Hiệu quả huy động vốn của chi nhánh

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Duy Tiên – Thực trạng và giải pháp (Trang 34)

BAN GIÁM ĐỐC

2.2.2 Hiệu quả huy động vốn của chi nhánh

2.2.2.1 Phân tích mối quan hệ giữa tổng nguồn vốn huy động và việc sử dụng vốn của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên.

Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau. NHTM không những chỉ huy động thật nhiều vốn với lãi suất thích hợp mà còn phải kiếm nơi để cho vay và đầu tư có hiệu quả. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng tới huy động vốn mà không cho vay và đầu tư hết thì sẽ bị ứ đọng vốn, làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, nếu ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay và đầu tư, ngân hàng sẽ mất cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín của mình trên thị trường.

Điều quan trọng là công tác huy động vốn có nhịp nhàng với sử dụng vốn hay không. Do đó, để đảm bảo nguồn vốn huy động được sử dụng có hiệu quả và đảm bảo an toàn, các NHTM luôn phải theo dõi mối quan hệ giữa huy động vốn

và sử dụng vốn. Quy mô và cấu trúc từng loại nguồn vốn huy động có liên hệ chặt chẽ đến kỳ hạn nợ của các khoản nợ tín dụng. Do đó để xem xét và đánh giá về mối quan hệ này chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ cân đối về thời hạn của nguồn vốn huy động và cho vay.

Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 1)Vốn huy động ngắn hạn/ dư nợ ngắn hạn lần 1,19 1,33 0,98 vốn huy động ngắn hạn triệu đồng 194.846 239.934 261.768 dư nợ ngắn hạn triệu đồng 163.869 180.573 267.138 2) Vốn huy động trung dài hạn/

dư nợ trung dài hạn

lần 0,82 0,75 0,69

Vốn huy động trung, dài hạn triệu đồng 30.259 24.860 18.714 Dư nợ trung, dài hạn triệu đồng 36.694 32.940 27.219 3) Tổng vốn huy động/ Tổng dư

nợ

lần 1,12 1,24 0,95

Tổng vốn huy động triệu đồng 225.109 264.794 280.482

Tổng dư nợ triệu đồng 200.563 213.513 294.357

( Nguồn: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011 ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên)

Nhìn vào bảng trên ta thấy:

Năm 2009: Tổng nguồn vốn huy động / Tổng dư nợ là 1,12 lần, nhưng vốn huy động ngắn hạn/ dư nợ ngắn hạn là 1,19 lần, và vốn huy động trung dài hạn/ dư nợ trung dài hạn là 0,82 lần. Ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn khi cứ với 100 đồng ngân hàng huy động ngắn hạn được thì ngân hàng cho vay được 19 đồng. Nhưng nguồn vốn trung và dài hạn ngân hàng lại sử dụng không hiệu quả khi hiệu quả sử dụng vốn trung dài hạn chỉ có 0,82 lần.

Năm 2010: đây là năm có hiệu quả huy động cao nhất khi nguồn vốn huy động và dư nợ tăng kéo theo tỷ lệ vốn huy động trên dư nợ cao nhất 1,24 lần. Tuy là tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn/ dư nợ ngắn hạn tăng đến 1,33 lần do cả vốn ngắn hạn và dư nợ ngắn hạn đều tăng mạnh so với năm 2009, nhưng tỷ lệ vốn dài hạn/ dư

nợ dài hạn lại giảm thấp đến 0,75 lần. Điều này là do vả vốn và dư nợ trung dài hạn đều giảm, nhưng giảm không đáng kể khiến cho tổng nguồn vốn và tổng dư nợ không bị ảnh hưởng. Ngân hàng không sử dụng hiệu quả nguồn vốn trung dài hạn, và quá chú trọng vào nguồn ngắn hạn. Đây là tỷ lệ thấp, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên trong thời điểm năm 2010 là năm mà nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt cao nhất trong 3 năm đi vào hoạt động.

Năm 2011: năm đạt hiệu quả huy động vốn thấp nhất trong 3 năm. Tỷ lệ nguồn vốn/ dư nợ đều giảm kể cả ngắn hạn và dài hạn. Tỷ lệ vốn trung và dài hạn / dư nợ trung dài hạn giảm nhiều nhất, chỉ còn 0,69 lần. Huy động vốn trung và dài hạn không đủ dùng để cho vay trung dài hạn, do nguồn vốn huy động trung dài hạn giảm quá nhiều. Còn tỷ lệ vốn ngắn hạn/ dư nợ ngắn hạn cũng nhỏ hơn 1 ( 0,98) chứng tỏ nguồn vốn này huy động không hiệu quả cho lắm. Dư nợ ngắn hạn tăng vượt mức tăng của vốn ngắn hạn tạo ra tình trạng trên. Dẫn đến tỷ lệ vốn/ dư nợ giảm chỉ còn 0,95 lần, tình trạng của ngân hàng tương đối yếu kém. Do nguồn vốn huy động tăng nhưng không theo được tốc độ tăng của dư nợ nên ngân hàng cần phải điều chỉnh lại.

