khó khăn, hiệu quả huy động vốn giảm.

Chính vì thế, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM, chính phủ cần chỉ đạo NHNN và Bộ Tài Chính điều hành, thực thi chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa một cách hợp lý, sao cho có thể tiếp tục kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất có thể, ổn định giá trị đồng nội tệ. Có làm được như vậy, môi trường kinh tế vĩ mô mới ổn định, mới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của các NHTM.

• Đầy mạnh sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt: Một trong những vấn đề kinh tế xã hội mà Việt Nam phải đối mặt hiện nay đó là tâm lý sử dụng tiền mặt trong dân cư còn nặng nề. Hầu hết các giao dịch thanh toán trong dân cư được thực hiện chủ yếu bằng tiền mặt.

Tình trạng thanh toán bằng tiền mặt quá lớn trong nền kinh tế là vấn đề quan tâm không chỉ của riêng nước ta mà còn là tình trạng chung của các nước chậm phát triển, các nước đang phát triển và ngay cả nhiều nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Tình trangj này không chỉ đặt ra vấn đề về quản lí nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, mà còn gây ra những chi phí lớn cho xã hội, cho nền kinh tế và một số tiêu cực khác. Do đó, không chỉ NHTƯ mà Chính phủ nhiều quốc gia cũng rất quan tâm đến vấn đề này.

Tại Việt Nam, Chính phủ chỉ đạo NHNN xây dựng nghị định số 161 NĐ/CP của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt đã được phát hành. Điều này cho thấy Chính phủ Việt Nam đã thực sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và đã quyết tâm thực hiện các biện pháp giảm tỉ trọng thanh toán bằng tiền mặt hay nói cách khác là mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

Trong thời gian tới, để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ cần có sự chỉ đạo của các bộ, ban , ngành, các địa phương chủ động triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ chi trả lương qua hệ thống ATM của các NHTM, thu phí, lệ phí …Qua các dịch vụ ATM, dịch vụ tài khoản cá nhân. Nếu như các đơn vị cung ứng dịch vụ như : Bưu điện, điện lực, cước phí cáp truyền hình… giảm giá các ưu tiên khác cho người thanh toán các dịch vụ bằng ATM, thanh toán qua NHTM thì đó cũng chính là

một giải pháp quan trọng, một động lực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần sớm ban hành, bổ sung và hoàn thiện các quy định thanh toán, về dịch vụ thẻ… luật xét cần phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Các quy định về dịch vụ ngân hàng điện tử, chứng từ điện tử, chữ kí điện tử… cần sớm được ban hành đầy đủ và phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời phải có những chế tài đủ mạnh để đảm bảo tính kiện toàn của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt ở VN như : quy định về xử lý các tranh chấp, sự phối hợp của các ngân hàng, cơ chế phòng ngừa rủi ro… cần phải có những hình phạt nghiêm khắc (phạt nặng tiền, cho ngừng hoạt động kinh doanh trong một thời gian) đối với các tổ chức cung cấp các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt vi phạm những quy định về phòng hộ và an toàn của hệ thống thanh toán. Hiện nay, hành vi gian lận và lừa đảo trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng gia tăng, gây thiệt hại đáng kể cho các chủ thể tham gia quá trình thanh toán. Vì vậy, Chính phủ cần phải đưa ra chế tài xử lý nghiêm khắc, kể cả truy tố hình sự đối với các hành vi gian lận như: ăn cắp thông tin trên thẻ tín dụng, việc sở hữu và sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt giả tạo, hoặc việc chấp nhận thanh toán khi đã biết có sự giả mạo, lừa đảo… nếu Chính phủ thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên thì chắc chắn trong thời gian tới, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam sẽ có bước phát triển vượt bậc và sôi động hơn hẳn hiện nay. Hoạt động này phát triển theo đó sẽ đẩy lùi tâm lý không dùng tiền mặt trong dân cư, từ đó tạo điều kiện cho các NHTM trong việc huy động vốn.

• Hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh:

Hiện nay các NHTM VN vẫn đang sử dụng lãi suất là hình thức cạnh tranh chủ yếu trong hoạt động huy động vốn chứ không phải cạnh tranh giảnh ưu thế với khách hàng bằng chính chất lượng hoạt động của ngân hàng. Điều này xuất phát từ sự phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài, giữa các NHTM Quốc Doanh với các NHTM Ngoài Quốc Doanh. Các NHTM Quốc Doanh đang chiếm ưu thế hơn hẳn so với các NHTM cố phần

và các NHTM nước ngoài. Vì thế, các NH này phải sử dụng lãi suất như là công cụ chủ yếu để thu hút khách hàng.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của hội nhập VN phải chấp nhận sự gia tăng nhanh chóng của các NHTM nước ngoài có kinh nghiệm, có điều kiện tài chính, hiểu rõ pháp luật VN, cũng như sự lớn mạnh cả về số lượng lẫn quy mô của các NHTM cổ phần, các NHTM tư nhân. Việt Nam cũng sẽ phải bắt buộc thực hiện chính sách không phân biệt đối xử giữa các NH trong nước và ngoài nước, giữa các NHTM quốc doanh và ngoài quốc doanh. Thực tế đó dẫn đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên quyết liệt hơn trong cuộc đua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.

