Tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Duy Tiên

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Duy Tiên – Thực trạng và giải pháp (Trang 27)

BAN GIÁM ĐỐC

2.2.1. Tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Duy Tiên

nông thôn huyện Duy Tiên

2.2.1.1 Các hình thức huy động vốn ở chi nhánh.

Vốn huy động của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên bao gồm các nguồn chủ yếu sau:

- Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế - Nguồn vốn huy động từ dân cư

- Nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá

Trong đó các sản phẩm huy động chủ yếu của NH NN&PTNT huyện Duy Tiên a) Khách hàng cá nhân

- Tiền gửi thanh toán : là tài khoản do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại ngân hàng với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán. Lợi ích khách hàng:

+ Là loại tài khoản đa dạng về ngoại tệ, khách hàng có thể mở tài khoản theo các loại ngoại tệ

+ Số dư tối thiểu thấp, đối với VND, khách hàng chỉ cần duy trì tối thiểu 50000VND

+ Khách hàng được sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán để thực hiện thanh toán theo nhu cầu phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Khách hàng được nộp tiền, rút tiền, chuyển tiền từ tài khoản tại bất cứ chi nhánh NH NN&PTNT trên toàn quốc.

+ Được sử dụng các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng hiện đại do Agribank cung cấp

- Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn là tiền gửi chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Lợi ích:

+ Đa dạng về kỳ hạn, đa dạng về loại tiền gửi và linh hoạt nhất. + Được hưởng lãi suất tiền gửi tiết kiệm niêm yết tại Agribank.

+ Khách hàng có thể rút tiền tại bất cứ điểm giao dịch nào của Agribank. + Được bảo hiểm tiền gửi.

+ Khách hàng có thể sử dụng số dư trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm để thế chấp, cầm cố vay vốn tại các TCTD.

+ Khách hàng có thể chuyển nhượng tài khoản tiền gửi tiết kiệm. b) Khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính :

- Tiền gửi không kỳ hạn: Đăng ký sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn tại NH NN&PTNT giúp doanh nghiệp đơn giản hóa việc quản lý ngân hàng và thực hiện giao dịch thanh toán một cách an toàn và tối ưu nhất. Lợi ích: + Doanh nghiệp có thể lựa chọn tài khoản giao dịch bằng VND, USD

+ Đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng nhưng vẫn liên tục sinh lời. + Giao dịch thuận tiện, nhanh chóng thông qua mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank được phân bố rộng khắp các tỉnh thành.

+ Dịch vụ hoàn hảo: Nộp rút tiền mặt, chuyển tiền trong nước, quốc tế, dịch vụ séc, thanh toán lương…

- Tiền gửi có kỳ hạn: Dịch vụ gửi tiền có kỳ hạn tại Agribank giúp doanh nghiệp quản lý tiền nhàn rỗi một cách an toàn và sinh lời cao, kỳ hạn gửi phong phú, lãi suất hấp dẫn với phương thức trả lãi và cơ chế rút gốc linh hoạt. Lợi ích:

+ Doanh nghiệp có thể lựa chọn gửi tiền bằng VND, USD. + Lãi suất cố định hoặc thả nổi với các mức cạnh tranh. + Được rút gốc trước hạn từng phần.

+ Có thể lĩnh lãi trước, sau hoặc theo định kỳ. - Tiền gửi ký quỹ:

Tiền gửi ký quỹ là tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn của doanh nghiệp tại Agribank nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đó với Agribank hoặc các bên liên quan. Lợi ích:

+ Thủ tục đơn giản, thời gian xử lý nhanh chóng.

+ Được hưởng lãi suất có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn trên số dư tài khoản. + Mở tài khoản một nơi, có thể giao dịch nhiều nơi.

2.2.1.2 Kết quả các hình thức huy động vốn phân loại theo các hình thức khác nhau.

Nguồn vốn của ngân hàng được chia thành nhiều loại khác nhau theo những tiêu thức khác nhau. Để đảm bảo phân tích một cách đúng đắn, toàn diện về nguồn vốn huy động của ngân hàng thì ta cũng cần phải xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động theo những tiêu thức khác nhau.