Nguồn vốn huy động ngắn hạn qua 3 năm nhìn chung là đáp ứng được nhu cầu cho vay ngắn hạn, nhưng chưa đảm bảo an toàn sử dụng vốn. Tỷ lệ nguồn vốn huy động ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn có sự thay đổi qua các năm do tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động và mức dư nợ không đồng đều, tuy nhiên sự thay đổi đó năm 2011 dẫn đến hệ quả là nguồn vốn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu vốn. Trong nguồn vốn ngắn hạn bao gồm không nhỏ nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán nên nguồn vốn này không được sử dụng hết để cho vay mà còn dùng để phục vụ mục đích thanh toán qua ngân hàng. Về trung, dài hạn, tỷ lệ vốn trung dài hạn trên dư nợ trung dài hạn cả 3 năm đều nhỏ hơn 1 khẳng định khả năng cung ứng nguồn vốn trung dài hạn của ngân hàng không đáp ứng nổi nhu cầu cho vay trung dài hạn. Tỷ lệ này khá thấp và giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy ngân hàng chưa có chính sách huy động vốn phù hợp, và sử dụng vốn chưa hiệu quả. Cần phải có chính sách tín dụng tích cực hơn vì nguồn vốn không được sử dụng hết để cho vay trong khi

ngân hàng vẫn phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Tóm lại qua 3 năm ( 2009-2011) , việc huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên là chưa hợp lý, sử dụng vốn chưa phù hợp với thời hạn của loại vốn huy động được, dẫn đến rủ ro cho ngân hàng. Ngân hàng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong những năm tiếp theo để cải thiện tình hình trên.

2.2.2.2 Chi phí huy động vốn

Giả sử các yếu tố khác không đổi, ngân hàng sẽ huy động vốn bằng cách cung cấp các loại hình gửi tiền có chi phí thấp nhất, hay thu nhập ròng tạo ra từ việc sử dụng các nguồn vốn huy động này là lớn nhất sau khi đã trừ đi mọi chi phí. Nếu một ngân hàng có thể huy động tiền từ các nguồn có chi phí thấp nhất và đầu tư vào các tài sản có mức lãi suất cao nhất, ngân hàng sẽ tối đa hóa các mức chênh lệch lãi suất, và có thể tối đa hóa thu nhập ròng của cổ đông. Dưới đây là các khoản chi phí huy động vốn của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên.

Bảng chi phí huy động vốn giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: triệu đồng

Các khoản chi phí 2009 2010 So với 2009 2011 So với 2010

+/- % +/- %

Chi trả lãi tiền gửi 13686 17110 +3424 +25 32079 +14969 +87,5 Chi trả lãi tiền vay

UTĐT 444 548 +104 +23,4 513 - 35 -6,38 Trả phí điều vốn 0 0 0 0 1556 +1556 +100 Chi lãi phát hành GTCG 52 78 +26 +50 182 +104 +133,3

Trả lãi tiền thuê tài chính

47 60 +13 +27,66 115 +55 +91,7

Chi về HĐKD khác 156 200 +44 +28,2 246 +46 +23 Tổng chi huy động vốn 14385 17996 +3611 25,1 34691 +16695 +92,8

( Nguồn: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011 ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên)

Nhìn vào bảng trên, tổng chi phí huy động vốn tăng dần qua 3 năm. Năm 2011 tăng mạnh nhất, từ 17110 triệu đồng năm 2010 lên 34691 triệu đồng, tức là tăng 16695 triệu đồng, tương đương 92,8%. Trong đó chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các chi phí, chúng thường chiếm hơn 90% so với tổng chi huy động vốn. Nguyên nhân là vốn huy động của 3 năm cũng tăng tương đối mạnh, do đó kéo theo chi phí để trả lãi tiền gửi cũng tăng, lãi suất huy động càng cao thì lãi tiền gửi càng nhiều. Năm 2010 chi trả lãi tiền gửi tăng 3424 triệu đồng tức 25% so với năm 2009, năm 2011 chi trả lãi tiền gửi là 32079 triệu đồng, tăng 14969 triệu, tức 87,5%. Trong khi ngân hàng chỉ muốn huy động các loại tiền gửi mang chi phí thấp nhất, trên thực tế nhu cầu của công chúng có vai trò quyết định đối với loại hình tiền gửi nào sẽ được cung cấp. Ngân hàng nào không tuân theo sở thích của khách hàng sẽ phải trả giá cao hơn ngân hàng khác để huy động tiền gửi. Trong những năm gần đây, cùng với những yêu cầu của công chúng về các loại tiền gửi mang lãi suất cao, sự gia tăng mức độ phi quản lý hóa tạo điều kiện cho các hãng dịch vụ tài chính khác có thể đáp ứng mong

muốn của khách hàng. Có thể nói, sự cạnh tranh gay gắt và mặt bằng chi phí khiến cho thu nhập của ngân hàng bất ổn.