Hoạt động NH được xem là một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm trong nền kinh tế, vì vậy Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh trong hoạt động này. Cần phải tạo ra quy định pháp lý hết sức chặt chẽ và hiện đại để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh đa dạng và liên tục thay đổi nhằm duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh trong các NHTM.

* Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tài chính

Thị trường tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện thuạn lợi cho các NHTM tronhg việc nâng cao hiệu quả huy động vốn. Do vậy, Chính phủ cần thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sự phát triển của thị trường này. Trong thời gian tới để thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, Chính phủ cần chỉ đạo NHNN và các bộ ngành liên quan các giải pháp sau:

Trước hết cần tiếp tục đồng bộ hệ thống luật pháp, điều tiết trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của nhà nước, nghiên cứu các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ trong những trường hợp cần thiết trên nguyên tắc được thể chế hóa, công bố công khai cho các nhà đầu tư và chỉ áp dụng khi có những nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh của hệ thống tài chính.

Thứ hai, cần phát triển số lượng, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này được cụ thể hóa bằng việc đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, tổng công ty, NHTM nhà nước gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán; thúc đẩy những doanh nghiệp đã cổ phần hóa đủ điều kiện phải thực hiện niêm yết đồng thời tiến hành rà soát để có thể

bán tiếp phần vốn của nhà nước tại công ty cổ phần mà nhà nước không cần giữ cổ phiếu chi phôi.

Mặt khác, cần đa dạng hóa các loại hình trái phiếu trên thị trường như trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu doanh nghiệp… phát triển các loại chứng khoan phái sinh như: quyền chọn mua, bán chứng khoán, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, chứng khoán tài sản và các khoản nợ…

Thứ ba, thị trường tài chính phát triển theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh cấu trúc, được quản lý giám sát bởi Nhà nước và có khả năng liên kết với các trường khu vực và quốc tế.

Để làm được điều đó cần củng cố và phát triển thị trường tiền tệ an toàn, hiệu quả, có tính cạnh tranh và chuyên nghiệp cao. Phát triển đồng bộ thị trường tiền tệ sơ cấp và thứ cấp, thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường mở, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc.

Đồng thời sớm hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt nhằm tạo kênh huy động vốn, hình thành phát triển thị trường giao dịch tương lai cho các công cụ phái sinh, thị trường chứng khoán các khoản cho vay trung dài hạn của ngân hàng… Hay là việc phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều loại hình doanh nghiệp.

Thứ tư, cần phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường bằng cách thúc đẩy tăng số lượng hoạt động và năng lực tài chính của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ…cũng như việc nghiên cứu thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín nước ngoài vào hoạt động.

Thứ năm, phát triển hệ thống nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, khuyến khích các định chế đầu tư chuyên nghiệp như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… tham gia vào thị trường. Đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư để thu hút vốn dân cư tham gia, khuyến khích việc thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam theo quy định.

Thực hiện các giải pháp trên sẽ góp phần thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của các NHTM, nhờ đó các NHTM có thể được nâng cao hiệu quả huy động vốn.

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Một là: Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam cần ban hành Quy chế huy động vốn trong toàn hệ thống ngân hàng NN&PTNT Việt Nam để phù hợp với quá trình hiện đại hoá ngân hàng,tạo thêm nhiều sản phẩm tiện ích cho người gửi tiền và sử dụng dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp.

Hai là: Cần điều hành lãi suất huy động vốn bám sát thị trường để thu hút khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác.

Ba là: Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam cần thống nhất quản lý lãi suất

huy động của các chi nhánh trong cùng hệ thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bốn là: Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam cần xem xét lại tỷ lệ dự trữ thanh toán và lãi suất điều vốn dự trữ thanh toán nhằm giảm giá đầu vào vốn khả dụng.

Năm là: Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam nên giao quyền chủ động hơn cho các đơn vị trong việc đào tạo,tập huấn nghiệp vụ,cử cán bộ đi đào tạo ngắn ngày tại nước ngoài để đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Sáu là: Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam cần cải tiến hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu kinh doanh đối ngoại, kết nối thanh toán giao dịch, vấn tin... với các khách hàng lớn.

Trên đây là những kiến nghị với chính phủ, NHNN Việt Nam và NH NN&PTNT Việt Nam nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của các NHTM nói chung và NH NN&PTNT Việt Nam nói riêng. Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank chỉ thực sự được thực hiện thành công khi Chính phủ và NHNN quan tâm và giải quyết tốt các kiến nghị trên

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Duy Tiên – Thực trạng và giải pháp (Trang 54)