Cơ cấu nguồn vốn theo tiền tệ qua các năm từ 2009 - 2011

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 So với 2009 2011 So với 2010

+/- % +/- % I. Tổng nguồn vốn huy động 225.109 264.794 +39.685 17,6 280.482 + 15.688 5,9 + Nguồn nội tệ 213.945 253.243 +39.298 18,36 270.235 +16.992 6,71 + Ngoại tệ(quy đổi) 11.160 11.551 + 0.391 3,5 10.247 - 1.304 11,29

( Nguồn: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011 ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên)

Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 264.794 triệu , tăng 39.685 triệu so với năm 2009, đạt tốc độ tăng trưởng 17,6%. Trong đó, nội tệ đóng góp 253.243 triệu là nguồn huy động chủ yếu, ngoại tệ chỉ có 11.551 triệu , chiếm tỷ lệ nhỏ trong vốn huy động.Năm 2010 là năm thị trường ngoại tệ có sự biến động lớn lên xuống thất thường, nhất là USD nhưng NH lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất, số lượng tăng nhiều nhất trong 3 năm hoạt động của ngân hàng NN&PTNN huyện Duy Tiên. Sang năm 2011, . Chi nhánh đã huy động được 280.482 triệu, tuy là có tăng so với năm 2010 5,9% nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2010. Mặt khác huy động ngoại tệ giảm 1.304 triệu chứng tỏ huy động ngoại tệ rất khó khăn, do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu không ổn định nên nảy sinh tâm lý găm giữ ngoại tệ. Nguồn vốn bằng nội tệ vẫn chiếm chủ yếu trong cơ cấu vốn, với số lượng là 270.235 triệu. Điều này có thể gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thực hiện các dịch vụ bằng ngoại tệ. Xu hướng tăng dần tiền gửi bằng đồng nội tệ là một xu hướng có lợi cho ngân hàng bởi trên thực tế nhu cầu sử dụng vốn ngoại tệ trên địa bàn không lớn trong khi đó nhu cầu sử dụng vốn nội tệ cho các dự án phát triển kinh tế ngày càng cao. Mặt khác nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu là các doanh nghiệp giao dịch vì mục đích thanh toán hoặc người dân gửi vào với mục đích tìm kiếm lãi. Do đó ngân hàng cũng cần có những biện pháp hợp lý để huy động và sử dụng nguồn vốn.

* Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn:

Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn năm 2009-2011 của chi nhánh ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 So với 2009 2011 So với 2010

+/- % +/- % Tổng nguồn vốn huy động 225.109 264.794 +39.685 17,6 280.48 2 +15.68 8 5,9 Vốn huy động không kỳ hạn 55.729 68.519 +12.790 22,95 26.913 -41.606 60,72 Vốn huy động có KH < 12 tháng 139.117 171.415 +32.298 23,21 234.85 5 +63.440 37,01 Vốn huy động có KH > 12 tháng 30.259 24.860 -5.339 17,84 18.714 -6.146 24,72 Tỷ trọng vốn > 12 T 13,44% 9,38% -4,06% 30,2 6,68% -2,7% 28,7

( Nguồn: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011 ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng vốn huy động có KH > 12 tháng chiếm tỷ lệ rất thấp trong các năm. Năm 2009 vốn huy động KH > 12 tháng chỉ có 30.259 triệu tương ứng vơi 13,44% tổng vốn huy động. Năm 2010 vốn này đã giảm tới chỉ còn 24.860 triệu với tỉ trọng là 9,38%.Tỉ trọng vốn đã giảm đi tới 30,2 %.Sang năm 2011 tình hình vẫn không khả quan lên được khi mà vốn huy động KH > 12 tháng giảm tới 6.146 triệu, tỉ trọng vốn chỉ còn 6,68%. Tỷ trọng vốn huy động KH > 12 tháng của chi nhánh thấp như vậy có thể là do việc phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng không phát triển trong các năm qua, mặt khác việc thu hút khách hàng gửi tiết kiệm dài hạn vào ngân hàng còn yếu.

Nguồn vốn huy động không kỳ hạn của ngân hàng lại rất phát triển. Năm 2009 có 55.729 triệu, năm 2010 có 68.519 triệu , tăng 12.790 triệu tức là tăng 22,95%. Với nguồn tiền huy động không kỳ hạn tăng lên cho yếu là do các khoản tiền gửi thanh toán gửi vào ngân hàng tăng lên, thể hiện các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng có chất lượng, tạo uy tín cho ngân hàng, thu hút được vốn tiền gửi thanh toán lớn. Nhưng sang năm 2011 thì lượng tiền huy

động không kỳ hạn giảm mạnh, chỉ còn 26.913 triệu, giảm 41.606 triệu, tương đương với 60,72%. Thể hiện chính sách chăm sóc khách hàng chưa tốt, ngân hàng không giữ chân được khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Nguồn vốn huy động ngắn hạn tại chi nhánh chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cả ba năm, và có xu hướng tăng mạnh trong nhưng năm gần đây. Năm 2009 là 139.117 triệu, năm 2010 là 171.415 triệu , năm 2011 tăng mạnh lên 234.855 triệu. Nguồn vốn huy động này thường có xu hướng biến động lớn trong các năm, tùy thuộc rất nhiều vào chính sách của ngân hàng đối với nguồn này. Nhưng đối với một ngân hàng ở nông thôn thì nên tập trung và kì hạn này để thu hút được lượng tiền nhàn rỗi của dân cư,mà ngân hàng cũng có đủ nguồn cho tín dụng.