Ngoài lãi trả cho tiền gửi thì chi trả lãi tiền vay ủy thác đầu tư là chi phí đang trên đà giảm dần. Tuy năm 2010 có tăng so với năm 2009 104 triệu đồng nhưng năm 2011 lại giảm 35 triệu đồng tức giảm 6,38%. Đây là dấu hiệu đáng mừng, nhưng nguồn chi cho lãi tiền gửi vẫn cần phải có biện pháp điều chỉnh, mà lãi tiền gửi phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất.

Để đánh giá thêm về chi phí huy động ta có bảng sau:

Bảng lãi suất bình quân đầu vào - đầu ra giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2009 2010 So với 2009 2011 So với 2010

+/- % +/- % LS bình quân đầu vào (%/ tháng) 0,602 0,731 +0,129 21,42 1,12 +0,389 53,21 LS bình quân đầu ra (%/ tháng ) 1,07 1,295 +0,225 21,02 1,65 +0,355 27,41 Chênh lệch ls (%/ tháng) 0,468 0,56 +0,092 19,65 0,53 -0,03 5,53

( Nguồn: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011 ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên)

Từ đầu năm 2009 đến nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đều đồng loạt tăng lãi suất huy động vốn. Tùy vào nhu cầu vốn, thời hạn huy động vốn và điều kiện của mỗi ngân hàng, lãi suất được điều chỉnh tăng với các mức khác nhau đối với mỗi loại kỳ hạn tiền gửi. Lãi suất bình quân đầu vào tăng mạnh từ 0,602% (2009) đến 1,12%.(2011). Một nguyên nhân khá quan trọng làm cho lãi suất huy động vốn của NHTM trong thời gian qua tăng lên là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nhằm níu giữ và thu hút khách hàng gửi tiền, việc tăng lãi suất dường như không dựa trên cơ sở cung - cầu vốn, mà căn cứ bởi nhiều lý do khác, đặc biệt là lý do cạnh tranh để giữ thị phần. Không chỉ tăng lãi

suất, các NHTM còn cạnh tranh huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, từ phát hành kỳ phiếu, khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng (trúng vàng, xe hơi, nhà..) đến “chiêu” chia nhỏ các kỳ hạn gửi, cho rút tiền trước hạn khi gửi có kỳ hạn...Cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn của các NHTM vừa qua đang ngày càng đẩy lãi suất cho vay tăng cao. Để bảo đảm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay, các NHTM thường phải tìm mọi cách để tăng vốn huy động và tăng lãi suất. Với áp lực tăng lãi suất huy động như hiện nay, việc tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất cho vay trong thời gian tới là khó tránh khỏi. Theo như bảng trên thì lãi suất đầu ra cũng tăng tương đương với lãi suất đầu vào nhưng chênh lệch lãi suất năm 2011 so với 2010 thì lại giảm chứng tỏ lãi suất đầu ra đang có xu hướng tăng nhanh hơn đầu vào. Tuy nhiên, khi lãi suất huy động và lãi suất cho vay không có bước gia tăng tương ứng thì rất có thể các ngân hàng phải chấp nhận giảm lợi nhuận, mặt khác lãi suất cho vay tăng cao cũng làm tăng khả năng gia tăng nợ khó đòi, đây là một rủi ro lớn nhất mà các NHTM phải đối mặt. Đối với khách hàng vay vốn thì trong thời gian tới sẽ gặp không ít khó khăn vì phải chịu thêm chi phí lãi suất bên cạnh giá cả hàng hóa ngày càng tăng lên, điều này còn có thể ảnh hưởng tới đầu tư, bởi gánh nặng lãi suất của các doanh nghiệp vay vốn sẽ tăng lên.

Bắt đầu từ ngày 13/3/2012, lãi suất huy động giảm còn 13%/ năm theo biện pháp hành chính của NHNN không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến việc giảm lãi suất đầu ra tại các NHTM. Hơn nữa, cung cầu của thị trường mới là yếu tố xác định rõ nhất yêu cầu của người gửi tiền. Nhiều tổ chức nhận định, lãi suất sẽ chỉ thực sự giảm khi bài toán thanh khoản của một số ngân hàng được giải đáp và lạm phát tiếp tục xu hướng giảm Trong khi đó, tình hình lãi suất cho vay tăng lên quá cao như hiện nay là phản ứng dây chuyền của chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và chính sách tài khóa thắt chặt. Trong thời gian tới, NHNN sẽ bám sát diễn biến tiền tệ để điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lãi suất cho vay ở mức hợp lý và giảm dần lãi suất khi lạm phát giảm và các cân đối vĩ mô có xu hướng ổn định.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Duy Tiên – Thực trạng và giải pháp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w