Tóm lại theo phân tích trên cho thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên gia tăng qua các năm, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động. Bên cạnh đó, cơ cấu tiền gửi của ngân hàng cũng có sự biến động mạnh mẽ nhưng nhìn chung là ngày càng hợp lý, tạo điều kiện cho ngân hàng huy động với chi phí thấp, đảm bảo tính chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng.

Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên giai đoạn 2009-201

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu

2009 2010 2011

Số tiền Số tiền So với 2009+/- % Số tiền So với 2010+/- %

I. Nguồn vốn huy động 225.109 264.794 +39.685 17,6 280.48 2 +15.688 5,9 1.Tiền gửi dân cư 169.446 196.275 +26.829 15,83 253.70 6 +57.431 29,26 2.Tiền gửi TCKT 14.971 19.881 +4.910 32,79 13.727 -6.154 30,95 3.Tiền gửi TCTD,KBNN 40.688 48.638 +7.950 19,53 13.049 -35.361 73,04 *Tỷ trọng

tiền gửi dân cư (%)

75,28% 63,92% -

11,36% 15,09 90,46% +26,54% 41,52

( Nguồn: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011 ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên)

Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng nhiều nhất, lúc nào cũng trên 60% nhất là năm 2011 chiếm 90,46%. Năm 2009 tiền gửi của dân cư là 169.446 triệu, năm 2010 là 196.275 triệu, tăng 26.829 triệu tức là 15,83%. Năm 2011 tuy tổng nguồn vốn tăng trưởng không cao nhưng tiền gửi dân cư là 253.706 triệu, tăng so với 2010 29,26%. Tiền gửi của dân cư chủ yếu là gửi tiết kiệm có kì hạn để hưởng lãi hoặc chi tiêu cho tương lai. Kết quả này cho thấy ngân hàng huyện đang tiếp tục khẳng định vị thế trên địa bàn toàn huyện về tiền gửi của dân cư.Đây là nguồn vốn quan trọng, có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn. Ngân hàng cần phát triển về nguồn vốn này và không ngừng phát triển nguồn vốn này về số tuyệt đối.

Bên cạnh đó, nguồn tiền gửi của TCKT lại lên xuống thất thường. Năm 2010 so với 2009 tăng 4.910 triệu, xấp xỉ 32,79%. Với một năm mà sự cạnh tranh gay

gắt trên địa bàn cùng với sự biến động giá vàng, giá USD, bất động sản thì các doanh nghiệp rất mạo hiểm khi gửi tiền vào NH bởi trượt giá có thể xảy ra bất cứ lúc nào thì ngân hàng đã thực hiện được đúng kế hoạch ban đầu. Năm 2011 lại càng khủng hoảng hơn nữa vì tiền gửi TCKT chỉ còn 13.727 triệu, giảm 6.154 triệu tức 30,95%. Nguyên nhân chủ yếu là vì những tháng đầu năm sự cạnh tranh về lãi suất huy động của các TCTD nói chung và các NH trên địa bàn khốc liệt nên công tác huy động vốn của TCKT không mang lại hiệu quả. Các doanh nghiệp muốn đầu tư ra bên ngoài nhiều hơn, để có được lãi nhiều hơn mong muốn. NH đã điều chỉnh lãi suất thích hợp nhằm thu hút hơn các TCKT. Tiền gửi của các TCTD, KBNN cũng rơi vào tình trạng khó khăn khi năm 2010, tuy tăng 7.950 triệu hay 19,53% nhưng năm 2011 lại giảm 35,361 triệu hay 73,04%. Việc tăng giảm này hoàn toàn do quyết định của các tổ chức và kho bạc nhà nước. Nguồn vốn này thường biến động rất lớn vì chúng là loại tiền gửi không kì hạn, nếu rút quá đột ngột thì ngân hàng rất dễ lâm vào tình trạng thiếu vốn đẩy lãi suất thị trường liên ngân hàng lên cao do tâm lý các ngân hàng đều muốn giữ vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản.

Như vậy phân loại vốn theo thành phần kinh tế thì tiền gửi của dân cư và TCKT luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Duy Tiên – Thực trạng và giải pháp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w